Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng cũng như trẻ hóa độ tuổi. Vậy nguyên nhân gây bệnh và biện pháp là gì nhỉ? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch ở bài viết sau nhé.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân, dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại và gây ra những biến đổi về huyết động cùng sự biến dạng tổ chức mô xung quanh.
Suy giãn tĩnh mạch có thể gây nên các triệu chứng nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...
Suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 30, tùy thuộc vào công việc/ nghề nghiệp đòi hỏi ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động như nhân viên văn phòng, tài xế, giáo viên…
Mặc dù là bệnh phổ biến nhưng nhiều người không biết mình bị bệnh vì triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với chứng viêm khớp, đau khớp chân…
Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch là do các van tĩnh mạch bị yếu đi và không thể hỗ trợ đưa máu trở ngược về tim, làm máu bị ứ đọng.
Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh không lây nhiễm nhưng có thể có yếu tố di truyền trong gia đình.
-
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới:
-
Tuổi tác: Tuổi càng cao thì các mạch máu và các van tĩnh mạch càng có nguy cơ bị thoái hóa, điều này làm tăng dần nguy cơ giãn tĩnh mạch theo tuổi.
-
Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn từng có người bị giãn tĩnh mạch thì bạn cũng có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.
-
Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch sớm và nhiều hơn nam giới. Bởi phụ nữ phải trải qua thời kỳ mang thai và thời kỳ mãn kinh.
-
Phải đứng nhiều hoặc ngồi nhiều: đứng nhiều và ngồi nhiều đều làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch chi dưới và ứ máu ở chi dưới.
-
Béo phì: Béo phì là tình trạng tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng tăng áp lực của cơ thể lên các tĩnh mạch. Từ đó sẽ gây ra tình trạng suy tĩnh mạch chân, làm chân sưng phù, nặng nề, chuột rút.
Một số biện pháp phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
-
Giảm thời gian đứng
Cố gắng tránh đứng quá lâu để ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch hình thành.
Càng nhiều áp lực dồn lên trên đôi chân của bạn càng gây sức ép lên các tĩnh mạch và có thể gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch.
-
Kiểm soát cân nặng
Giảm trọng lượng của bạn là một cách để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Việc bạn tăng cân sẽ làm tăng áp lực trên chân và là một trong những nguyên nhân chính của chứng suy giãn tĩnh mạch. Việc duy trì một mức cân nặng hợp lý sẽ mang lại lợi ích cho việc phòng chứng suy giãn tĩnh mạch.
-
Tăng cường vận động
Tập thể dục, đặc biệt là đi xe đạp, bơi lội và đi bộ có thể giúp cải thiện lưu thông ở chân và ngăn ngừa chứng suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, những bài tập tập trung làm thon gọn chân hoặc các bài Yoga cũng rất tốt cho việc phòng và chữa chứng suy giãn tĩnh mạch chân.
-
Thay đổi tư thế ngồi
Tránh bắt chéo chân của bạn để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Việc bắt chéo chân sẽ tạo nhiều áp lực lên đùi, xương chậu, gây kém lưu thông máu, dễ bị tê mỏi và hình thành tình trạng da sần vỏ cam cùng với chứng suy tĩnh mạch.
-
Hạn chế đi giày cao gót
Mang giày gót thấp hoặc dép mềm khi có thể và chọn những loại quần áo thoải mái, hạn chế mang giày cao gót và các loại quần bó sát để giữ cho máu lưu thông ở chân không bị tắc nghẽn.
-
Đi vớ y khoa
Vì bạn không thể tránh đứng hoàn toàn, bạn có thể giúp đôi chân của bạn cảm thấy dễ chịu và giảm bớt áp lực bằng cách đi loại tất chun để cải thiện lưu thông máu.
-
Gác chân cao
Đặt một chiếc gối dưới chân của bạn khi bạn ngủ trong tư thế nằm ngửa là một cách khác để tăng cường lưu thông và giảm bớt áp lực trên đôi chân.
-
Bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng chống oxy hóa.
Cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống của bạn sẽ giúp duy trì hệ tĩnh mạch mạnh mẽ, khỏe mạnh. Hãy chọn những trái cây họ cam quýt như bưởi, cam… vì chúng chứa nhiều hesperidin, rutin, và diosmin sẽ giúp giảm tình trạng suy tĩnh mạch bằng cách tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch.
-
Sử dụng một số sản phẩm phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm thảo dược thiên nhiên giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Bệnh nhân có thể tham khảo sản phẩm BoniVein 100% thảo dược, giúp phòng ngừa bệnh, và hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bệnh nhân như hiện tượng sưng, đau, nhức, buốt, ngứa, chuột rút, khiến bệnh nhân có thể đi lại nhẹ nhõm và thoải mái hơn.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy chú ý đến các biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới để tránh tối đa việc bệnh phát triển thành biến chứng nặng. Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào liên quan đến suy giãn tĩnh mạch, hãy gọi điện tới tổng đài tư vấn miễn cước 18001044 để được hỗ trợ.
XEM THÊM: