Mục lục [Ẩn]
Với người bệnh trĩ, một trong những điều ám ảnh nhất có lẽ là trong lúc ngồi (ngồi trên ghế, ngồi khi đi vệ sinh…). Bởi khi đó, người bệnh thường sẽ thấy đau đớn khủng khiếp ở vùng hậu môn. Thấu hiểu điều đó, ở bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra các cách ngồi cho người bệnh trĩ, giúp cuộc sống của bạn nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Người bệnh trĩ nên ngồi như thế nào?
Vì sao người bệnh trĩ dễ bị đau khi ngồi?
Trĩ trong dân gian hay gọi là bệnh lòi dom, được hình thành do sự giãn nở quá mức các mạch máu, tĩnh mạch ở vùng hậu môn - trực tràng. Tĩnh mạch bị giãn, yếu, dễ đứt vỡ sẽ khiến người bệnh bị đau, rát, khó chịu và chảy máu hậu môn và hình thành búi trĩ (có thể sa ra ngoài hậu môn hoặc không).
Khi ngồi, trọng lượng cơ thể sẽ dồn về vùng mông và hậu môn, đồng thời máu ở tĩnh mạch vùng này sẽ kém lưu thông hơn. Khi đó, áp lực tại khu vực này sẽ tăng lên, khiến tĩnh mạch căng ra hơn, từ đó dẫn đến cảm giác đau đớn. Đặc biệt là khi ngồi vệ sinh, áp lực lên vùng hậu môn lớn cộng với sự cọ xát, tác động, tì đè của phân, nhất là khi người bị bị táo bón thì mức độ đau đớn sẽ tăng lên nhiều lần kèm theo chảy máu.
Tình trạng đau rát, chảy máu ở người bệnh trĩ có nhiều mức độ. Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể chỉ bị đau rát, khó chịu nhẹ kèm theo máu dính ở giấy vệ sinh. Nhưng khi bị nặng, cơn đau sẽ trở nên khủng khiếp hơn rất nhiều lần, máu có thể chảy thành giọt, thậm chí là thành tia như cắt tiết gà.
Ở những người bị trĩ nặng, không chỉ khi đi vệ sinh mà ngay cả khi ngồi bình thường, họ cũng dễ bị đau đớn kèm theo chảy máu. Nặng hơn nữa, người bệnh sẽ bị chảy máu liên tục, không cầm được, và dẫn đến biến chứng thiếu máu của bệnh trĩ.
Vì sao người bệnh trĩ dễ bị đau khi ngồi?
Chính vì vậy, người bệnh cần có biện pháp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, trong đó có cách ngồi để giảm đau đớn, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Cách ngồi cho người bệnh trĩ
Sau đây là những cách ngồi cho người bệnh trĩ để giảm bớt đau đớn, cùng tìm hiểu nhé!
Cách ngồi bình thường cho người bệnh trĩ
Khi ngồi làm việc, ngồi ăn, ngồi chơi hay xem phim, người bệnh trĩ cần có những lưu ý để tránh đau đớn, chảy máu, phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Đặc biệt với dân văn phòng, khi ngồi làm việc cần lưu ý sử dụng loại ghế mềm có đệm. Nếu ghế làm việc tại văn phòng của bạn quá cứng, bạn nên sử dụng đệm chuyên dụng cho người bệnh trĩ. Loại đệm này sẽ giúp tản áp lực sàng hai bên mông, giảm áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Đệm lót cho người bệnh trĩ
Còn khi ngồi bình thường trong sinh hoạt hàng ngày như ngồi ăn, ngồi xem phim, hãy lựa chọn cho gia đình mình loại ghế có đệm êm, đàn hồi tốt. Nếu ngồi ghế ở nơi khác ngoài nhà bạn, bạn có thể ngồi ghé mông hoặc vắt chéo chân. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng cách ngồi vắt chéo chân quá nhiều bởi khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với căn bệnh khác đó là suy giãn tĩnh mạch.
Cách ngồi khi đi vệ sinh cho người bệnh trĩ
Với người bình thường, khi đi vệ sinh họ sẽ ngồi bệt, thả lỏng chân xuống sàn. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh trĩ, dáng ngồi xổm lại là dáng ngồi lý tưởng giúp giải phóng nhu động ruột già hiệu quả khi đi đại tiện. Một số chuyên gia tin rằng: Ngồi xổm khi đi vệ sinh giúp bệnh nhân trĩ đi đại tiện dễ dàng hơn và cải thiện tình trạng đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh, đặc biệt là với người đang bị táo bón.
Nếu không quen dáng ngồi xổm, bạn cũng có thể thay đổi vị trí ngồi đại tiện bằng cách kê một chiếc ghế nhỏ dưới chân với độ cao vừa phải sao cho khi hơi cúi người, phần đầu gối sẽ chạm được vào ngực tạo thành hình chữ V (tạo thành một góc 45o. Điều này sẽ giúp phân đi qua vùng hậu môn nhanh hơn đồng thời làm giảm áp lực lên các tĩnh mạch trĩ khi ngồi đại tiện.
Cách ngồi khi đi vệ sinh cho người bệnh trĩ
Những lưu ý khác khi ngồi của người bệnh trĩ
- Không ngồi xổm: Ngoài lúc đi vệ sinh, bạn tuyệt đối không nên ngồi xổm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Không ngồi quá nhiều một chỗ: Ngay cả khi có ghế êm hoặc đang sử dụng đệm chuyên dụng cho người bệnh trĩ thì bạn cũng không nên ngồi quá lâu một chỗ. Khoảng 30 phút bạn nên đứng dậy đi lại.
- Không ngồi quá nhiều khi đi vệ sinh: Khi đi ngoài, đừng tranh thủ mang điện thoại ra để chơi game hay lướt mạng xã hội, đừng đọc báo, cũng đừng trầm tư suy nghĩ về cuộc sống, về công việc quá lâu mà hãy tập trung vào việc chính. Bởi ngồi quá lâu khi đi vệ sinh sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Không ngồi quá lâu khi đi vệ sinh
- Mặc quần thoải mái để ngồi thoải mái hơn: Quần là nơi tiếp xúc trực tiếp với vùng hậu môn, đặc biệt là quần lót. Vì vậy, bạn cần lựa chọn thật kỹ quần lót, quan tâm đến chất liệu và độ thoáng khí của loại quần này để khi ngồi cũng như sinh hoạt hàng ngày. Với quần dài, bạn nên lựa chọn loại quần vải mềm thay vì quần bò. Nếu là phụ nữ, mặc váy sẽ là gợi ý tốt hơn so với mặc quần.
Các phương pháp trên sẽ giúp giảm thiểu đau đớn, khó chịu cho người bệnh trĩ khi ngồi. Nhưng đó chỉ là cách đối phó tạm thời với căn bệnh này, còn nếu muốn bệnh cải thiện, bạn cần có phương pháp khắc phục toàn diện, tác động trực tiếp vào nguyên nhân của bệnh.
Biện pháp hiệu quả giúp đẩy lùi bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ xảy ra do tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn nở quá mức, do đó để đẩy lùi bệnh này hiệu quả, bạn cần:
- Tăng sức bền và độ đàn hồi tĩnh mạch, co nhỏ búi trĩ.
- Bảo vệ tĩnh mạch trước sự tấn công của các gốc tự do có hại.
- Tăng cường lưu thông máu, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ như thuyên tắc trĩ, nghẹt búi trĩ…
Khi bệnh trĩ được kiểm soát tốt, các triệu chứng của bệnh bao gồm cả ngứa hậu môn sẽ dần biến mất. Để đạt được những mục tiêu trên một cách an toàn và hiệu quả, biện pháp tối ưu nhất là bạn sử dụng kết hợp các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng tương ứng. Một số thảo dược điển hình bao gồm:
Hạt dẻ ngựa
Hạt dẻ ngựa
Hoạt chất Aescin của hạt dẻ ngựa giúp:
- Trợ tĩnh mạch: Giúp cải thiện khả năng co bóp tĩnh mạch, làm lành vết thương, cải thiện độ bền tĩnh mạch.
- Giảm sưng hậu môn, giảm tính thấm mao mạch, tăng co bóp tĩnh mạch, giảm ngứa rát, ứ máu.
Bạch quả
Thành phần Flavonoid trong bạch quả có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ thành tĩnh mạch, ngăn ngừa tĩnh mạch bị nứt, vỡ. Đặc biệt, thảo dược này rất hiệu quả với tác dụng giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng ứ máu, từ đó giúp ngăn ngừa huyết khối - biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ.
Hạt nho
Hạt nho chứa các thành phần có tác dụng giúp chống oxy hóa rất mạnh, mạnh hơn 30-50 lần vitamin C. Nhờ đó, loại thảo dược này sẽ giúp bảo vệ thành mạch trước các tác nhân oxy hóa hiệu quả.
Những loại thảo dược trên hiện nay đã được tối ưu hóa tác dụng và kết hợp tinh tế theo tỉ lệ vàng trong sản phẩm BoniVein + của Mỹ.
BoniVein + - Giải pháp hàng đầu giúp đẩy lùi bệnh trĩ hiệu quả
BoniVein + là sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ. Công thức toàn diện của sản phẩm được xây dựng từ sự kết hợp đột phá giữa hạt dẻ ngựa, bạch quả, hạt nho cùng với các loại thảo dược quý khác như: Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ cam chanh, rutin từ hoa hòe, vỏ thông, lý chua đen, cây chổi đậu, giúp người dùng khắc phục mọi vấn đề của bệnh trĩ.
Tác dụng cụ thể của BoniVein + bao gồm:
- Giúp tác động vào nguyên nhân gây trĩ là suy giãn tĩnh mạch, co nhỏ búi trĩ và tĩnh mạch bị giãn, tăng trương lực và sức bền của thành tĩnh mạch, chống oxy hóa bảo vệ thành mạch, giúp tĩnh mạch luôn bền chắc dẻo dai.
- Giúp giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như ngứa hậu môn, đau rát, chảy máu khi đại tiện, sa búi trĩ…
- Giúp hoạt huyết, giảm ứ máu, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ, đặc biệt là huyết khối búi trĩ.
- Phòng ngừa bệnh trĩ.
Thành phần BoniVein +
Nhờ những ưu điểm vượt trội đó, BoniVein + tự tin là sản phẩm hàng đầu giúp đẩy lùi bệnh trĩ một cách đơn giản, an toàn và hiệu quả.
Uống BoniVein sau bao lâu có hiệu quả?
Bạn chỉ cần uống BoniVein + 4 viên chia 2 lần, sau khoảng 2-3 tuần các triệu chứng khó chịu của bệnh trĩ như: Ngứa hậu môn, đau rát, chảy máu... sẽ được cải thiện rõ. Sau khoảng 3 tháng, búi trĩ sẽ dần co nhỏ lại.
Như vậy, để giảm bớt đau đớn khi ngồi, người bệnh trĩ cần biết đến và thực hiện theo các phương pháp trong bài viết trên. Nếu còn băn khoăn gì, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp chi tiết và nhanh nhất bởi các dược sĩ đại học. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: