Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cảnh giác cao độ với biến chứng suy thận của bệnh gút

Thứ sáu, 22-07-2022 15:37 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Chắc hẳn, chúng ta đã chẳng còn lạ lẫm gì với những cơn đau kinh hoàng lúc nửa đêm do bệnh gút mang đến. Tuy nhiên, vì lo sợ những cơn đau này, mà nhiều người bệnh đôi khi quên mất rằng, đằng sau bệnh gút còn nhiều điều đáng lo ngại hơn thế. Một trong số đó là biến chứng suy thận của bệnh gút. Vậy, người bệnh gút cần làm gì để đối phó với biến chứng nguy hiểm này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

 

Cảnh giác cao độ với biến chứng suy thận của bệnh gút

Cảnh giác cao độ với biến chứng suy thận của bệnh gút

 

Biến chứng suy thận của bệnh gút là gì?

   Thận là một trong những cơ quan nắm giữ vai trò sống còn với mỗi người. Thận giữ nhiệm vụ chính là lọc máu và chất thải, đồng thời bài tiết nước tiểu, duy trì cân bằng muối và điện giải, điều chỉnh huyết áp,...

   Suy thận là tình trạng xảy ra khi các chức năng của thận bị suy giảm. Suy thận được chia thành hai loại là suy thận cấp và suy thận mãn. Suy thận cấp thường diễn biến trong thời gian ngắn và có thể hồi phục hoàn toàn hoặc một phần chức năng sau khi được xử trí đúng cách.

   Ngược lại, suy thận mãn là tình trạng chức năng thận suy giảm từ từ theo thời gian và không hồi phục. Đối với bệnh gút, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng suy thận mãn.

   Suy thận mãn tiến triển qua 5 giai đoạn, được đánh giá qua độ lọc cầu thận (GFR) như:

- Suy thận độ 1: GFR > 90 mL/phút.

- Suy thận độ 2: GFR khoảng 60 – 89 mL/phút.

- Suy thận độ 3: Suy thận độ 3A (GFR khoảng 45 – 59 mL/phút), suy thận độ 3B (GFR khoảng 30 – 44 mL/phút).

- Suy thận độ 4: GFR khoảng 15 – 29 mL/phút.

- Suy thận độ 5: GFR < 15 mL/phút.

 

Các giai đoạn trong biến chứng suy thận của bệnh gút

Các giai đoạn trong biến chứng suy thận của bệnh gút

 

  Suy thận độ 1 và 2 thường chưa quá nghiêm trọng, các triệu chứng cũng chưa bộc lộ rõ ràng, nên thường khó phát hiện. Ở suy thận độ 3, chức năng thận bắt đầu giảm rõ, người bệnh có thể mệt mỏi, chán ăn, đau lưng, phù mí mắt,...

   Ở suy thận độ 4, những dấu hiệu đã trở nên rõ ràng, người bệnh có thể bị tăng huyết áp, da xanh xao, xuất huyết tiêu hóa, tiểu đêm nhiều, phù nề,... Thậm chí, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như: Suy tim. phù não, phù phổi, đau quặn hai bên hông,...

   Suy thận độ 5 là giai đoạn nguy hiểm nhất. Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng, khiến nhiều cơ quan bị nhiễm độc. Ở giai đoạn này, người bệnh cần được chạy thận nhân tạo thường xuyên, lọc màng bụng hoặc ghép thận để duy trì sự sống.

   Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến biến chứng suy thận của bệnh gút?

 

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng suy thận của bệnh gút

   Bệnh gút là căn bệnh viêm khớp mãn tính được đặc trưng bởi tình trạng tăng acid uric trong máu. Đây cũng chính là “thủ phạm” đứng đằng sau hàng loạt các biến chứng của bệnh gút, trong đó có suy thận.

  Tình trạng tăng acid uric sẽ hình thành những tinh thể muối urat. Đầu tiên, chúng sẽ tích tụ và gây viêm tại các khớp và mô liên kết, thường gặp nhất là các chi dưới như: Ngón chân cái, khớp bàn ngón,... Từ đó, chúng sẽ gây ra những cơn gút cấp.

   Theo thời gian, nếu tình trạng tăng acid uric máu không được kiểm soát tốt, thì những khớp này sẽ ngày càng bị tổn thương nặng nề. Cơn gút cấp sẽ tái phát ngày một nhiều.

   Không chỉ có vậy, các tinh thể muối urat còn hình thành những hạt tophi, gây biến dạng khớp, hủy hoại cấu trúc khớp, khiến người bệnh vận động khó khăn, thậm chí là tàn phế. Ở giai đoạn nặng, các hạt tophi này có thể xuất hiện ở cả các khớp chi trên và rải rác trên cơ thể.

   Tại thận, các tinh thể muối urat sẽ gây tổn thương trực tiếp đến cầu thận, ống thận, dẫn đến viêm và giảm chức năng thận. Đồng thời, chúng cũng sẽ hình thành sỏi thận, gây tắc nghẽn, dẫn đến ứ nước, ứ mủ và cũng làm giảm chức năng thận.

 

Tăng acid uric máu sẽ hình thành sỏi thận

Tăng acid uric máu sẽ hình thành sỏi thận

 

   Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc điều trị gút (corticoid, NSAIDs, colchicine,...) cũng là một yếu tố góp phần dẫn đến suy giảm chức năng thận. Thận bị giảm chức năng sẽ khiến việc điều trị gút trở nên khó khăn.

   Đồng thời, như đã nói, biến chứng suy thận của bệnh gút thường không thể hồi phục và khó phát hiện từ sớm. Do đó, biện pháp tốt nhất chính là phòng ngừa càng sớm càng tốt. Vậy, người bệnh gút cần làm gì để phòng ngừa biến chứng suy thận?

 

Biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng suy thận của bệnh gút

   Theo số liệu thống kê, có khoảng trên 20% người bệnh gút có tổn thương thận với các mức độ khác nhau. Điều này sẽ khiến bệnh gút trở nên khó kiểm soát hơn. Bởi lẽ, thận là cơ quan chịu trách nhiệm đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

   Do đó, để kiểm soát hiệu quả bệnh gút và phòng ngừa tình trạng suy thận và những biến chứng nguy hiểm khác, người bệnh cần thực hiện những biện pháp như:

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

   Như đã nói, các loại thuốc điều trị gút như thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc đào thải acid uric máu,... có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thận. Không chỉ có vậy, chúng còn có thể ảnh hưởng đến tim mạch, đường tiêu hóa, xương khớp,...

   Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý tăng, giảm liều. Ngoài ra, người bệnh nên thăm khám thường xuyên để kiểm tra chức năng thận để có sự điều chỉnh liều dùng thuốc phù hợp.

 

Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

 

Thay đổi chế độ ăn uống

   Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh gút. Bởi lẽ, phần lớn lượng acid uric trong cơ thể đều bắt nguồn từ những thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày.

   Những thực phẩm sẽ khiến nồng độ acid uric trong máu tăng nhanh có thể kể đến như:

- Thịt đỏ như: Thịt chó, thịt bò,...

- Thịt thú rừng.

- Hải sản.

- Nội tạng động vật: Tim, gan,...

- Các loại rau  có tính sinh trưởng mạnh như: Nấm, giá đỗ, măng tây,...

  Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại đồ ăn mặn, đồ ăn nhiều muối, một số loại thực phẩm giàu oxalat (đậu nành, đậu bắp, tỏi tây, mơ khô, quả sung,...). Những thực phẩm này sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Thực hiện những thói quen tốt cho thận

   Những thói quen tốt cho thận có thể kể đến như:

- Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, uống nước thành từng ngụm nhỏ, rải đều trong ngày.

- Thường xuyên tập luyện thể dục, chơi thể thao. Tuy nhiên, người bệnh gút cần chọn bộ môn phù hợp với thể chất, tránh vận động mạnh, tạo áp lực lớn lên các khớp bị viêm.

- Duy trì cân nặng phù hợp.

- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá.

- Theo dõi huyết áp thường xuyên.

 

Uống nước đúng cách sẽ tốt cho thận   

Uống nước đúng cách sẽ tốt cho thận   

 

Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hạ acid uric máu

   Việc hạ acid uric máu là điều kiện bắt buộc để kiểm soát bệnh gút và ngăn ngừa những biến chứng của nó. Hiện nay,  BoniGut + của Mỹ chính là sản phẩm có chứa nhiều loại thảo dược tự nhiên, giúp hạ acid uric trong máu theo nhiều cơ chế đột phá.

 

BoniGut + - Giải pháp giúp giảm nguy cơ mắc biến chứng suy thận của bệnh gút 

   BoniGut + là sự kết hợp của 12 loại thảo dược tự nhiên, giúp hạ acid uric máu theo 3 cơ chế ưu việt gồm:

- Giúp ức chế quá trình chuyển hóa acid uric: Các thảo dược như: Quả anh đào đen, hạt cần tây, chiết xuất hạt nhãn có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase. Đây là enzyme xúc tác chuyển hóa purin thành acid uric.

- Giúp trung hòa acid uric máu với tính kiềm của hạt cần tây.

- Giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể nhờ có trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử.

   Đồng thời, BoniGut + còn giúp chống viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng tổn thương tại các khớp nhờ có bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa, húng tây.

   Nhờ đó, BoniGut + không chỉ giúp hạ acid uric máu, mà còn giúp giảm đau trong các đợt gút cấp, giảm tần suất tái phát cơn gút gấp và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của gút.

 

Thành phần và công dụng của BoniGut +

Thành phần và công dụng của BoniGut +

 

    Đặc biệt hơn, sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer giúp đưa các thảo dược này về kích thước nano (dưới 70nm). Từ đó, BoniGut + sẽ duy trì được hiệu quả ổn định và tăng khả năng hấp thu lên đến 100%.   

 

BoniGut + và đánh giá của người tiêu dùng

   Tác dụng vượt trội của BoniGut + đã được chứng thực với sự tin tưởng của hàng vạn người bệnh trên toàn quốc. Chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của họ nhé! 

    Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi, công tác tại UBND xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, số điện thoại: 0395.960.710.

   Anh Dương chia sẻ: “Năm 2013, anh có dấu hiệu đầu tiên của cơn gút cấp. Chỉ số acid uric đã lên tới 780 µmol/l. Anh được kê hai loại thuốc là Allopurinol và Colchicin. Anh dùng đến cả năm liền mà acid uric vẫn duy trì ở mức 600 µmol/l. Càng ngày, các cơn đau cấp ngày càng nhiều và kéo dài hơn. Có khi 3 - 4 ngày, anh lại đau một lần và phải 5 – 7 ngày mới đỡ. Bác sĩ cũng nhắc là phải ăn kiêng thịt đỏ, hải sản,..., nhưng vì công việc nên anh vẫn hay sử dụng chúng. Acid uric lúc nào cũng cao, nên lần nào đi khám anh cũng phải kiểm tra chức năng thận, để xem có bất thường gì không.”

   “Mãi đến năm 2015, anh mới vô tình biết được sản phẩm BoniGut + của Mỹ. Anh thấy sản phẩm từ thảo dược, nhiều người dùng có hiệu quả mà lại rất an toàn. Tháng đầu sử dụng, anh vẫn đôi khi thấy đau. Nhưng sau khi dùng được 3 lọ, anh đã không còn thấy cơn gút cấp tái phát nữa, nên thuốc giảm đau cũng không phải động đến. Sau đó, anh đi khám lại thì thấy acid uric đã xuống 355 µmol/l rồi. Thỉnh thoảng, anh có uống ít rượu hay ăn nhiều thịt chút cũng không thấy đau như trước nữa.”

 

Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi

Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi

 

     Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp được những thông tin hữu ích về biến chứng suy thận của bệnh gút, cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. BoniGut + chính là giải pháp toàn diện giúp hạ acid uric máu và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của gút. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc