Mục lục [Ẩn]
Trong công cuộc tìm lại giấc ngủ ngon đã bị đánh mất, nhiều người đã không ít lần chán nản, bỏ cuộc, tuyệt vọng vì cho dù đã “vái tứ phương”, tuân thủ tuyệt đối điều trị nhưng không có kết quả. Nguyên nhân chính là vì họ đã có những hướng đi sai lệch, khiến bệnh cải thiện ít, không cải thiện thậm chí còn làm bệnh nặng hơn. Vậy cách trị mất ngủ ban đêm đúng là gì? Cần tránh những sai lầm nào? Đọc bài viết dưới đây để xác định được hướng đi đúng đắn nhất cho mình nhé!
Cách trị mất ngủ của bạn có đang đi đúng hướng?
Những điều cần biết về bệnh mất ngủ
Mất ngủ và phân loại
Mất ngủ là một dạng của rối loạn giấc ngủ, trong đó người bệnh khó đi vào giấc ngủ, thời gian ngủ ngắn, hay mộng mị, dễ bị tỉnh giấc, tỉnh giấc sẽ khó hoặc không ngủ lại được, sau khi ngủ dậy cơ thể mệt mỏi, uể oải.
Mất ngủ được phân thành 2 loại là mất ngủ thoáng qua ( dưới 1 tháng) và mất ngủ mãn tính ( trên 1 tháng) . Nếu nguyên nhân mất ngủ thoáng qua không được giải quyết triệt để sẽ rất dễ dẫn đến mất ngủ mạn tính.
Tại sao phải điều trị mất ngủ?
Ngủ là trạng thái để con người nghỉ ngơi, là điều kiện để phục hồi các chức năng của cơ thể, chuẩn bị năng lượng cho cả ngày làm việc hôm sau. Nhưng nếu cơ thể không được ngủ đủ trong thời gian dài sẽ gây ra các bệnh rất nguy hiểm như:
- Bệnh rối loạn nội tiết: tiểu đường, cường giáp, suy giảm sinh lý và khả năng thụ thai
- Bệnh tim mạch: suy tim, loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đột quỵ
- Bệnh tâm thần kinh: trầm cảm, loạn thần, suy giảm trí nhớ
- Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày, đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa
- Béo phì
- Suy giảm chức năng gan
- Suy giảm miễn dịch
- Tăng nguy cơ ung thư
Mất ngủ dễ dẫn đến trầm cảm
Trị mất ngủ cần bắt đầu từ việc tìm nguyên nhân
Nguyên tắc trong điều trị mất ngủ đó là tìm ra nguyên nhân. Cách trị mất ngủ tốt nhất đó chính là bắt đầu từ việc loại trừ các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.
- Các yếu tố môi trường: Phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, không đủ yên tĩnh, có mùi khó chịu, quá khô hoặc quá ẩm, phòng bừa bộn chật chội, bí bách đều ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Phòng ngủ quá lộn xộn sẽ khiến ngủ không ngon giấc
- Các yếu tố liên quan đến thói quen: Các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc là yếu tố khiến bệnh mất ngủ nặng hơn. Những thói quen cần tránh đó là:
- Dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
- Ăn quá no, ăn đồ ăn khó tiêu, đồ dầu mỡ và cay nóng vào bữa tối. Ăn khuya, uống những đồ uống có ga và cafein trước khi ngủ.
- Thói quen nằm úp khi ngủ
- Đọc truyện hoặc xem những bộ phim thú vị, kinh dị trước khi ngủ.
- Làm việc khuya trước khi ngủ, mang stress, bực dọc đi ngủ.
- Thói quen thức khuya, không có thói quen đi ngủ đúng giờ, chỉ ngủ khi thực sự buồn ngủ.
- Tập thể dục quá nặng hoặc tắm nước lạnh ngay trước khi ngủ.
- Ngủ quá nhiều vào ban ngày
Xem phim kinh dị trước khi ngủ dễ gây khó ngủ, mất ngủ
- Các yếu tố liên quan đến sinh lý:
Sự thay đổi hormon trong giai đoạn dậy thì, tuổi già, tiền mãn kinh và mãn kinh, thời kỳ mang thai khiến giấc ngủ bị rối loạn.
Ở người cao tuổi, sự suy giảm hormone tăng trưởng HGH nguyên nhân chính dẫn đến mất ngủ. Đây là hormon đảm nhiệm vai trò duy trì giấc ngủ sâu ngon của cơ thể. Sự suy giảm hormone HGH giải thích tại sao người già thường ngủ ít hơn, hay bị mất ngủ hơn mặc dù không gặp bất kỳ nguyên nhân mất ngủ nào khác.
Người cao tuổi dễ bị mất ngủ do thiếu hụt hormon tăng trưởng HGH
- Các yếu tố bệnh lý: Các bệnh lý gây đau dài ngày, dữ dội hay dai dẳng vào ban đêm hoặc những rối loạn chuyển hóa của cơ thể khiến người bệnh bị mất ngủ. Có thể kể đến một số bệnh:
- Bệnh lý tim mạch: Các bệnh loạn nhịp tim, suy tim, tăng huyết áp đều ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Bệnh chuyển hóa: Chuyển hóa trong cơ thể bị rối loạn như trong bệnh tiểu đường khiến người bệnh dễ bị tỉnh giấc giữa đêm, và rất khó ngủ lại.
- Bệnh gây đau: gout, suy giãn tĩnh mạch, sỏi thận, thoái hóa khớp, ung thư… gây đau và một số triệu chứng khác khiến người bệnh không ngủ được hoặc ngủ không ngon giấc.
- Bệnh lý thần kinh: các bệnh lý như rối loạn tâm thần, trầm cảm…
Người bị tiểu đường dễ bị mất ngủ
Có thể thấy, mất ngủ cũng làm nặng thêm tình trạng các bệnh trên. Vì vậy, nếu không điều trị mất ngủ, các bệnh trên cũng khó cải thiện, có nghĩa là cần điều trị cả mất ngủ và các bệnh mắc kèm. Như vậy, tình trạng sức khỏe sẽ được cải thiện một cách toàn diện nhất.
Những hiểu lầm về cách trị mất ngủ, khó ngủ
Phương pháp đếm cừu sẽ dễ ngủ:
Đây là phương pháp thường được sử dụng, mọi người thường rỉ tai nhau rằng, khi đếm cừu, người ta sẽ dễ chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay, giống như một biện pháp thôi miên vậy.
Tuy nhiên, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tập trung vào đếm cừu khiến hệ thần kinh không thể thư giãn, trong khi thư giãn là điều kiện đầu tiên giúp cơ thể có thể đi vào giấc ngủ một cách thư thái nhất. Việc đếm cừu chỉ có tác dụng với những người mất ngủ nhẹ, người mất ngủ nặng thì phương pháp này hoàn toàn không có tác dụng.
Đếm cừu không thực sự hiệu quả như bạn nghĩ
Uống rượu sẽ giúp dễ ngủ hơn
Điều này hoàn toàn sai lầm. Rượu làm ức chế hệ thần kinh, tạo giấc ngủ ép. Bạn có thể nhận thấy sự khác biệt sau khi ngủ dậy, người uống rượu thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi hơn rất nhiều so với một giấc ngủ sinh lý.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu uống một lượng rượu trung bình vào khoảng 6 giờ trước khi đi ngủ thì cũng gây tăng số lần thức giấc ở nửa giấc ngủ cuối.
Đừng dùng rượu để ngủ
Xem tivi để nhanh vào giấc ngủ
Đây là cách nhiều người đang dùng bởi nhận thấy nhiều khi đang xem tivi mà ngủ lúc nào không hay. Đó là vì, xem tivi khiến bạn quên đi cảm việc mình cần phải ngủ, nhưng thực chất là đã kéo dài thời gian vào giấc ngủ của bạn rất nhiều. Bạn chỉ ngủ khi cơ thể đã thực sự mệt mỏi.
Theo đó, sau khi khảo sát ở hơn 2.000 trẻ từ 4-35 tháng tuổi, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận: Xem tivi, nhất là vào thời điểm trước giờ ngủ, có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, khiến kéo dài thời gian vào giấc ngủ, trẻ dễ bị thức giấc hơn và ngủ dậy uể oải hơn.
Đừng xem phim đến khi ngủ vì quá mệt
Tập thể dục đến mệt trước khi đi ngủ
Nhiều người nghĩ tập thể dục đến mệt trước khi ngủ sẽ giúp ngủ sâu và ngon hơn, nhưng không phải vậy. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tập thể dục buổi tối không làm giấc ngủ của bạn chất lượng hơn mà khiến đầu óc rơi vào trạng thái hưng phấn, kích thích không thể tạo được cảm giác thư giãn giúp cơ thể đi vào giấc ngủ. Nếu tập thể dục, hãy tập nhẹ nhàng, nên tập thường xuyên vào ban ngày, tập hằng ngày giúp cơ thể tăng tiết hormone HGH - hormone điều hòa giấc ngủ sinh lý tự nhiên.
Các nguyên tắc chung cần nhớ trong điều trị mất ngủ
- Có tư thế ngủ đúng: Người bệnh nên nằm ngửa khi ngủ, hạn chế nằm nghiêng và tuyệt đối không nằm sấp.
- Tạo không gian phòng ngủ tốt nhất: Phòng ngủ cần có ánh sáng, nhiệt độ, độ yên tĩnh, độ ẩm, màu sắc thích hợp kết hợp với việc thoáng khí, sắp xếp đồ đạc gọn gàng, mùi thơm dễ chịu.
Ánh sáng quá mạnh sẽ khiến người bệnh khó ngủ
- Loại bỏ tất cả những thói quen xấu: Cần loại bỏ tất cả các thói quen gây mất ngủ kể trên.
- Thực hiện những thói quen tốt: Nên tập đi ngủ đúng giờ, đọc một cuốn sách, ngâm chân nước ấm 30 phút trước khi ngủ. Ban ngày nên chăm tập thể dục, tránh tự tạo cho mình những áp lực,...
- Ăn uống hợp lý: Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, không ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn...
- Loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính:
- Nguyên nhân mất ngủ mạn tính đó là sự thiếu hụt hormon tăng trưởng HGH. Đây là hormon đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa và duy trì giấc ngủ. Người mất ngủ mạn tính không bổ sung hormon này, bệnh mất ngủ sẽ không thể cải thiện tốt.
- Bắt buộc loại bỏ stress nếu muốn ngủ ngon: Stress là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ và làm bệnh mất ngủ nặng hơn. Người bệnh không thể lấy lại giấc ngủ nếu vẫn đang bị stress, mệt mỏi. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của người mất ngủ đó là phải giải tỏa được căng thẳng, stress, lo âu.
- Cần bổ sung các chất tốt cho hệ thần kinh: Khi bị mất ngủ, hệ thần kinh, não bộ sẽ bị tổn. Đây là bộ phận có vai trò cực kỳ quan trọng với giấc ngủ. Nếu không nuôi dưỡng não bộ, đảm bảo nồng độ chất dẫn truyền thần kinh, giấc ngủ sẽ không bao giờ quay trở lại.
Cần giải tỏa căng thẳng nếu muốn có giấc ngủ ngon
Những cách trị mất ngủ tại nhà
Tập yoga
Muốn ngủ ngon, hãy tập yoga. Yoga là môn thể thao vàng cho giấc ngủ, giúp tăng cường sức khỏe, đặc biệt là giải tỏa lo âu, trầm cảm. 3 yoga tốt cho giấc ngủ:
- Tư thế Janu Sirsasana: Co chân trái duỗi chân phải, đưa hai tay lên cao qua đầu trong lúc bạn đang hít vào. Sau đó, bạn thở ra nghiêng người sang phải. Hai tay đưa theo người sao cho tay trái áp sát tai trái, tay phải chạm mu bàn chân phải. Bạn cần lưu ý giữ chân duỗi luôn thẳng, cố gắng để khuỷu tay phải chạm vào đầu gối phải với mục đích kéo giãn cơ tối đa.
Tư thế Janu Sirsasana
- Tư thế xả khí: Nằm ngửa, 2 tay xuôi theo thân, thở ra và hít vào, đồng thời nâng hai chân lên. Gập gối, hai tay ôm gối và ép vào bụng. Gối và ngón chân chụm sát nhau. Sau đó, gập cổ, nâng đầu lên và đặt cằm giữa hai gối. Ép chân vào bụng và ngực. Ép mạnh hai chân, hai tay và ép vào bụng.
- Tư thế cái cày: Nằm ngửa, duỗi hai tay theo thân người, lòng bàn tay úp xuống. Khi hít vào, dùng cơ bụng để nâng hai chân lên một góc 90 độ so với mặt sàn. Hít thở bình thường, dùng tay chống lưng và hông, nâng cả lưng cả hông lên khỏi sàn. Gập hai chân ra sau đầu, ngón chân chạm mặt sàn, giữ thẳng chân. Cố gắng giữ cho lưng vuông góc với mặt sàn. Giữ tư thế 30 giây đến 1 phút.
Tư thế cái cày
Ngoài ra, các môn thể thao khác cũng rất tốt cho giấc ngủ như đi bộ, ngồi thiền, tập dưỡng sinh, bơi lội hay đạp xe đạp.
Dùng các loại trà tốt cho giấc ngủ
Một số loại trà rất tốt cho cơ thể như:
- Trà hoa cúc: Lấy khoảng 10 bông hoa cúc đã được sấy khô hãm cùng 1 cốc nước sôi trong 5-10 phút là bạn đã có 1 loại trà rất tốt cho sức khỏe và giấc ngủ. Trà hoa cúc giúp thanh nhiệt, tinh thần thư thái, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giúp ngủ ngon hơn.
- Trà tâm sen: Tâm sen từ lâu đã được dùng trong y học cổ truyền với tác dụng an dịu thần kinh, giúp dễ vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Hãm khoảng 1g tâm sen với nước sôi trong 5-10 phút hoặc nấu với nước sôi khoảng 1-2 phút là đã có thể dùng được.
- Trà táo đỏ: Táo đỏ giúp bổ khí, an thần, giúp thư thái, giảm căng thẳng, dễ vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể kết hợp giữa táo đỏ và kỷ tử, đun sôi và uống hàng ngày.
Trà táo đỏ rất tốt cho giấc ngủ
Thuốc ngủ và những điều cần biết
Thuốc ngủ tác động như thế nào đến giấc ngủ
Thuốc ngủ đưa người bệnh vào giấc ngủ bằng cách ức chế hệ thần kinh trung ương, sẽ khiến người bệnh nhanh chóng vào giấc ngủ nhưng đó là giấc ngủ ép. Khi tỉnh dậy sẽ bị mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, giảm khả năng tập trung và tư duy.
Thuốc ngủ tây y tạo giấc ngủ ép
Tất cả các thuốc an thần gây ngủ đều cần được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa, số lượng trong đơn thuốc được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, với cơ chế quản lý lỏng lẻo như hiện nay, rất nhiều người bệnh đã tự ý mua thuốc về dùng để nhận những hậu quả đáng tiếc về sau.
Những hậu quả khôn lường mà thuốc ngủ mang lại
- Độc thần kinh: Lạm dụng thuốc ngủ khiến hệ thần kinh của người bệnh bị tổn thương trầm trọng. Khi dùng lâu dài có thể dẫn tới trầm cảm, loạn thần…
- Gây lệ thuộc thuốc: Chỉ cần ngừng thuốc là người bệnh sẽ bị mất ngủ trở lại, thậm chí là mất ngủ hoàn toàn. Không những vậy, người bệnh có thể có kèm theo các triệu chứng như vật vã, mệt mỏi, hoảng loạn…
- Gây nhờn thuốc: Dùng lâu, thuốc sẽ bị giảm tác dụng khiến người bệnh bắt buộc phải giảm liều hoặc đổi sang thuốc mới mạnh hơn, đồng nghĩa với điều đó là tác dụng phụ sẽ tăng lên.
- Có thể tử vong khi quá liều: Quá liều khiến bệnh nhân vật vã, suy sụp, hôn mê và cuối cùng là tử vong.
Thuốc ngủ tây y có rất nhiều tác dụng phụ
Vì vậy, các bác sĩ thường sẽ ưu tiên các cách chữa mất ngủ không dùng thuốc tây trước, chỉ kế hợp thêm thuốc tây khi các biến pháp khác không có hiệu quả hoặc trong một vài trường hợp đặc biệt.
BoniSleep - giải quyết mất ngủ an toàn, nhanh chóng
Để giải quyết mất ngủ do căng thẳng, lo âu, stress, BoniSleep của Canada và Mỹ là giải pháp tối ưu. BoniSleep có công thức toàn diện, đem giấc ngủ ngon, sâu, chất lượng nhờ các thành phần:
- Lactium từ đạm sữa và L- theanin giúp nuôi dưỡng hệ thần kinh trung ương, giải tỏa lo âu, thư giãn tinh thần
- Melatonin: Làm tăng chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ sâu ngon và hạn chế tình trạng tỉnh giấc giữa đêm.
- 5-HTP giúp tăng tổng hợp serotonin; GABA làm tăng đáng kể sóng alpha và giảm sóng Beta trên não, có tác dụng thư giãn tinh thần, giảm lo lắng, tăng khả năng miễn dịch, gây ngủ và chống trầm cảm.
- Các vị thuốc đông y như cây nữ lang, hoa cúc, lạc tiên, hoa bia, ngọc trai giúp trấn tĩnh, an thần.
BoniSleep có công thức toàn diện
Các thành phần trên giúp nuôi dưỡng thần kinh, an thần, giảm căng thẳng thần kinh, giảm stress, giảm lo âu, giúp dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Hàng ngàn bệnh nhân đã thu được trái ngọt khi dùng BoniSleep:
Chị Trần Thị Tuyết Nhung (42 tuổi ở số 61 Huỳnh Văn Ninh, kDC phường 03, tp Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, điện thoại: 0968.206.868)
Chị Nhung đã từng tuyệt vọng vì dùng đủ mọi cách mà không ngủ lại được
Chị bị mất ngủ và trầm cảm nặng, đến mức có lần chị bị ngất phải đi cấp cứu. Chị được kê thuốc tây phối hợp với cả thuốc thảo dược nhưng giấc ngủ cũng chỉ cải thiện được chút ít, cứ ngủ tim lại đập thình thịch, mồ hôi vã đầm đìa.
Chị dùng ngày 3 viên BoniSleep kèm với thuốc ngủ bác sĩ kê thì đã ngủ được 5 tiếng/đêm, ngủ rất ngon và sâu. Uống hết 1 lọ BoniSleep, chị ngủ được một mạch từ 10 giờ tối cho tới 6 giờ sáng, dậy rất khoan khoái khỏe mạnh. Sau khoảng 2 tuần là chị bỏ hết thuốc ngủ tây y mà giấc ngủ vẫn giữ nguyên 8 tiếng không giảm tí nào. Về sau chị cũng giảm dần BoniSleep mà giấc ngủ vẫn tốt như vậy.
Anh Đinh Anh Đức (42 tuổi, hiện đang công tác tại Phòng quản lý đầu tư, công ty Điện Lực Cầu Giấy, số 169A Xuân Thủy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0904.178.527).
