Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Canxi hữu cơ và canxi vô cơ: Loại nào là tốt nhất?

Thứ tư, 01-03-2023 14:37 PM

Mục lục [Ẩn]

 

      Bổ sung canxi là điều cần thiết ở những người không thể cung cấp đủ khoáng chất này qua chế độ dinh dưỡng. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều các sản phẩm giúp bổ sung canxi dưới dạng canxi hữu cơ hoặc canxi vô cơ. Vậy canxi hữu cơ hay canxi vô cơ là tốt nhất? Xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau.

 

Canxi hữu cơ và canxi vô cơ: Loại nào tốt nhất?

Canxi hữu cơ và canxi vô cơ: Loại nào tốt nhất?

 

Vai trò của canxi với cơ thể

   Canxi là một trong những khoáng chất thiết yếu nhất cho cơ thể của chúng ta, canxi cùng với photpho là những yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành xương, răng, móng. Có tới 99% lượng canxi tồn tại trong xương, răng và 1% xuất hiện trong máu, mô. Dù vậy, 1% canxi đó có vai trò quan trọng với hoạt động của cơ tim, huyết áp, hệ miễn dịch, hệ thần kinh và sức khỏe đường tiêu hóa.

   Cơ thể bị thiếu canxi do hai nguyên nhân chính: Giảm cung cấp canxi qua thực phẩm, rối loạn chuyển hóa canxi. Thiếu canxi gây các bệnh lý về xương khớp: Người cao tuổi bị loãng xương, mất xương; trẻ em chậm lớn, còi xương, hạn chế phát triển chiều cao; các bệnh lý về răng; bệnh huyết áp cao; ung thư đại trực tràng; và các bệnh lý nhiễm khuẩn.

   Chính vì vậy, bổ sung canxi là điều cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.

   Để tìm hiểu rõ hơn về vai trò của canxi, những nguyên nhân và hệ quả của thiếu canxi, xin mời các bạn theo dõi bài viết: Thiếu canxi gây bệnh gì?

 

Đối tượng cần bổ sung canxi

   Những đối tượng sau đây có nguy cơ bị thiếu canxi và cần được xem xét bổ sung:

  • Trẻ nhỏ, đặc biệt là các em trong độ tuổi dậy thì
  • Phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh
  • Người cao tuổi (>60 tuổi)
  • Người ăn chay
  • Người trong khu vực được cảnh báo là chế độ ăn thiếu canxi: các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á, châu Phi, Nam Mỹ
  • Người bệnh loãng xương
  • Người có bệnh lý làm giảm hấp thu canxi: viêm ruột, không dung nạp lactose, bệnh crohn
  • Người béo phì có chế độ ăn nhiều chất béo và đạm
  • Đang điều trị bằng corticoid kéo dài

 

Nhu cầu canxi của cơ thể

   Theo tài liệu Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế) thì nhu cầu canxi của cơ thể theo từng đối tượng được tóm tắt trong bảng sau:

 

Nhóm tuổi/tình trạng sinh lý

Nhu cầu canxi (mg/ngày)

Trẻ em (tháng tuổi)

< 6 tháng

300

6 - 11 tháng

400

Trẻ nhỏ (năm tuổi)

1 - 3 tuổi

500

4 - 6 tuổi

600

7 - 9 tuổi

700

Nam vị thành niên

10 - 18 tuổi

1000

Nam trưởng thành

19 - 49 tuổi

700

 50 tuổi

1000

Nữ vị thành niên

10 - 18 tuổi

1000

Nữ trưởng thành

19 - 49 tuổi

700

 50 tuổi

1000

Phụ nữ mang thai (suốt thai kỳ)

1000

Phụ nữ cho con bú (suốt thời kỳ cho con bú)

1000

 

   Nhu cầu canxi của cơ thể sẽ bằng tổng lượng canxi mà cơ thể có thể hấp thu từ thực phẩm và các sản phẩm bổ sung canxi hữu cơ hoặc vô cơ.

 

Bổ sung canxi từ thực phẩm

   Thực phẩm là nguồn bổ sung canxi phong phú và dồi dào. Tuy nhiên hàm lượng và khả năng hấp thu canxi tại mỗi loại thực phẩm là không giống nhau. Lượng canxi mà cơ thể thực sự có thể hấp thu và sử dụng được gọi là “sinh khả dụng của canxi”. Một số loại thực phẩm có sinh khả dụng canxi cao hơn những loại khác.

   Ví dụ, thực phẩm từ sữa có sinh khả dụng của canxi khoảng 30% nên nếu trên nhãn thực phẩm ghi 300mg canxi thì lượng canxi thực tế thu được là 100mg. Một số thực phẩm khác như các loại rau màu xanh lá, chứa ít canxi hơn nhưng lại có sinh khả dụng cao hơn. Cải ngọt chứa khoảng 160 mg canxi cho mỗi chén nấu chín nhưng sinh khả dụng lên tới 50% nên có khoảng 80 mg canxi được hấp thu (gần tương đương 1 ly sữa).

   Tuy nhiên nhược điểm của một số loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật là chúng đôi khi chứa các chất gọi là “chất kháng dinh dưỡng”. Ví dụ rau bina chứa nhiều canxi nhất trong các loại rau nhưng nó cũng có nhiều oxalat và phytate nên làm giảm khả năng hấp thu canxi.

 

Canxi vô cơ

   Trước khi canxi hữu cơ xuất hiện và trở nên phổ biến thì canxi vô cơ đã từng xuất hiện trong hầu hết các sản phẩm bổ sung canxi.

   Canxi vô cơ là dạng hợp chất muối của canxi như canxi citrate, canxi cacbonat, canxi sunfat, canxi clorid… Nhưng phổ biến nhất là canxi citrate và canxi cacbonat.

  • Canxi cacbonat (40% canxi nguyên tố): Có khuynh hướng được lựa chọn bởi chúng chứa một lượng lớn canxi nguyên tố. Đây là muối không tan, cần acid dạ dày để hòa tan và hấp thu. Vì vậy canxi cacbonat thường được sử dụng trong hoặc ngay sau bữa ăn. Đa số mọi người đều dung nạp tốt với loại canxi này, nhưng một số người có thể có táo bón nhẹ hoặc đầy bụng, khó tiêu nên không muốn dùng lâu dài.
  • Canxi citrate (21% canxi nguyên tố): Chứa lượng canxi nguyên tố ít hơn nhưng khả năng hấp thu lại cao hơn, có thể dùng lúc bụng đói và dùng được cho cả người đang uống thuốc kháng acid dạ dày. Nhưng vì canxi citrate chứa ít canxi hơn nên cần liều bổ sung cao hơn.

   Lưu ý: Nhu cầu canxi của cơ thể là canxi nguyên tố, do đó khi bổ sung canxi dưới bất kỳ hình thức nào (kể cả vô cơ hay canxi hữu cơ) thì đều phải quy đổi.

 

Canxi hữu cơ

   Canxi hữu cơ là những hợp chất được cấu thành từ ion canxi với các chất hữu cơ như canxi gluconate (canxi lactat gluconate), canxi caseinate… Trong đó canxi gluconate là dạng phổ biến nhất hiện nay.

   Canxi hữu cơ (canxi gluconate) chỉ chứa 9% canxi nguyên tố, tuy nhiên canxi hữu cơ lại có nhiều ưu điểm vượt trội so với canxi vô cơ:

  • Sinh khả dụng: Canxi hữu cơ rất dễ hấp thu vì có cấu trúc gần tương đồng với cấu trúc của canxi khi còn ở trong thực phẩm tự nhiên. Điều này giúp khắc phục nhược điểm của canxi hữu cơ là có hàm lượng canxi nguyên tố thấp hơn canxi vô cơ.
  • Tác dụng phụ: Cũng bởi đặc tính dễ hấp thu, không gây tình trạng dư thừa, lắng đọng nên người dùng canxi hữu cơ sẽ ít gặp các tác dụng phụ như táo bón, đầy bụng, khó tiêu…
  • Mùi vị: Theo đánh giá từ người dùng, canxi hữu cơ có mùi vị khá tự nhiên, dễ chịu trong khi canxi vô cơ lại có mùi tanh, ngái, cảm giác hơi khó uống.

 

Canxi hữu cơ đem lại hiệu quả cao, dễ sử dụng

Canxi hữu cơ đem lại hiệu quả cao, dễ sử dụng

 

Thừa canxi

   Dù là bổ sung canxi dưới dạng thực phẩm, canxi vô cơ hay canxi hữu cơ thì cũng có thể dẫn tới thừa canxi (ngộ độc canxi) khi sử dụng quá nhiều. Giới hạn trên UL (liều tối đa) đối với canxi là 2500 mg mỗi ngày từ tất cả các nguồn thực phẩm và chất bổ sung (canxi vô cơ/canxi hữu cơ). Với người trên 50 tuổi thì không được dùng quá 2000 mg canxi mỗi ngày. Quá thừa canxi có thể dẫn tới sỏi tiết niệu, ung thư tuyến tiền liệt và táo bón, các vấn đề về tim mạch hoặc gây ức chế hấp thu các khoáng chất khác như sắt và kẽm.

   Triệu chứng của tăng canxi máu:

  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Hụt hơi
  • Đau tức ngực
  • Tim đập nhanh, nhịp tim không đều

 

Bị sỏi thận có uống được canxi hữu cơ không?

   Nhiều người cho rằng bản chất của sỏi là canxi nên cần phải kiêng hoàn toàn canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh sỏi phát triển. Tuy nhiên theo những nghiên cứu gần đây thì việc sử dụng nhiều thực phẩm chứa canxi có hàm lượng đúng quy định lại có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Việc kiêng quá mức các thực phẩm chứa canxi còn gây mất cân bằng trong cơ thể, dẫn đến loãng xương và khiến cơ thể hấp thụ nhiều oxalat hơn (bởi canxi oxalat là loại sỏi phổ biến nhất), tăng khả năng tạo sỏi thận. Do đó, người bị sỏi thận vẫn nên đưa vào thực đơn sữa, sữa chua, phô mai - những thực phẩm giúp bổ sung canxi.

Việc bổ sung canxi từ các viên uống canxi hữu cơ là không thực sự cần thiết bởi thực phẩm có thể đã cung cấp đủ nhu cầu canxi của cơ thể mỗi ngày rồi.

   Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn nhận biết được sự khác biệt giữa canxi hữu cơ và canxi vô cơ đồng thời tìm được cho mình phương pháp bổ sung canxi tốt nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ 1800.1044 (miễn cước) để được giải đáp.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc