Mục lục [Ẩn]
Nếu gần đây chế độ ăn uống của bạn không thay đổi nhưng cân nặng lại giảm nhanh chóng, bạn nên theo dõi bài viết ngay sau đây. Bởi khi bị sụt cân bất thường, rất có thể bạn đã bị bệnh tiểu đường - Căn bệnh nguy hiểm gây tử vong đứng thứ 3, chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Sụt cân bất thường là một dấu hiệu cảnh báo tiểu đường
Sụt cân bất thường là một dấu hiệu bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose với đặc trưng là lượng đường tăng cao trong máu, xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh hoặc sản sinh rất ít insulin hoặc khi cơ thể không phản ứng với insulin (hay còn gọi là đề kháng insulin). Bệnh được chia thành 3 loại chính: Tiểu đường typ 1, tiểu đường typ 2 và tiểu đường thai kỳ.
Hãy tưởng tượng, cơ thể của chúng ta là một bộ máy phức tạp luôn cần năng lượng để hoạt động, và glucose (đường) là nguồn nguyên liệu chính để tạo ra năng lượng đó. Bình thường, đường trong máu sẽ được vận chuyển vào tế bào. Sau đó, tế bào sẽ sử dụng chúng để tạo năng lượng.
Nhưng với người bệnh tiểu đường, vì glucose không hoặc rất ít được vận chuyển vào tế bào nên nồng độ đường trong máu cao trong khi đó tế bào lại thiếu nguyên liệu để sinh năng lượng. Để có thể hoạt động, cơ thể buộc phải sử dụng các nguyên liệu khác, đó là “đốt” chất béo và protein để tế bào có thể hoạt động bình thường. Chất béo và protein bị hao hụt khiến người bệnh bị sụt cân bất thường.
Sụt cân bất thường là dấu hiệu bệnh tiểu đường
Hiện tượng sụt cân bất thường xảy ra ở bệnh nhân không kiểm soát tốt đường huyết, nghĩa là đường huyết thường xuyên cao hoặc lên xuống thất thường. Rất nhiều trường hợp đã phát hiện mình bị tiểu đường sau khi đi khám do thấy bản thân ăn nhiều mà vẫn bị giảm cân nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu gặp hiện tượng này, bạn cũng không thể kết luận ngay mình bị tiểu đường bởi đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý khác.
Sụt cân bất thường có thể do nhiều bệnh lý nguy hiểm khác
Ngoài nguyên nhân do tiểu đường, hiện tượng sụt cân bất thường còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn luồng không khí trong phổi, gây khó thở, ho khạc đờm nhiều. Ở giai đoạn muộn, người bệnh sẽ bị sụt cân nhanh, thể trạng gầy yếu.
- Bệnh lao: Lao là căn bệnh gây ra do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, gây tác động đến phổi, thận, cột sống hay não với những triệu chứng: Ho, đôi khi có đờm hoặc máu; đau tức ngực, mệt mỏi, sụt cân nhanh, sốt và đổ mồ hôi đêm.
Lao phổi khiến người bệnh sụt cân bất thường
- Bệnh Crohn’s: Crohn’s là căn bệnh nhiễm trùng ở ruột, khiến người bệnh bị đau bụng, tiêu chảy. Và hiện tượng suy dinh dưỡng, sụt cân bất thường sẽ xuất hiện nếu bệnh diễn biến kéo dài.
- Cường giáp: Tuyến giáp phụ trách việc sản xuất hormone có chức năng điều chỉnh khả năng trao đổi chất trong cơ thể. Khi tuyến giáp sản xuất ra quá nhiều hormone tuyến giáp sẽ gây ra bệnh cường giáp trạng với tình trạng sụt cân nhanh, nhịp tim nhanh và bất thường, bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều, giảm cân đột ngột, thở ngắn, mắt lồi ra, mệt mỏi, choáng váng…
- Ung thư: Ung thư hình thành do sự phát triển không thể kiểm soát của những tế bào bất bình thường ở mọi bộ phận trong cơ thể. Tùy thuộc vào loại ung thư mắc phải mà người bệnh sẽ có một hoặc nhiều triệu chứng như: Bị sụt cân bất thường, mệt mỏi, đau cơ hoặc khớp xương không rõ nguyên nhân, đổ mồ hôi vào ban đêm, nổi hạch dưới da…
Vì vậy, khi gặp hiện tượng sụt cân bất thường, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Các dấu hiệu khác để nhận biết bệnh tiểu đường
Sụt cân bất thường chỉ là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường, có nhiều trường hợp dù đã bị bệnh nhưng cân nặng không bị thay đổi. Vì vậy, bạn nên nắm được một số dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường sau đây:
- Thèm ăn, cảm thấy đói bụng liên tục.
- Hay khát, uống nhiều nước.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Thường xuyên mệt mỏi.
- Mắt nhìn mờ.
- Tê bì chân tay.
Người bệnh tiểu đường dễ bị tê bì tay chân
Đặc biệt, khả năng bạn đã bị tiểu đường sẽ cao hơn nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao dưới đây:
- Chỉ số khối cơ thể BMI cao hơn 23 bất kể tuổi tác và có các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, mức cholesterol bất thường, lối sống ít vận động, tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang hoặc bệnh tim.
- Tuổi tác trên 45.
- Phụ nữ có tiền sử bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, tiền sử cá nhân có lượng đường trong máu bất thường hoặc dấu hiệu kháng insulin.
Để kiểm tra chính xác có bị tiểu đường hay không, bạn nên đi khám. Nếu đúng bị tiểu đường, bạn nên áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp để kiểm soát tốt đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Cần làm gì nếu gặp tình trạng sụt cân bất thường do tiểu đường?
Nếu bị tiểu đường, bạn tuyệt đối không được chủ quan mà cần có biện pháp giúp kiểm soát bệnh thật tốt. Để biết được mình cần làm gì, mời bạn theo dõi chia sẻ của TS.BS Nguyễn Trí Bình - Bệnh viện lão khoa TW sau đây:
Chia sẻ của TS.BS Nguyễn Trí Bình - Bệnh viện lão khoa TW
Trong chương trình, TS.BS Nguyễn Trí Bình có khuyên người bệnh nên dùng BoniDiabet + để kiểm soát tốt đường huyết của mình hiệu quả và an toàn.
BoniDiabet + - Bí quyết sống vui khỏe của người bệnh tiểu đường
Là một sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, BoniDiabet + không chỉ giúp hạ đường huyết về ngưỡng an toàn mà còn giúp ổn định, tránh để nồng độ đường trong máu lên xuống thất thường, phòng ngừa các biến chứng trên mắt, thận, thần kinh, tim mạch. Tác dụng đó đến từ các thành phần như sau:
- Các thảo dược tự nhiên: Dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi. Các thành phần này giúp hạ đường huyết một cách an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, thành phần quế trong BoniDiabet + giúp hạ cholesterol, lô hội giúp các vết thương của người bệnh tiểu đường nhanh lành hơn.
- Các nguyên tố vi lượng: Các nguyên tố như Magie, kẽm, selen, crom. Những nguyên tố này đều đã được chứng minh rất quan trọng trong việc giúp tăng độ nhạy của tế bào với insulin, điều hòa đường huyết, giúp phòng ngừa các biến chứng tiểu đường hiệu quả.
- Acid alpha lipoic, acid folic, vitamin C: Giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường trên tim mạch, mắt, thận và phòng ngừa tai biến mạch máu não, tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết tây y thông qua khả năng huy động đường trong máu vào bắp thịt, kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng.
Thành phần BoniDiabet
BoniDiabet + được sản xuất bởi tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - Tập đoàn sản xuất thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới. Nhà máy sản xuất của BoniDiabet + là J&E International (đặt tại Mỹ) đã đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP) của FDA (Mỹ) và tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Tại nhà máy J&E International, BoniDiabet + được sản xuất bởi công nghệ bào chế hiện đại là Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần của BoniDiabet + có kích thước siêu nano, nhờ đó chúng dễ dàng được hấp thu vào cơ thể và phát huy hiệu quả tối ưu.
Sản phẩm BoniDiabet đã giúp rất nhiều người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt bệnh của mình. Có thể kể đến trường hợp của chú Cù Đức Trung (tên thường gọi là Cù Đức Tuấn, 56 tuổi trú tại số nhà 848 đường Trần Nhân Tông, phường Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng). Mời bạn theo dõi chia sẻ của chú trong video sau đây:
Chia sẻ của chú Cù Đức Trung
Cách dùng, liệu trình dùng BoniDiabet +
Cách dùng BoniDiabet +: Uống 4-6 viên/ngày chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ kết hợp với thuốc tây điều trị tiểu đường đang sử dụng.
Sau 1-2 tháng, đường huyết sẽ hạ rõ rệt về ngưỡng an toàn hơn. Sau khoảng 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định. Khi đường huyết an toàn và ổn định, người bệnh có thể xin ý kiến bác sĩ giảm dần liều thuốc tây.
Đến đây, hy vọng bạn đã nắm rõ hơn về hiện tượng sụt cân bất thường, nếu có hiện tượng đó bạn cần phải đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác. Nếu bị tiểu đường, bạn cần chú ý ăn uống kiêng khem, dùng thuốc theo chỉ định và nên kết hợp với việc dùng đều sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Cách ngăn ngừa tiền tiểu đường tiến triển thành bệnh tiểu đường
- Cách làm bún từ gạo lứt cho người bệnh tiểu đường