Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cách đánh giá mức độ nặng của cơn hen phế quản bằng lưu lượng đỉnh kế

Thứ tư, 25-05-2022 16:13 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Hen phế quản là một bệnh lý hô hấp mãn tính có thể bắt gặp ở cả người lớn và trẻ em. Hiện nay, đo lưu lượng đỉnh thở ra bằng lưu lượng đỉnh kế một biện pháp, mà người bệnh hen phế quản có thể dễ dàng thực hiện để theo dõi mức độ nặng của cơn hen. Vậy, cách thức thực hiện việc này như thế nào? Người bệnh cần làm gì để theo dõi chính xác nhất? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

 

Cách đánh giá mức độ nặng của cơn hen phế quản bằng lưu lượng đỉnh kế

Cách đánh giá mức độ nặng của cơn hen phế quản bằng lưu lượng đỉnh kế

 

Lưu lượng đỉnh thở ra là gì?

   Lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) là lưu lượng khí tối đa một người có thể thở ra. Đây là chỉ số đơn giản, dễ đo, có độ tin cậy khá cao trong chẩn đoán và đánh giá tình trạng hen phế quản, giúp người bệnh có thể theo dõi tình trạng bệnh tại nhà.

   Những trường hợp cần theo dõi lưu lượng đỉnh gồm có:

- Dùng để chẩn đoán hen suyễn: Khi có triệu chứng hen và hô hấp ký bình thường; hoặc có triệu chứng hen nhưng không đo được hô hấp ký; hoặc hen nghề nghiệp (PEF thay đổi ở nhà và nơi làm việc).

- Dùng để đánh giá mức độ kiểm soát hen suyễn đối với tất cả người bệnh, đặc biệt là với người thường xuyên xuất hiện các cơn hen khó kiểm soát, mức độ các cơn hen từ trung bình đến nặng và phải kiểm soát chặt chẽ hằng ngày.

   Việc đo lưu lượng đỉnh sẽ giúp người nhà và bản thân bệnh nhân có thể sớm nhận ra các bất thường để dùng thuốc cắt cơn kịp thời, không để các triệu chứng trở nên mất kiểm soát, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

   Tuy nhiên,  khi bệnh nhân có cơn hen mức nặng hay ác tính thì việc đo lưu lượng đỉnh sẽ không cần thiết, vì việc cần làm ngay lúc này là cấp cứu cho người bệnh.

 

Đo lưu lượng thở ra đỉnh bằng cách nào?

    Để đo được thông số này, người bệnh cần sử dụng một thiết bị gọi là lưu lượng đỉnh kế. Hiện nay, có hai loại lưu lượng đỉnh kế là loại dùng điện và không dùng điện đều đang được phân phối trên thị trường. Thiết bị này rất dễ sử dụng và hầu hết bệnh nhân lớn hơn 5 tuổi đều có thể tự đo và đọc kết quả chính xác.

   Người bệnh thực hiện đo theo các bước sau:

- Cài đặt lại lưu lượng đỉnh kế về mức 0.

- Người bệnh ngồi hoặc đứng sao cho thoải mái nhất và hít vào một hơi tối đa.

- Ngậm ống thật khít để không làm rò khí, không để môi hay lưỡi che ống vì sẽ làm giảm kết quả đo.

- Thổi nhanh và mạnh vào lưu lượng đỉnh kế.

- Bỏ lưu lượng đỉnh kế ra và ghi lại thông số đo được.

- Người bệnh thực hiện lại điều này tối đa thêm 2 lần nữa để lấy kết quả cao nhất đo được.

   Việc đo lưu lượng đỉnh nên được thực hiện 2 lần mỗi ngày vào sáng và chiều. Thông thường, PEF sẽ thấp vào buổi sáng và cao hơn vào buổi chiều. Nếu đo trong cơn hen, loạt đo đầu tiên sẽ thực hiện như trên. Sau đó, người bệnh được sử dụng thuốc cắt cơn và chờ từ 10 - 20 phút rồi đo lại lần thứ hai để đối chiếu.

 

Lưu lượng đỉnh kế

Lưu lượng đỉnh kế

 

Chỉ số lưu lượng đỉnh thở ra phản ánh điều gì?

    Chỉ số lưu lượng đỉnh kế sẽ phản ánh khả năng kiểm soát cơn hen. Để đối chiếu, người bệnh sẽ cần xác định được giá trị lưu lượng đỉnh tốt nhất của mình. Chỉ số này sẽ được xác định bằng cách:

- Đo 2 lần/ngày trong 2 - 3 tuần khi cơn hen phế quản được kiểm soát tốt.

- Đo cùng thời điểm vào buổi sáng và chiều tối.

- Đo cùng một một dụng cụ lưu lượng đỉnh kế.

   Sau khi xác định được chỉ số này, người bệnh sẽ tiến hành đối chiếu các giá trị đo được hàng ngày với giá trị lưu lượng đỉnh tốt nhất. Theo Tổ chức phòng chống hen toàn cầu - GINA, PEF sẽ phản ánh theo 4 mức độ như sau:

- Mức 1 (hen suyễn từng cơn): Triệu chứng < 1 lần/tuần, triệu chứng về đêm < 2 lần/tháng, PEF >80%.

- Mức 2 (hen suyễn liên tục nhẹ): Triệu chứng > 1 lần/tuần, triệu chứng về đêm > 2 lần/tháng, PEF >80%.

- Mức 3 (hen suyễn liên tục trung bình): Triệu chứng xảy ra mỗi ngày, triệu chứng ban đêm > 1 lần/tuần, 60% ≤ PEF ≤ 80%.

- Mức 4 (hen suyễn liên tục nặng): Triệu chứng liên tục làm hạn chế sinh hoạt, triệu chứng ban đêm thường xuyên hành hạ người bệnh, PEF < 60%.

  Dựa theo từng mức độ nặng nhẹ, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được điều chỉnh  lại việc sử dụng thuốc, cũng như lối sống sinh hoạt của bản thân để kiểm soát các cơn hen tốt hơn.

 

Các biện pháp giúp giảm tần suất tái phát cơn hen cấp

   Để kiểm soát tốt hen phế quản và hạn chế cơn hen cấp tái phát, bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh sẽ cần thực hiện những điều sau đây:

- Kiểm soát những bệnh lý kèm theo (nếu có) như: Trào ngược dạ dày thực quản, thừa cân – béo phì, viêm mũi, viêm xoang,…

- Tăng cường luyện tập thể dục nhưng cần tránh vận động gắng sức.

- Ăn nhiều rau xanh và trái cây, không sử dụng những loại đồ ăn có nguy cơ gây dị ứng,…

- Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, stress.

- Phòng tránh các yếu tố nguy cơ như: Khói thuốc lá, bụi bẩn, bọ nhà, phấn hoa, lông động vật, hay một số loại thuốc (Aspirin, NSAID, thuốc chẹn beta,…).

 

Các yếu tố gây khởi phát cơn hen

Các yếu tố gây khởi phát cơn hen

 

   Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên sử dụng những sản phẩm từ thảo dược giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng và giảm tần suất tái phát cơn hen cấp tính. Hiện nay, BoniDetox chính là sản phẩm với đầy đủ công dụng như vậy.

 

BoniDetox -  Giải pháp từ thiên nhiên giúp kiểm soát hen phế quản toàn diện

   BoniDetox có chứa đến 10 loại thảo dược tự nhiên với các công dụng như:

- Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng hô hấp: Cam thảo Italia, Baicalin, chiết xuất lá oliu, xuyên tâm liên.

- Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi, tăng cường sức đề kháng của phổi như: fucoidan (chiết xuất tảo nâu Nhật Bản), cúc tây, xuyên bối mẫu.

- Nhóm thảo dược giúp giảm viêm, giảm triệu chứng ho đờm, khó thở: Tỳ bà diệp, chiết xuất lá bạch đàn và bồ công anh.

 

Thành phần của BoniDetox

Thành phần của BoniDetox

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDetox

   Qua nhiều năm lưu hành, BoniDetox đã giúp được rất nhiều người bệnh hen phế quản có được cuộc sống yên bình, không còn phải lo lắng về cơn hen tái phát. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!

   Cô Đặng Thị Bích Dư, 58 tuổi, đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định.

   Cô Dư chia sẻ: “Cách đây 5 năm, cô bắt đầu gặp phải những  những cơn hen đầu tiên. Cô cũng không rõ nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này, chỉ biết bác sĩ kê đơn gồm nhiều loại thuốc, hết uống rồi lại xịt, rồi dặn dò tránh xa bụi bẩn, khói thuốc, lông động vật… Dù cô đã tuân thủ vô cùng nghiêm ngặt theo những lời dặn đó, nhưng những cơn hen vẫn tái phát liên tục. Có những đêm, cô có cảm giác không thể thở nổi, may mà vớ được cái ống thuốc xịt kịp thời, không thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.”

   “Ấy vậy mà, từ khi cô dùng BoniDetox của Mỹ, cô không còn bị cơn hen nặng như thế thêm lần nào nữa. Sau khoảng 1 tháng dùng BoniDetox, các tình trạng ho, đờm, khó thở của cô đã cải thiện rõ rệt rồi. Cô kiên trì thêm một thời gian nữa thì thấy thở dễ dàng hơn hẳn, đờm ít hơn rất nhiều, thoải mái lắm, các cơn hen cũng không thấy xuất hiện nữa. Cô ăn ngon, ngủ ngon hơn nên sức khỏe tốt lên rất nhiều.”

 

Cô Đặng Thị Bích Dư, 58 tuổi.

Cô Đặng Thị Bích Dư, 58 tuổi.

 

     Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về cách đánh giá mức độ nặng của cơn hen phế quản bằng lưu lượng đỉnh kế. BoniDetox là sản phẩm vô cùng ưu việt được hàng vạn khách hàng tin tưởng sử dụng để chung sống hòa bình với bệnh lý hen phế quản. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc