Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cách làm bún từ gạo lứt cho người bệnh tiểu đường

Thứ hai, 09-05-2022 15:14 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Với người bệnh tiểu đường, gạo lứt đã trở thành thực phẩm không xa lạ và được nhiều người dùng để thay thế gạo trắng trong bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng, nếu đã chán ngấy với bữa ăn đơn điệu là cơm gạo lứt, muốn ăn một bát bún chuẩn vị, bạn có thể tham khảo cách làm bún từ gạo lứt trong bài viết sau đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Cách làm bún từ gạo lứt cho người bệnh tiểu đường

Cách làm bún từ gạo lứt cho người bệnh tiểu đường

 

Lợi ích của việc ăn bún gạo lứt với người bệnh tiểu đường

   Gạo lứt là lựa chọn tốt để thay thế gạo trắng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường.

     Gạo lứt có thành phần dinh dưỡng đa dạng, bao gồm chất xơ, chất chống oxy hóa và một số vitamin và khoáng chất và nhiều thành phần khác. Ngày nay, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng thực phẩm giàu chất xơ như gạo lứt có lợi cho sức khỏe tiêu hóa và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Chúng cũng có thể làm tăng cảm giác no và giúp giảm cân.

   Gạo lứt cũng đã được chứng minh làm giảm đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn ở những người thừa cân, cũng như những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

   Trong một nghiên cứu ở 16 người lớn mắc bệnh tiểu đường type 2, họ ăn 2 khẩu phần gạo lứt đã làm giảm đáng kể lượng đường trong máu so với người mắc tiểu đường ăn cơm trắng.

 Một nghiên cứu khác kéo dài 8 tuần ở 28 người lớn mắc bệnh tiểu đường type 2 cho thấy những người ăn gạo lứt ít nhất 10 lần mỗi tuần có những cải thiện đáng kể về lượng đường trong máu và chức năng nội mô.

   Ngoài ra, gạo lứt còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách hỗ trợ giảm cân. Trong một nghiên cứu kéo dài 6 tuần ở 40 phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, ăn 3/4 cốc (150gam) gạo lứt mỗi ngày giúp giảm đáng kể cân nặng, vòng eo và chỉ số khối cơ thể (BMI) so với người da cơm trắng.

 

Cách tự làm bún gạo lứt tại nhà

Để làm bún gạo lứt, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

- 150 g bột gạo lứt (brown rice flour)

- 100 g bột năng (tapioca flour)

- 200 g bột potato starch (bột khoai tây)

- 50 g bột mung bean starch (bột đậu xanh) nếu không có thì có thể dùng bột sắn dây để thay thế.

- 10 g bột Xanthan gum (chất làm cho bún không gãy)

- 1 muỗng canh dầu ăn.

- 1 muỗng cà phê muối.

- 250 ml đến 270 ml nước sôi 100 độ C.

Dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm: Khuôn làm bún, nồi và màng bọc thực phẩm.

Các bước thực hiện như sau:

- Trộn đều tất cả các bột với nhau (gồm bột gạo lứt, bột năng, bột khoai tây, bột đậu xanh và bột xanthan gum). Bột sẽ đều hơn nếu bạn có máy trộn bột khô ở nhà, nếu không bạn có thể trộn tay thủ công nhưng nhớ là cần trộn thật kỹ.

- Sau khi trộn đều bột, bạn cho từ từ 250ml nước sôi vào và trộn thật đều. Nếu bóp tay mà bột không dính nhau nhiều thì cho tiếp 10 ml sôi. Còn nếu thấy bột đã có một chút độ dính thì bạn không cần cho thêm nước.

- Ủ bột 30 phút.

- Lấy bột ra nhào đều trong khoảng 5 phút nữa rồi ủ tiếp thêm 15 phút.

- Khi khối bột đã đủ độ dẻo, bạn chia bột thành từng phần nhỏ để dễ cho vào khuôn ép. Với lượng bột thế này bạn có thể chia thành 2 hoặc 3 phần. Trước khi thực hiện bước ép bún thì bạn nên chuẩn bị sẵn một nồi nước cùng ½ muỗng cà phê dầu ăn. Nước trong nồi bắt đầu sôi thì lúc này cho khối bột vào khuôn rồi nhanh chóng ép chặt tay để bún chảy vào trong nồi nước sôi. Lần lượt làm cho hết bột.

- Sơ chế bún sau khi ép: Bún chín sẽ nổi lên, sợi bún có màu hồng tím nhạt, trong vắt. Sau đó bạn vớt bún ngâm vào nước lạnh khoảng 1 phút rồi vớt bún ra, xả mạnh với nước sạch lần nữa để sợi trong hơn, sau đó để cho bún ráo nước. Lúc này, bạn có thể sử dụng bún gạo lứt để chế biến thành những món ngon hấp dẫn.

 

Gợi ý các món ngon từ bún gạo lứt dành cho bệnh nhân tiểu đường

   Với bún gạo lứt, người bệnh có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Sau đây là hai gợi ý tốt cho người bệnh tiểu đường: 

Làm món bún gạo lứt trộn rau củ

 

Bún gạo lứt trộn rau củ

Bún gạo lứt trộn rau củ

 

Chuẩn bị nguyên liệu:

- 100g bún gạo lứt

- Tôm

- Giá đỗ

- Rau cải

- Cà rốt

- Đậu phộng

- Ớt, tỏi

- Nước mắm

- Các gia vị như: hạt nêm, đường ăn kiêng,...

Sơ chế nguyên liệu:

- Bún gạo lứt chần qua nước sôi.

- Cho tôm vào luộc chín, lột bỏ vỏ và tách chỉ đất

- Rau cải cắt ngắn vừa ăn

- Cà rốt bào thành sợi mỏng

- Cho rau cải và cà rốt vào luộc qua với một ít muối

- Giá đỗ chần sơ qua nước sôi

- Tỏi ớt băm nhuyễn

Pha nước trộn. Để làm nước trộn chúng ta sử dụng 3 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng cà phê ớt, 1 muỗng cà phê đường ăn kiêng và 1/2 muỗng canh nước cốt chanh, 3 muỗng nước lọc.

Trộn bún gạo lứt:

Cho tất cả các nguyên liệu vào đĩa, trộn đều hỗn hợp và rưới phần nước chấm vào. Rải thêm một ít đậu phộng rang giã nhuyễn là bạn đã hoàn thành món ăn.

Món bún trộn gạo lứt rau củ cả sẽ đem đến cho bạn một hương vị mới lạ. Từng sợi bún mềm dai dai cùng với phần nước trộn chua ngọt hấp dẫn, ăn kèm với rau củ quả sẽ là một món ăn tuyệt vời dành cho người bệnh tiểu đường.

Bún gạo lứt đậu phụ rán

 

Bún gạo lứt đậu phụ rán

Bún gạo lứt đậu phụ rán

 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

- Bún gạo lứt

- Đậu phụ cắt miếng

- Nước tương

- Rau sống

- Tỏi băm, ớt băm

- Các gia vị như: đường ăn kiêng hoặc đường cỏ ngọt, bột ngọt,...

Cách chế biến:

- Chần bún gạo lứt bằng nước sôi rồi để ráo nước.

- Đậu phụ thái lát vừa ăn và chiên vàng giòn.

- Pha nước chấm bằng 5 muỗng canh nước tương, 2 muỗng cà phê đường (nên dùng đường cỏ ngọt vì loại đường này không làm tăng đường huyết). 1/2 muỗng cà phê bột ngọt. Khuấy đều cho đến khi hỗn hợp tan hết ra là dùng được.

   Món bún gạo lứt kết hợp đậu phụ chiên giòn, rau sống cùng với nước tương sẽ khá hấp dẫn và lạ miệng với nhiều người, giúp đổi mới món ăn cho người bệnh tiểu đường.

   Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể chế biến bún gạo lứt thành nhiều món ăn khác nhau tùy theo ý thích để đa dạng hơn nữa các bữa ăn hàng ngày của mình.

   Sử dụng gạo lứt hay các chế phẩm của nó, ví dụ như bún gạo lứt là một cách khôn ngoan trong chế độ ăn uống để kiểm soát tốt bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, ăn kiêng đúng cách chỉ là một trong những điều cần làm để hạ và ổn định đường huyết, ngoài ra bạn cần có thêm các biện pháp ngay sau đây.

 

Các biện pháp cần thiết để kiểm soát tốt đường huyết

  Ngoài việc thực hiện chế độ ăn kiêng khoa học, người bệnh tiểu đường cần:

- Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, thăm khám định kỳ, dùng thuốc đúng liều, không tự ý tăng, giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột.

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày; duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân nếu bạn có thể trạng thừa cân, béo phì; không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...

- Sử dụng BoniDiabet + của Mỹ với liều 4-6 viên/ngày, dùng đều đặn hàng ngày. Sản phẩm này có những thảo dược tự nhiên và nguyên tố vi lượng tốt cho người bệnh tiểu đường, giúp hạ và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường trên tim, gan, thận, mắt và thần kinh. Sau khoảng 1-2 tháng sử dụng, đường huyết sẽ được hạ rõ rệt về ngưỡng an toàn hơn, sau khoảng 3 tháng, đường huyết sẽ ổn định hơn, giảm thiểu được nguy cơ các biến chứng của bệnh.

   Khi áp dụng nghiêm chỉnh các phương pháp trên, đường huyết của bệnh nhân tiểu đường sẽ được hạ dần về ngưỡng an toàn và ổn định, các biến chứng của bệnh cũng dần được cải thiện và phòng ngừa.

   Nếu có băn khoăn gì khác về bệnh tiểu đường hay sản phẩm BoniDiabet +, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được các dược sĩ đại học giải đáp chi tiết.

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc