Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cảnh báo: Đi cầu ra máu tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm

Thứ năm, 01-04-2021 16:21 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Đi cầu ra máu không phải là hiện tượng hiếm gặp. Đó có thể đơn giản là do tình trạng táo bón nhưng cũng có khả năng cao là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Vậy cụ thể đi cầu ra máu là dấu hiệu của những căn bệnh nào? Biện pháp khắc phục ra sao? Mời bạn đọc cùng Bí Quyết Sống Khỏe tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

 

Đi cầu ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Đi cầu ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

 

Đi cầu ra máu khi nào cần đến gặp bác sĩ?

   Đi cầu ra máu là hiện tượng trong phân có lẫn máu hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện. Tình trạng này có thể tự hết trong một vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Người bệnh cần sớm đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời khi có các dấu hiệu sau đây:

  • Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần.
  • Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường kéo dài hơn 3 tuần.
  • Người mệt mỏi, uể oải.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau bụng.
  • Sốt cao.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đi cầu không kiểm soát.

 

Đi cầu ra máu là dấu hiệu của bệnh lý nào?

Dưới đây là các bệnh lý thường gặp gây ra triệu chứng đi cầu ra máu:

Nứt kẽ hậu môn

   Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có vết rách ở niêm mạc hậu môn, thường xảy ra khi cố rặn phân cứng. Ngoài triệu chứng đi cầu ra máu, bệnh này còn gây ra một số triệu chứng khác như cảm giác đau, ngứa, nóng rát ở khu vực hậu môn.

   Để cải thiện bệnh lý này, người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên; dùng thuốc làm mềm phân. Nếu tình trạng nặng, bệnh nhân cần phải phẫu thuật.

 

 Nứt kẽ hậu môn gây triệu chứng đi cầu ra máu

Nứt kẽ hậu môn gây triệu chứng đi cầu ra máu

 

Rò ống tiêu hóa

   Rò ống tiêu hóa được hiểu đơn giản là sự thoát ra bất thường của dịch tiêu hóa sang một cơ quan khác, thường phát triển thứ phát sau chấn thương vùng bụng chậu, nhiễm trùng, phẫu thuật,... Bệnh lý này gây tình trạng rò dịch tiêu hóa, rò rỉ mủ hoặc rò máu ra khỏi cơ thể, dẫn đến hiện tượng đi cầu ra máu.

   Rò ống tiêu hóa phải được điều trị bằng cách phẫu thuật và sử dụng liệu pháp kháng sinh.

Viêm đại tràng mãn tính

   Khi có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh (thường xuyên ăn hàng quán không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn để tủ lạnh xào đi nấu lại nhiều lần; uống nhiều rượu bia,...) hoặc lạm dụng kháng sinh, bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm đại tràng mãn tính với các triệu chứng đau bụng âm ỉ, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, đầy bụng, chướng hơi, đi cầu ra máu,...

   Để cải thiện bệnh lý này, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời bổ sung các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Viêm dạ dày ruột

   Viêm dạ dày ruột thường do nhiễm khuẩn, có thể gây hiện tượng đi cầu ra máu, phân lẫn chất nhầy. Bệnh cần được điều trị bằng cách bù chất lỏng, thay đổi ăn uống, dùng kháng sinh,...

Polyp trực tràng

   Polyp trực tràng là những khối u lồi vào trong lòng trực tràng, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và đi cầu ra máu. Bệnh lý này cần được  điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

 

Đi cầu ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh polyp trực tràng

Đi cầu ra máu có thể là dấu hiệu của bệnh polyp trực tràng

 

Ung thư đại tràng hoặc trực tràng

   Đi cầu ra máu có thể là biểu hiện của ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng. Người bệnh thường có kèm các triệu chứng: Táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn, giảm cân đột ngột, người mệt mỏi,...

Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị theo phác đồ tại bệnh viện. Các phương pháp thường được áp dụng là: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.

Bệnh trĩ

   Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đi cầu ra máu. Bên cạnh đó, bệnh trĩ còn gây ra một số triệu chứng khác như ngứa ngáy, đau rát hậu môn, sa búi trĩ. Bệnh hình thành do các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị suy giãn, mất đàn hồi và sa ra tạo thành búi trĩ.

   Các yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ gồm có: Tuổi cao, ngồi quá nhiều, mang vác vật nặng, thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón (phải rặn khi đại tiện), hay nhịn đại tiện, béo phì, sinh đẻ, ăn nhiều đồ ăn cay, nóng, uống nhiều rượu, cà phê, hút thuốc lá…

   Bệnh trĩ đi cầu ra máu thường xuyên sẽ gây thiếu máu nặng. Người bệnh bị suy giảm sức đề kháng, sụt cân, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ngất xỉu, thậm chí phải cấp cứu vì sốc do mất máu quá nhiều.

   Hơn nữa, bản thân bệnh trĩ khi không có biện pháp khắc phục sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: Huyết khối và viêm tắc tĩnh mạch trĩ, vỡ búi trĩ, nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ…

 

Trĩ là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đi cầu ra máu

Trĩ là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đi cầu ra máu

 

Sau đây, các chuyên gia của Bí Quyết Sống Khỏe sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn cải thiện hiệu quả bệnh trĩ.

 

Phải làm sao để bệnh trĩ được cải thiện tối ưu?

Để bệnh trĩ được cải thiện tối ưu, bạn nên kết hợp đồng thời các biện pháp dưới đây:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

- Tăng cường chất xơ (ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi), uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 2 lít nước/ngày).

- Hạn chế tối đa đồ ăn, gia vị cay nóng (riềng, ớt, hạt tiêu…), đồ kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

- Bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm chứa flavonoid, tốt cho bệnh trĩ, ví dụ như: trà nụ hòe, quả việt quất, trà xanh…

 

 Người bệnh trĩ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi

Người bệnh trĩ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi

 

Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh

- Không ngồi quá lâu hoặc bê vác những vật quá nặng.

- Tạo thói quen tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày bằng những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, bơi lội…; tránh các môn thể thao gây áp lực lên vùng hậu môn trực tràng như: Đạp xe đạp, tập tạ, bóng rổ…

- Tập đi vệ sinh đúng giờ, tuyệt đối không nhịn đại tiện.

- Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Sau khi đi vệ sinh, người bệnh nên rửa hậu môn bằng nước ấm thay vì dùng giấy để lau.

- Tập nhíu cơ hậu môn khoảng 60 lần mỗi ngày.

 

Đi bộ hàng ngày tốt cho người bệnh trĩ

Đi bộ hàng ngày tốt cho người bệnh trĩ

 

Dùng các thảo dược giúp cải thiện hiệu quả bệnh trĩ

   Để cải thiện bệnh trĩ, xu hướng hiện nay đó là ưu tiên sử dụng các thảo dược thiên nhiên bởi tính an toàn và hiệu quả vượt trội. Trong đó, tiêu biểu nhất phải kể đến chiết xuất Diosmin và hesperidin từ vỏ quả cam chanh.

Diosmin và hesperidin là 2 trong số hơn 4000 flavonoid thực vật, có tác dụng giúp:

+ Tăng cường trương lực thành tĩnh mạch, làm giảm hiện tượng ứ máu bên trong búi trĩ.

+ Làm giảm các yếu tố gây viêm như prostaglandin E2, F2, thromboxane B2 cũng như các gốc tự do, từ đó giúp làm giảm tình trạng sưng viêm.

+ Bảo vệ vi tuần hoàn, làm bình thường hóa tính thấm mao mạch.

 

Diosmin và hesperidin trong vỏ quả cam chanh giúp tăng độ bền và độ đàn hồi tĩnh mạch

Diosmin và hesperidin trong vỏ quả cam chanh giúp tăng độ bền và độ đàn hồi tĩnh mạch

 

   Một nghiên cứu lâm sàng được tiến hành bởi 2 nhà khoa học Anh Ernst và Pittler của trường Y khoa Peninsula, trường Đại học Exeter và Plymouth trên 120 bệnh nhân bị bệnh trĩ năm 2009:

+ Mỗi bệnh nhân được dùng phối hợp 900mg Diosmin và 100mg Hesperidin, ngày 2-3 lần trong vòng từ 4-10 tuần.

+ Kết quả nghiên cứu: Tất cả các triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn, đi cầu ra máu đã giảm rõ sau 2 tuần. Trong những tuần tiếp theo, búi trĩ cũng co dần lên. Ngoài ra, tỷ lệ % bệnh nhân co hoàn toàn búi trĩ tăng lên đáng kể sau khi kết thúc nghiên cứu.

Hiện nay, Diosmin và hesperidin từ vỏ quả cam chanh đã được tối ưu hóa tác dụng trong sản phẩm BoniVein + của Mỹ - Giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ.

 

Sản phẩm BoniVein + của Mỹ

Sản phẩm BoniVein + của Mỹ

 

BoniVein + - Giải pháp tối ưu cho người bệnh trĩ

   BoniVein + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.

BoniVein + là sự kết hợp hoàn hảo của nhiều thảo dược quý, mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh trĩ:

- Diosmin và hesperidin chiết xuất từ vỏ cam chanh kết hợp với hạt dẻ ngựa, rutin chiết xuất từ hoa hòe, giúp làm tăng sức bền và độ đàn hồi của tĩnh mạch, co nhỏ búi trĩ, làm giảm các triệu chứng của bệnh như ngứa, đau rát, đi cầu ra máu hiệu quả.

- Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó giúp bảo vệ thành tĩnh mạch tối đa trước các gốc tự do, giúp tĩnh mạch bền hơn.

- Butcher’s broom (cây chổi đậu) và lá bạch quả: Hai thảo dược này có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn máu, từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ hình thành huyết khối búi trĩ và các biến chứng khác của bệnh trĩ.

 

Công thức toàn diện của BoniVein +

Công thức toàn diện của BoniVein +

 

   Đặc biệt, tác dụng của BoniVein + được tối ưu hóa nhờ công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất thế giới - công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần của BoniVein + có kích thước siêu nano (<70nm). Nhờ đó, chúng được hấp thu tối đa (sinh khả dụng có thể lên đến 100%), hiệu quả thu được là cao nhất.

Nhờ công thức toàn diện và công nghệ bào chế hiện đại như trên, BoniVein +  chính là giải pháp tối ưu dành cho người bệnh trĩ.

 

BoniVein có tốt không? Ai đã dùng BoniVein + hiệu quả?

   Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniVein + đã và đang được hàng vạn người bệnh trĩ trên khắp cả nước tin tưởng sử dụng. Dưới đây là một số phản hồi của các khách hàng đã sử dụng BoniVein +:

Chú Hán Ngọc Trung, 68 tuổi, ở Xóm Khuân, xã Sơn Hùng, Thanh Sơn, Phú Thọ

 

Chú Hán Ngọc Trung, 68 tuổi

Chú Hán Ngọc Trung, 68 tuổi

 

   “Chú bị bệnh trĩ đã lâu và được bác sĩ kê thuốc tây điều trị. Thế nhưng tới gần 1 năm trở lại đây, bệnh tái phát lại và trở nên nặng hơn. Chú thấy ngứa ngáy khó chịu vô cùng, cứ ngồi lâu hoặc đi vệ sinh là búi trĩ sa ra bằng đốt ngón tay, trĩ nhiều búi và sưng lên như chùm hoa khế vậy. Chú còn bị đi cầu ra máu nữa, máu phun từng tia như cắt tiết gà, sợ lắm!”

  “Thật may mắn vì chú được biết đến BoniVein + của Mỹ. Sau 2 tuần sử dụng, triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy, chảy máu đã giảm rõ rệt. Chú kiên trì dùng thêm thì sau 3 tháng búi trĩ co lên được hơn 90%. BoniVein + tuyệt vời thật đó, chú sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm này lâu dài để giúp ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu tái phát trở lại.”

Anh Đặng Đình Hoàng (35 tuổi), ở số 10, tổ 12, p. Tân Thịnh, tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

 

Anh Đặng Đình Hoàng (35 tuổi)

Anh Đặng Đình Hoàng (35 tuổi)

 

   “Anh bị táo bón kinh niên thành ra bị bệnh trĩ lúc nào không hay. Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, sưng lên đau rát, đứng và ngồi đều rất khó chịu. Đã thế anh còn bị đi cầu ra máu khổ sở vô cùng. Tháng 8/2014, anh mạnh dạn đi cắt búi trĩ bằng công nghệ laser nhưng chỉ 1 tháng sau, các triệu chứng đã tái phát trở lại.”

   “Tình cờ anh biết đến BoniVein + của Mỹ nên mua về dùng thử với liều 4 viên/ngày. Sau 1 tháng, những triệu chứng như đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh hầu như không còn. Búi trĩ cũng co dần lên, hết 2 tháng thì anh thấy nó đã co lên được phân nửa. Anh kiên trì dùng đủ liệu trình 3 tháng, búi trĩ đã co hẳn vào trong hậu môn rồi. Anh mừng lắm!”

   Mong rằng qua bài viết trên đây, các bạn đã nắm rõ các căn bệnh tiềm ẩn đằng sau tình trạng đi cầu ra máu và cách khắc phục hiệu quả. Với bệnh trĩ, sử dụng sản phẩm BoniVein + của Mỹ là lựa chọn tối ưu của bạn. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn bạn!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc