Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cách xây dựng thực đơn cho người bệnh lao phổi có thể bạn chưa biết!

Thứ năm, 29-07-2021 17:01 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Với bệnh nhân lao phổi, ban đầu cơ thể họ bị vi khuẩn lao tấn công, gây ra các triệu chứng sốt, ho, đờm có thể lẫn máu, mệt mỏi… kéo dài. Đồng thời, người bệnh phải uống nhiều loại thuốc tây y liên tục theo phác đồ điều trị. Các tổn thương ban đầu do vi khuẩn lao gây ra cộng thêm tác dụng phụ của thuốc sẽ làm cơ thể người bệnh suy yếu, sụt cân nhiều hơn. Do đó, một thực đơn ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng đối với bệnh nhân lao phổi. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ hé lộ cách xây dựng thực đơn cho người bệnh lao phổi, mời các bạn cùng đón đọc!

 

Cách xây dựng thực đơn cho người bệnh lao phổi là gì?

Cách xây dựng thực đơn cho người bệnh lao phổi là gì?

 

Vì sao cần xây dựng thực đơn cho người bệnh lao phổi?

   Bệnh lao phổi do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, rất dễ lây qua đường hô hấp và trở thành căn bệnh truyền nhiễm đe dọa tính mạng con người. Khi bị loại vi khuẩn này tấn công, phổi của người bệnh bị tổn thương gây ra sự mệt mỏi, ho liên tục, sức đề kháng suy yếu, miễn dịch giảm dần. Hệ lụy theo sau đó là tình trạng chán ăn, cơ thể thiếu chất dinh dưỡng dẫn tới sụt cân trầm trọng.

   Khi thể lực của bệnh nhân suy giảm, việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. Hơn nữa, các thuốc chống lao đều có vô vàn tác dụng phụ, cơ thể họ lại càng suy kiệt, gầy yếu hơn.

   Chính vì vậy, người bệnh lao phổi cần có một chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhanh chóng phục hồi lại những tổn thương ban đầu. Theo đó, hiệu quả điều trị bệnh cũng được tăng cao.

 

Người bệnh lao phổi thường gầy yếu, sụt cân

Người bệnh lao phổi thường gầy yếu, sụt cân

 

Cách xây dựng thực đơn cho người bệnh lao phổi

      Để xây dựng thực đơn cho người bệnh lao phổi, bạn cần chú ý 3 nguyên tắc sau:

- Thực đơn cần cung cấp năng lượng phù hợp với thể trạng của người bệnh: Nếu thể trạng gầy, người bệnh cần ăn nhiều để đạt chỉ số BMI (chỉ số khối lượng của cơ thể) trên 18.5. Nếu thể trạng bình thường thì lượng thức ăn nạp vào không thay đổi.

- Thực đơn cho người bệnh lao phổi cần đa dạng để dễ hấp thu, tạo sự kích thích trong ăn uống bởi người bệnh dễ chán ăn do tác dụng phụ của thuốc điều trị lao phổi.

- Thực đơn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các thành phần dưới đây:

Kẽm

   Kẽm là vi chất cần thiết cho quá trình đông máu. Thêm nữa, loại khoáng tố này còn giúp giảm tốc độ lão hóa da, tăng tốc độ phục hồi vết thương và cân bằng hệ miễn dịch. Thiếu hụt kẽm, người bệnh sẽ bị chán ăn và suy giảm miễn dịch. Bởi vậy, thực đơn cho người bệnh lao phổi nên bổ sung nhiều kẽm.

   Các loại thực phẩm giàu kẽm tốt cho bệnh nhân gồm: Hải sản, đậu Hà Lan, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc…

 

Các loại thực phẩm giàu kẽm

Các loại thực phẩm giàu kẽm

 

Sắt

   Đây là vi chất tham gia vào quá trình tạo hemoglobin của hồng cầu và là thành phần quan trọng trong nhân tế bào. Bệnh nhân lao phổi thường bị thiếu máu do thiếu sắt. Do đó, thực đơn hằng ngày của họ cần bổ sung nhiều các thực phẩm chứa sắt như: Mộc nhĩ, nấm hương, lòng đỏ trứng...

Kali

   Chất này có vai trò giảm xuất huyết và tăng sinh các tế bào khỏe mạnh, rất tốt cho bệnh nhân lao phổi. Vậy nên mỗi ngày, họ cần ăn nhiều rau xanh, dầu thực vật, gan, khoai tây, măng...

Selen

   Selen giúp loại bỏ các chất độc hại, đồng thời kích hoạt lại hệ thống enzym trong cơ thể. Các loại thực phẩm giàu selen như cá thu, cá ngừ, lòng đỏ trứng, sữa, đậu tương, vừng… cũng cần có mặt trong thực đơn cho người bệnh lao phổi.

 

Thực phẩm giàu selen

Thực phẩm giàu selen

 

Chất xơ

   Trong khẩu phần ăn hằng ngày, bệnh nhân lao phổi cần thêm vào các thực phẩm có nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây,... Bởi lẽ, chất xơ giúp hệ tiêu hóa của người bệnh hoạt động trơn tru hơn, cải thiện các vấn đề tiêu hóa như táo bón.

Các loại vitamin

- Vitamin A, E, C, K, nhóm B... giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn. Những thực phẩm có chứa nhiều loại vitamin này là: Gan, thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển, rau có màu xanh, các loại hoa quả…

 

Thực đơn cho người bệnh lao phổi trong 1 ngày là gì?

- Bữa sáng, người bệnh lao phổi nên dùng những món ăn nhẹ, dễ ăn như: Cháo, phở, miến, mì...

- Bữa trưa, bệnh nhân cần bổ sung vào thực đơn nhiều rau xanh, tăng các món mặn chứa nhiều protein như thịt gà, vịt, heo…

 

Người bệnh lao phổi nên ăn gì?

Người bệnh lao phổi nên ăn gì?

 

- Bữa tối, họ nên ăn các thực phẩm tốt cho cơ thể và có tác dụng đào thải độc tố nhanh chóng như cá, đậu phụ, cà chua…

   Sau mỗi bữa ăn, bệnh nhân nên tráng miệng bằng các loại hoa quả như: Chuối, ổi, cam, táo…

 

Thực đơn cho người bệnh lao phổi cần kiêng gì?

- Đồ ăn cay nóng: Bột hạt cải, gừng, ớt… bởi chúng khiến tình trạng ho nặng và kéo dài hơn, thậm chí dẫn đến khạc đờm ra máu.

- Rượu bia, cà phê, trà đặc, thuốc lá… vì những loại này làm tăng triệu chứng bệnh (sốt kéo dài, rối loạn thần kinh, ra mồ hôi trộm), đặc biệt là làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng phụ của thuốc.

   Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế thức ăn nhiều mỡ, các thức ăn chế biến sẵn, đồng thời, chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, không khạc nhổ bừa bãi tránh lây lan bệnh.

   Lao phổi là bệnh có thể điều trị khỏi nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn lao ra khỏi cơ thể. Chúng tồn tại ở trạng thái “ngủ” và khi sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu thì sẽ hoạt động trở lại, gây bệnh lao tái phát rất nguy hiểm. Do đó, sau đợt điều trị, người bệnh vẫn cần duy trì thực đơn ăn uống khoa học, đồng thời áp dụng biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là hai lá phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương để giảm thiểu tối đa nguy cơ bệnh lao tái phát trở lại. Và BoniDetox sẽ giúp người bệnh thực hiện điều đó!

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

 

BoniDetox- Bí quyết toàn diện giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi!

   BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ là sản phẩm giúp bảo vệ, tăng cường chức năng phổi, phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương, giúp ngăn ngừa bệnh lao phổi tái phát. Tác dụng trên có được là nhờ sự kết hợp tinh tế của các thảo dược tự nhiên:

Thảo dược giúp tăng sức đề kháng phổi: Fucoidan trong tảo nâu Nhật Bản được chứng minh có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức chống chọi với bệnh tật và các tác nhân gây hại, đặc biệt là vi khuẩn lao đang ở trạng thái “ngủ”, nhờ đó giúp giảm nguy cơ lao tái phát. Ngoài ra, trong BoniDetox còn bổ sung cúc tây, xuyên bối mẫu góp phần hiệp đồng làm tăng thêm sức đề kháng của phổi một cách tối ưu.

- Thảo dược giúp phục hồi tế bào phổi bị tổn thương: Baicalin (trong hoàng cầm), cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá oliu. Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, đồng thời giúp phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương. 

- Thảo dược giúp giảm ho, đờm, khó thở: Tỳ bà diệp, bạch đàn, bồ công anh. Những thảo dược này giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho, long đờm, giúp đường thở thông thoáng hơn.

 

Thành phần của BoniDetox

Công thức toàn diện của BoniDetox

 

   Nhờ vậy, BoniDetox chính là lựa chọn hàng đầu giúp tăng cường sức đề kháng cho hai lá phổi, đồng thời giúp giảm các triệu chứng ho có đờm, khó thở thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử bị lao phổi. 

 

BoniDetox - Bí quyết giúp phổi khỏe của hàng ngàn người bệnh

  Nhờ hiệu quả vượt trội, BoniDetox đã và đang được hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước tin tưởng sử dụng và cho những phản hồi tích cực. Như trường hợp của:

  Chú Nguyễn Tiến Mỹ, 64 tuổi ở số 30, đường Nguyễn Văn Nguyên, phường Long Tâm, TP Bà Rịa, số điện thoại: 0933.579.565

 

Chú Nguyễn Tiến Mỹ, 64 tuổi

Chú Nguyễn Tiến Mỹ, 64 tuổi

 

   Chú Mỹ chia sẻ: “Vì công việc của chú làm ở nhà máy xử lý rác thải y tế nên bị lao phổi lúc nào không hay. Ban đầu, chú bị ho, khạc đờm thường xuyên nhưng bác sĩ chỉ bảo bị viêm phế quản và kê thuốc cho chú về uống. Sau nhiều lần chú cứ bị ho đờm tái phát và đi khám nhiều nơi, chú biết mình bị lao phổi và phải điều trị một đợt liên tục 6 tháng. Cứ nghĩ bệnh đã khỏi, vậy mà chú lại bị lao tái phát, cả 2 bên phổi có lỗ lủng, liệu trình điều trị tăng lên 8 tháng. Hết liệu trình, chú đi khám thì bác sĩ bảo lao đã kháng thuốc, phổi rất xấu, bác sĩ lại kê liệu trình 12 tháng”.

   “Chú uống thuốc đúng theo phác đồ điều trị thì bệnh đã ổn hơn. Thế nhưng, các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở luôn tái diễn. Vì dùng thuốc nhiều mà người chú suy kiệt, ốm yếu, mệt mỏi. Dù người nhà có chuẩn bị thực đơn cho người bệnh lao phổi để chú bồi bổ sức khỏe nhưng chú không ăn uống được gì nên tụt mất 20kg”.

   “Thế mà từ ngày dùng thêm BoniDetox, chú thấy các triệu chứng đã giảm dần và hết hẳn. Chú không còn đờm, ho, khó thở gì nữa. Cũng lâu rồi, chú chưa thấy tái phát, phim phổi đẹp lắm. Nhờ vậy mà chú tăng được mười mấy cân, người khỏe khoắn, chơi được thể thao, tập thể dục bình thường. BoniDetox tốt thật đấy!”

   Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm được cách xây dựng thực đơn cho người bệnh lao phổi. Bên cạnh việc áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, người bệnh nên sử dụng thêm BoniDetox để giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi, ngăn ngừa bệnh lao phổi tái phát. Nếu có băn khoăn gì, mời bạn gọi tới hotline 1800.1044 (giờ hành chính) để được giải đáp!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc