Mục lục [Ẩn]
Gout là bệnh lý liên quan mật thiết đến chế độ ăn hàng ngày của người bệnh. Người bệnh thường phải kiêng khem rất nhiều để giữ acid uric trong máu không tăng quá cao. Điều này đôi khi khiến cho thực đơn của người bệnh trở nên nhàm chán vô vị. Để giúp bệnh nhân Gout giải quyết vấn đề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách làm một số món ăn chay rất có lợi cho sức khỏe người bệnh Gout nhé!
Món ăn chay nào có lợi cho sức khỏe bệnh nhân Gout?
Chế độ ăn của người bệnh Gout cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tăng acid uric trong máu dẫn đến lắng đọng tinh thể muối urat tại các khớp và mô liên kết.
Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, nếu kéo dài sẽ dẫn đến biến dạng, cứng khớp.
Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat (viêm thận kẽ, sỏi thận...). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.
Để kiểm soát acid uric trong máu không tăng cao, chế độ ăn của người bệnh cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Không làm tăng acid uric máu
Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của purin – một chất tự nhiên được tìm thấy trong tất cả các tế bào của cơ thể và hầu như trong tất cả các loại thực phẩm. 70% lượng purin trong cơ thể là đến từ thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày.
Vì vậy, người bệnh cần giảm lượng purin nạp vào cơ thể trong mỗi bữa ăn để tránh acid uric tăng cao. Những thực phẩm giàu purin mà người bệnh Gout nên hạn chế sử dụng như:
- Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt chó,…
- Các loại nội tạng động vật.
- Các loại hải sản.
- Các loại rau có tính sinh trưởng mạnh: giá đỗ, nấm, măng tây.
- Các đồ ăn có chứa cacao, socola,…
Các loại thịt đỏ làm tăng acid uric máu rất nhanh.
Không làm giảm khả năng đào thải acid uric máu
Thận là cơ quan đóng vai trò đào thải acid uric máu. Vì vậy, bệnh nhân gout cần tránh những loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải của thận.
Những loại thực phẩm người bệnh cần tránh như:
- Các loại đồ có cồn: bia, rượu,…
- Các loại nước nhiều cafein: café, chè,…
3 món chay rất có lợi cho sức khỏe người bệnh Gout
Cách làm 3 món chay rất có lợi cho sức khỏe người bệnh Gout
Người bệnh Gout thường phải kiêng khem vô cùng nghiêm ngặt, chính vì vậy mà thực đơn của họ đôi khi lại vô cùng tẻ nhạt. 3 món chay dưới đây sẽ giúp cho bữa ăn của bạn phong phú và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Salad rau
Theo các chuyên gia, những người bị gout nên thêm món salad rau vào chế độ ăn mỗi ngày. Rau xanh chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, nước, chất chống oxy hóa giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa và giảm viêm hiệu quả.
Các loại rau có tính kiềm, có tác dụng cân bằng nồng độ acid trong cơ thể, giúp quá trình bài tiết acid uric cùng độc tố của thận diễn ra suôn sẻ hơn.
Nguyên liệu:
- 300 gram rau xà lách.
- 2 quả cà chua.
- 1 quả dưa leo.
- 1 quả ớt chuông.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu và ngâm trong nước muối.
- Cắt khúc rau xà lách, cắt mỏng cà chua, ớt chuông và dưa leo.
- Trộn đều các nguyên liệu cùng với một ít giấm ăn.
- Có thể ăn salad rau cùng với nước chấm hoặc mayonnaise.
Bệnh nhân bị gout nên ăn salad rau ít nhất 3 lần/tuần để giảm triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh.
Salad rau củ chứa rất nhiều vitamin và chất xơ.
Rau củ hầm
Các nguyên liệu trong món rau củ hầm cung cấp đủ lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể giúp tăng quá trình thải trừ acid uric của cơ thể.
Thêm món rau củ hầm vào thực đơn ăn uống sẽ giúp bạn bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết và giúp đảm bảo cung cấp đủ năng lượng để làm việc và thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Nguyên liệu:
- 2 củ cà rốt.
