Mục lục [Ẩn]
Mất ngủ ban đêm đang là vấn đề gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của nhiều người. Bên cạnh tình trạng mệt mỏi, suy nhược, việc mất ngủ kéo dài còn khiến cho tuổi thọ của họ bị rút ngắn và làm tăng nguy cơ tử vong sớm. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, cũng như cách khắc phục hiệu quả, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Cảnh báo nguy cơ tử vong sớm và rút ngắn tuổi thọ ở những người mất ngủ
Tuổi thọ bị rút ngắn và nguy cơ tử vong sớm đang gia tăng ở những người mất ngủ
Chúng ta đều biết rằng, ngủ là một nhu cầu căn bản của mọi sinh vật sống, bao gồm cả con người. Từ những thế kỷ trước, một số thí nghiệm trên động vật đã cho thấy, những con vật không được ngủ liên tục đã chết chỉ sau một thời gian ngắn.
Hiện nay, mặc dù chưa có thí nghiệm nào chỉ ra mất ngủ trực tiếp gây tử vong ở người, nhưng đã có những khảo sát cho thấy, mất ngủ có liên quan đến việc giảm tuổi thọ, và tăng tỷ lệ tử vong sớm.
Theo Quỹ Nghiên cứu Giấc ngủ Quốc gia Mỹ ( NSF), những người thiếu ngủ, ngủ dưới 6 tiếng một ngày có tỷ lệ tử vong cao hơn so với người ngủ đủ 8 tiếng. Những người ngủ dưới 4 tiếng một ngày thì tỷ lệ tử vong tăng lên 15%.
Một khảo sát khác trên 1.741 người thiếu ngủ, mất ngủ, trong vòng 14 năm với nam giới và 10 năm với nữ giới cũng cho thấy, tỷ lệ tử vong ở nam giới là 21% và nữ giới là 5%. Nguy cơ tử vong tăng đáng kể ở những người ngủ ít hơn 6 giờ, so với nhóm ngủ bình thường.
Mất ngủ có thể khiến thời gian sống còn lại của bạn bị rút ngắn
Các nghiên cứu cũng chỉ ra, mất ngủ không trực tiếp gây giảm tuổi thọ, mà là do những vấn đề phát sinh khi người bệnh mất ngủ triền miên trong thời gian dài. Vậy, những vấn đề này là gì?
Những vấn đề nào làm giảm tuổi thọ và tăng nguy cơ tử vong ở người bị mất ngủ
Có thể nói, mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Mất ngủ càng thường xuyên và kéo dài thì những ảnh hưởng này càng nghiêm trọng, người bệnh sẽ gặp phải nhiều vấn đề khác nhau.
Trong đó, những vấn đề đứng đằng sau việc giảm tuổi thọ, cũng như tăng nguy cơ tử vong ở người bị mất ngủ có thể kể đến như:
Tai nạn giao thông, tai nạn lao động
Người bệnh có xu hướng mất ngủ vào ban đêm và buồn ngủ nhiều vào ban ngày, dẫn đến việc không tỉnh táo, mất tập trung, phản xạ chậm và dễ gặp phải tai nạn khi tham gia giao thông và lao động.
Theo một số báo cáo, ước tính có khoảng 10 - 15% tai nạn xe có liên quan đến thiếu ngủ. Nghiên cứu ở các tài xế 19 quốc gia châu Âu cho thấy, tỷ lệ buồn ngủ khi lái xe trung bình là 17%. Trong đó, 7% từng gây tai nạn giao thông do buồn ngủ, 18% suýt xảy ra tai nạn. Hầu hết, tài xế gây tai nạn đều có thời gian ngủ ít hơn 5 giờ vào đêm trước khi gặp nạn.
Mất ngủ sẽ làm tăng nguy cơ gặp tai nạn giao thông
Đột quỵ
Mất ngủ không trực tiếp dẫn đến đột quỵ, nhưng nó có thể gián tiếp gây ra điều này thông qua các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp. Một nghiên cứu trên 21.438 bệnh nhân mất ngủ được chẩn đoán bị mất ngủ trong 4 năm cho thấy, nguy cơ mắc đột quỵ ở những người này cao hơn đến 54%.
Thậm chí, ngay cả những người trẻ cũng có nguy cơ đột quỵ. Những bệnh nhân trẻ độ tuổi 18 đến 34 mắc chứng mất ngủ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 8 lần so với những người cùng độ tuổi không mắc bệnh.
Trầm cảm
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất ngủ ở mọi lứa tuổi hiện nay là do áp lực trong cuộc sống, công việc, tài chính, hôn nhân,... Ngược lại, mất ngủ lại khiến cho tâm trạng của họ trở nên tồi tệ hơn, căng thẳng, stress, lo lắng, thậm chí là dẫn đến trầm cảm. Người ta nhận thấy rằng, người bị mất ngủ có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 10 lần so với người bình thường.
Những người trầm cảm thường rơi vào trạng thái buồn bã, trống rỗng, tuyệt vọng, thậm chí là kích động, có thể có hành động tự làm tổn thương chính bản thân họ hay những người xung quanh. Hơn 50% bệnh nhân trầm cảm có ý định tự sát và 15 - 20% trong số đó tự sát thành công.
Mất ngủ nhiều có thể khiến một người rơi vào trầm cảm
Ung thư
Theo nghiên cứu với 24.000 phụ nữ tại Nhật Bản ở độ tuổi 40 trở lên trong 8 năm, người ta nhận thấy, những phụ nữ ngủ 6 tiếng hoặc ít hơn có nguy cơ ung thư vú tăng 60% so với những phụ nữ khác. Một cuộc nghiên cứu năm 2010 cũng cho thấy, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi đêm dễ bị ung thư đại trực tràng.
Các bệnh mãn tính
Mất ngủ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các bệnh như tim mạch, tiểu đường, alzheimer,... Những bệnh lý này đều khiến cho tuổi thọ của người mất ngủ ngắn lại, đồng thời chất lượng cuộc sống cũng bị giảm sút rất nhiều.
Như vậy, mất ngủ chính là “kẻ thù” lớn nhất của mỗi người. Vậy, chúng ta cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
Cách khắc phục tình trạng mất ngủ an toàn và hiệu quả
Trước đây, thuốc an thần gây ngủ là lựa chọn đầu tay của nhiều người khi gặp phải tình trạng mất ngủ bởi chúng mang đến giấc ngủ nhanh chóng. Tuy nhiên, các thuốc này không đem lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên. Do đó, người bệnh vẫn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt sau khi ngủ dậy. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc ngủ lâu dài có thể khiến người bệnh lệ thuộc vào chúng.
Vì vậy, không ít người đã tìm đến những biện pháp khác để lấy lại được giấc ngủ một cách tự nhiên nhất. Những cách cải thiện tình trạng mất ngủ an toàn có thể kể đến như:
Thư giãn
Để giảm bớt căng thẳng, stress, bạn có thể lựa chọn những biện pháp giúp thư giãn như:
- Đọc sách, nghe nhạc nhẹ. Bạn nên chọn những loại sách, báo có nội dung nhàm chán, không gay cấn, kịch tính, lôi cuốn, giật gân.
- Ngâm mình với nước ấm để cả cơ thể được thả lỏng. Nước ấm sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm bớt sự mệt mỏi.
- Tập yoga: Yoga sẽ giúp bạn điều chỉnh lại nhịp thở, đưa cả cơ thể vào trạng thái nghỉ. Tập yoga thường xuyên sẽ giúp bạn ngủ ngon và ngăn ngừa tình trạng mất ngủ ban đêm.
- Tự thôi miên: Bạn chọn 1 đồ vật trong phòng ngủ, cách xa giường và không phát sáng, rồi dồn sự chú ý và tập trung nhìn vào nó. Việc tập trung nhìn như vậy sẽ khiến tâm trí bạn dần không còn suy nghĩ nữa. Đồng thời, đôi mắt bạn sẽ mỏi dần và tạo ra cảm giác buồn ngủ một cách tự nhiên.
Tự thôi miên sẽ giúp bạn dần chìm vào giấc ngủ
Ngừng sử dụng các thiết bị điện tử
Bạn hãy ngừng sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, điện thoại,... trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút. Ánh sáng xanh mà chúng phát ra chính là “kẻ thù” của giấc ngủ. Nó sẽ khiến hoạt động của não bộ bị rối loạn và khiến bạn khó ngủ hơn.
Dùng điện thoại ban đêm sẽ khiến bạn mất ngủ
Sắp xếp lại không gian phòng ngủ
Không gian phòng ngủ phù hợp sẽ giúp cho bạn có một giấc ngủ ngon, không bị tỉnh giấc giữa đêm hay ngủ chập chờn. Phòng ngủ nên có hệ thống thông khí và điều chỉnh được nhiệt độ để không bị quá nóng hay quá lạnh. Đồng thời, một không gian tối và yên tĩnh sẽ là tốt nhất để bạn ngủ được một giấc liền mạch đến tận sáng.
Sử dụng các sản phẩm thảo dược
Sử dụng thảo dược giúp cải thiện tình trạng mất ngủ đã được sử dụng từ hàng nghìn năm nay. Hiện nay, BoniSleep + của Mỹ chính là sản phẩm được tạo thành từ nhiều loại thảo dược và dưỡng chất khác giúp lấy lại giấc ngủ tự nhiên một cách an toàn và hiệu quả.
BoniSleep + - Bí quyết giải quyết tận gốc tình trạng mất ngủ với thảo dược
BoniSleep + có chứa nhiều loại thảo dược tự nhiên như: Nữ lang, lạc tiên, sâm Ấn Độ, hoa cúc, hoa bia, bột ngọc trai, cây rễ vàng. Chúng đều đã được sử dụng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới để giúp ổn định giấc ngủ, đẩy lùi mất ngủ, trằn trọc, ngủ chập chờn hiệu quả.
Ngoài ra, BoniSleep + còn được bổ sung thêm nhiều thành phần khác như:
- 5-HTP, L-Theanine, GABA giúp giúp giảm căng thẳng, stress và bảo vệ não bộ khỏi tác động tiêu cực từ chúng.
- Lactium giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến một giấc ngủ sinh lý tự nhiên và giúp tinh thần thoải mái.
- Melatonin là hormone từ tuyến Tùng giúp điều chỉnh giấc ngủ theo chu kỳ ngày - đêm. Một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon và kéo dài thời lượng giấc ngủ.
- Những vitamin và khoáng chất như: Magie oxit và vitamin B6 giúp tái tạo sức sống não bộ, giảm suy nhược thần kinh.
Thành phần và công dụng của sản phẩm BoniSleep +
Chuyên gia tư vấn về BoniSleep + cho tình trạng mất ngủ
Dưới đây là chuyên mục tư vấn về sản phẩm BoniSleep + cho tình trạng mất ngủ của chuyên gia TS.BS Vũ Thị Khánh Vân – Nguyên chủ nhiệm khoa A9 – Viện Y học Cổ truyền Quân đội. Mời các bạn đón xem!
Chuyên gia cho biết: “Mất ngủ là tình trạng vô cùng phổ biến hiện nay. Trên thị trường có BoniSleep + là sản phẩm mà chúng tôi đánh giá rất cao trong cải thiện tình trạng mất ngủ. Sản phẩm với nhiều thành phần nổi tiếng như: Melatonin, GABA, Melatonin, lạc tiên, nữ lang,… giúp thư giãn, giảm căng thẳng và điều chỉnh giấc ngủ về nhịp sinh học bình thường.
Nhờ đó, sản phẩm giúp khắc phục hiệu quả tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc. Qua theo dõi, nhiều người bệnh đã lấy lại được giấc ngủ ngon sau từ 1 - 3 tháng sử dụng sản phẩm.”
TS.BS Vũ Thị Khánh Vân tư vấn về sản phẩm BoniSleep + cho người bị mất ngủ
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thông tin hữu ích về những tác động tiêu cực do tình trạng mất ngủ gây ra cho người bệnh, cũng như cách khắc phục hiệu quả. BoniSleep + là sản phẩm với nhiều ưu điểm vượt trội, sẽ giúp đẩy lùi mất ngủ và đem lại giấc ngủ ngon tự nhiên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Cách ngủ cho người mất ngủ không cần dùng thuốc
- CBT-I: Thay đổi nhận thức hành vi để cải thiện mất ngủ