Anh Đức đã vui vẻ hạnh phúc hơn khi ngủ ngon cả đêm
Vì áp lực công việc nên các triệu chứng mất ngủ xuất hiện và dần dần trở nên trầm trọng hơn, có khi cả đêm không chợp mắt được, tính khí trở nên thất thường, sức khỏe ngày càng giảm sút. Anh không muốn dùng thuốc tây vì biết rất nhiều tác dụng phụ, nhưng dù đã thay đổi lối sống, nhưng công việc căng thẳng nên tình trạng mất ngủ ngày càng nặng.
Sau hôm đầu tiên dùng BoniSleep, mặc dù chưa ngủ được thêm nhưng anh thấy thần kinh êm dịu, đầu óc nhẹ nhàng, thoải mái. Đến hôm thứ 2 thì anh đã ngủ được 2 tiếng. Sau 2 tháng anh ngủ trọn vẹn cả đêm, liền một mạch 8 tiếng từ tối đến sáng, sáng dậy mình mẩy, đầu óc rất thoải mái, cả ngày đi làm căng thẳng thế nào nhưng tối về vẫn ngủ ngon, không còn tí áp lực nào của công việc nữa. Dần dần anh không cần dùng BoniSleep nữa mà giấc ngủ vẫn tốt như vậy.
BoniHappy - triệt tiêu nguyên nhân mất ngủ mạn tính, đem giấc ngủ quay trở lại.
BoniHappy được nhập khẩu chính hãng từ Canada và Mỹ, có tác dụng triệt tiêu nguyên nhân dẫn đến mất ngủ là thiếu hụt hormone tăng trưởng HGH nhờ L-Arginine, GHRP-2, Shilajit P.E. Các chất này kích thích tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng HGH, giúp tái tạo và điều hòa giấc ngủ sinh lý, cho giấc ngủ sâu và ngon.
Không chỉ vậy, BoniHappy còn giúp an thần, đảm bảo duy trì và ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, giúp hệ thần kinh hoạt đồng bình thường, ngăn cản các dẫn truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương nhờ các loại thảo dược, nguyên tố vi lượng, vitamin cùng các hoạt chất tinh chế cao cấp.
BoniHappy với công thức toàn diện giúp lấy lại giấc ngủ ngon sau nhiều năm mất ngủ
Nhờ tác dụng vượt trội, BoniHappy giúp hàng ngàn bệnh nhân tìm ra cách trị mất ngủ hiệu quả nhất, đem lại giấc ngủ toàn diện nhất.
Cô Nguyễn Thị Thế, 60 tuổi, ở Tháp Dương, Trung Kênh, Lương Tài, Bắc Ninh, điện thoại: 0349.042.618
Cô Thế đã từng nghĩ phải sống chung với mất ngủ cả đời cho đến khi dùng BoniHappy
Cô bị mất ngủ cả đêm, người mệt, hôm nào mệt quá thì cô ngủ được khoảng 2-3 tiếng nhưng giấc ngủ chập chờn, không sâu, miên man, mộng mị. Uống thuốc tây cô cũng không ngủ được. Cô cũng thử áp dụng tất cả các mẹo chữa mất ngủ, từ cách chữa mất ngủ dân gian đến dùng thuốc đông tây y kết hợp nhưng đều không có hiệu quả.
Cô dùng BoniHappy với liều 4 viên, giấc ngủ tăng dần từ 2 tiếng lên 3 tiếng rồi cô ngủ được cả đêm, từ 10 giờ tối tới 5 giờ sáng, giấc ngủ ngon và sâu, người cũng khỏe ra rất nhiều
Cô Nguyễn Yến Linh, 55 tuổi tại căn nhà nhỏ ở số 34, đường 30/4, khóm 6, phường 3, thành phố Sóc Trăng
Giấc ngủ ngon đã từng chỉ là giấc mơ của cô Linh
Các triệu chứng mất ngủ hành hạ cô 6 năm trời. Mỗi đêm cô ngủ nhiều cũng chỉ được 1-2 tiếng, còn lại thì thức trắng đêm, người mệt mỏi vô cùng. Cô đi khắp các bệnh viện, từ đông y đến tây y mà không có tác dụng. Không chỉ vậy, cô còn gặp các tác dụng không mong muốn rất đáng sợ của thuốc.
Cô uống BoniHappy ngày 4 viên, thời gian đầu cô thấy người khỏe hơn, tinh thần thoải mái. Sau khoảng một tháng giấc ngủ tăng lên rõ 3-4 tiếng một đêm, rồi 5- 6 tiếng và cuối cùng cô ngủ được tới 8 tiếng. Sau 3 tháng cô giảm liều BoniHappy xuống còn 2 viên mỗi ngày, giấc ngủ vẫn tốt như thế không giảm một chút nào.
BoniSleep và BoniHappy được đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng và độ an toàn
BoniSleep và BoniHappy được sản xuất bởi tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới - tập đoàn Viva Nutraceuticals, có trụ sở chính tại Canada, có hai nhà máy đặt tại Canada và Mỹ đều đã đạt tiêu chuẩn GMP - tiêu chuẩn khắt khe về thực hành sản xuất tốt, nhằm đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng cao nhất.
Tại đây, BoniSleep và BoniHappy được sản xuất bởi công nghệ microfluidizer – công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới. Công nghệ này giúp sản phẩm chứa thành phần siêu nhỏ có kích thước nano, giúp sinh khả dụng có thể lên đến 100%.
Quy trình sản xuất BoniSleep và BoniHappy được kiểm soát nghiêm ngặt
Canada và Mỹ là hai thị trường kiểm duyệt các sản phẩm bảo vệ sức khỏe rất gắt gao, nghiêm ngặt, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng tuyệt đối mới được phân phối trên thị trường trong nước và xuất khẩu ra các nước trên khắp thế giới.
BoniSleep và BoniHappy khi phân phối tại Việt Nam bởi công ty Botania cũng đã được kiểm nghiệm lại và xin giấy phép đầy đủ của Bộ Y tế mới được phân phối trên thị trường, khi về Việt Nam, sản phẩm cũng đã được kiểm nghiệm lại một lần nữa nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay người bệnh đạt chất lượng tốt nhất.
BoniSleep và BoniHappy được các chuyên gia đầu ngành khuyên dùng
GS.TS Bác sĩ CK II Phạm Hưng Củng, nguyên vụ trưởng vụ y học cổ truyền – Bộ Y tế – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội TPCN Việt Nam cho biết: “Với người bệnh mất ngủ, điều quan trọng nhất là tìm được nguyên nhân, từ đó có cách trị mất ngủ đúng đắn nhất.
Lựa chọn hiệu quả, an toàn của tôi chính là sản phẩm BoniSleep và BoniHappy của Canada và Mỹ.
BoniSleep rất tốt cho người bị mất ngủ do stress bởi sản phẩm này có cơ chế nuôi dưỡng hệ thần kinh trung ương, đem đến giấc ngủ tự nhiên, không phải giấc ngủ ép như thuốc ngủ tây y. Các bệnh nhân có bị mất ngủ và stress nặng khi dùng BoniSleep đều cho hiệu quả rất tốt.
Với mất ngủ mạn tính, tôi chọn BoniHappy. Đây là sản phẩm giúp bổ sung hormon tăng trưởng HGH, đánh trực tiếp vào nguyên nhân gây mất ngủ mạn tính, vì vậy đem giấc ngủ quay trở lại một cách vẹn toàn nhất.
Tất cả các thành phần của 2 sản phẩm này đều chiết xuất từ tự nhiên, rất an toàn, không có tác dụng phụ nên tôi hoàn toàn tin tưởng cho bệnh nhân của mình sử dụng”.
Trên đây là toàn bộ những cách trị mất ngủ hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm ra nguyên nhân mất ngủ của mình, đồng thời có hướng đi đúng đắn nhất. Chúc bạn sớm tìm lại giấc ngủ sâu ngon trước đây của mình.
Xem thêm:
Những điều cần biết về chu kỳ và giai đoạn của giấc ngủ
BoniHappy- Tuyệt chiêu lấy lại giấc ngủ tự nhiên thật dễ dàng