- 1 trái bắp ngọt tách hạt.
- 3 củ khoai tây.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Gọt vỏ, làm sạch các nguyên liệu, sau đó cắt nhỏ.
- Cho các nguyên liệu vào nồi và hầm trong 30 phút.
- Nêm nếm gia vị vừa đủ và ăn khi còn nóng.
Bệnh nhân bị gout nên ăn món rau củ hầm từ 3 đến 4 lần/tuần.
Món rau củ hầm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
Canh nấm rơm đậu hũ
Nấm rơm và đậu hũ đều là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung đủ nguồn đạm thực vật cần thiết, giúp duy trì năng lượng và đảm bảo các hoạt động của cơ thể thay cho nguồn đạm động vật. Nấm rơm không làm tăng acid uric nhiều như các loại nấm khác.
Đậu hũ còn giàu canxi, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và bài tiết độc tố. Canh nấm rơm đậu hũ có tính mát, người bệnh có thể thêm món ăn này vào thực đơn ăn uống từ 2 – 3 lần/ tuần.
Nguyên liệu:
- 4 miếng đậu hũ non.
- 200 gram nấm rơm.
- Một nắm hành.
- Hành tím vài củ.
- Gia vị.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và sơ chế các nguyên liệu.
- Cho dầu và hành tím vào nồi nóng.
- Phi hành cho đến khi ngậy mùi thơm.
- Đổ nước vào nồi, đun sôi.
- Tiếp tục cho nấm rơm và đậu hũ.
- Đợi nguyên liệu chín, thêm hành và nêm nếm gia vị và ăn nóng.
Canh nấm rơm đậu hũ cung cấp canxi cho cơ thể.
Những món ăn chay trên đều rất có lợi cho sức khỏe người bệnh Gout và giúp cho thực đơn của họ bớt nhàm chán hơn. Tuy nhiên, để kiểm soát tốt tình trạng bệnh và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần có những biện pháp toàn diện hơn.
Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều loại thảo dược quý có tác dụng kiểm soát tốt tình trạng tăng acid uric máu. Họ đã kết hợp những loại thảo dược này để tạo thành sản phẩm BoniGut+ giúp người bệnh có thể dễ dàng sử dụng.
BoniGut+ - sản phẩm từ thảo dược tự nhiên dành cho người bệnh Gout
BoniGut+ là sản phẩm từ Mỹ, được sản xuất hoàn toàn từ các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng kiểm soát acid uric theo 3 cơ chế vô cùng ưu việt sau:
- Ức chế sự hình thành acid uric
- Trung hòa acid uric máu
- Lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua thận
Ngoài ra, BoniGut+ còn được bổ sung thêm các loại thảo dược khác có tác dụng chống viêm, giảm đau giúp sản phẩm trở nên vô cùng hoàn thiện. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về những loại thảo dược trong BoniGut+ nhé!
Thành phần của BoniGut+ gồm có:
- Quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây: Đây là 3 loại thảo dược có tác dụng ức chế chuyển hóa purin thành acid uric. Ngoài ra, hạt cần tây còn có tính kiềm giúp trung hòa acid uric máu.
- Trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử, bách xù có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải acid uric quanh các khớp qua nước tiểu, Từ đó, BoniGut+ giúp giảm tình trạng tích tụ acid uric tại các khớp, giảm nguy cơ tái phát cơn Gout cấp và các biến chứng khác.
- Tầm ma, gừng, húng tây, bạc hà giúp chống viêm giảm đau trên cả thần kinh trung ương và ngoại vi do ức chế các chất trung gian gây viêm.
Thành phần của BoniGut+
BoniGut+ được sản xuất tại nhà máy J&E INTERNATIONAL CORP của Mỹ, thuộc tập đoàn VIVA NUTRACEUTICALS có uy tín hàng đầu thế giới, đạt chứng nhận GMP của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Tổ chức y tế thế giới (WHO).
Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniGut+
Qua nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniGut+ đã giúp cho hàng vạn bệnh nhân chung sống hòa bình với bệnh Gout mà không bị cơn Gout cấp hay các biến chứng khác làm phiền. Chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của họ nhé!
Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi, công tác tại UBND xã Minh Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, số điện thoại: 0395.960.710.
Anh Dương chia sẻ: “Năm 2013, anh có triệu chứng của cơn Gout cấp, chỉ số acid uric của anh lên tới 780 µmol/l. Bác sĩ kê cho anh thuốc allopurinol và colchicin, anh uống cả năm trời mà chỉ số acid uric vẫn trên 600 µmol/l, hơn thế cơn đau ngày một kéo dài hơn, liên tục hết 3-4 ngày lại đau một lần, có khi 5 – 7 ngày mới hết đau. Bác sĩ còn dặn phải lưu ý chế độ ăn kiêng khem của người bị Gout, nhưng do công việc nên anh không tuân thủ được.”
“Mãi đến năm 2015, anh tình cờ nghe được thông tin về sản phẩm BoniGut+ qua báo mạng, với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên rất an toàn. Anh đã mua về dùng thử. Tháng đầu sử dụng, anh vẫn thỉnh thoảng thấy đau. Sau khi dùng hết 3 lọ với liều 4 viên/ngày, anh không còn thấy cơn Gout cấp xuất hiện nữa, cũng không cần thuốc giảm đau luôn. Sau đó, anh vẫn kiên trì sử dụng, acid uric bây giờ chỉ còn 355 µmol/l thôi, thỉnh thoảng có uống ít rượu hay ăn nhiều chút cũng không thấy đau như trước nữa. Anh mừng lắm.”
Anh Ma Phúc Dương, 40 tuổi.
Bác Nguyễn Ngọc Điệp, 71 tuổi, ở số 10/155 Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc, thành phố Huế, số điện thoại: 091.273.746.
Bác Điệp chia sẻ: “Bác sống chung với bệnh Gout 15 năm nay rồi, cứ nửa tháng bác lại bị cơn đau cấp hành hạ tới lui. Mỗi lần như vậy, bác không đi lại nổi, ngón chân, bàn chân, mắt cá cứ sưng vù lên, đau kinh khủng. Acid uric của bác có lúc đã lên tới 686 µmol/l. Vì vậy, bác tuân thủ rất nghiêm chế độ kiêng khem của người bệnh Gout. Cho dù thèm đến mấy, bác cũng quyết không đụng đũa, nên bữa ăn hàng ngày cũng trở nên sơ sài hơn. Cũng chính vì vậy, người bác ngày một gầy đi, chả có sức làm gì, chán lắm.”
“Khoảng tháng 3 năm 2018, bác được ông bạn mách cho dùng cái sản phẩm BoniGut+ của Mỹ ý, thấy bảo cũng công hiệu lắm mà dùng lâu dài cũng không vấn đề gì. Bác cũng dùng thử, mỗi ngày 4 viên, chia 2 lần. Sau tầm 2 tuần, các khớp chân của bác dịu hơn nhiều, không bị đau nhức như trước nữa. Sau 2 tháng, acid uric giảm còn có 472 µmol/l, mà được cái không thấy có cơn Gout cấp nào nữa. Sau 3 tháng, acid uric chỉ còn có 30 µmol/l thôi. Bác đi lại được bình thường, ăn uống cũng không phải kiêng khem khổ sở như trước nữa. Bác ăn được nhiều hơn, ăn ngon miệng hơn nên sức khỏe cũng hồi phục rồi. Bác vui lắm.”
Bác Nguyễn Ngọc Điệp, 71 tuổi.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp được thông tin hữu ích để người bệnh Gout có thêm lựa chọn cho bữa ăn hàng ngày thêm phong phú và đầy đủ chất dinh dưỡng. BoniGut+ là sản phẩm có tác dụng vô cùng tuyệt vời giúp cho người bệnh Gout có được cuộc sống tốt hơn mà không phải quá lo lắng về tình trạng bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện tới số hotline miễn cước: 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!
Xem thêm