Mục lục [Ẩn]
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mãn tính, gặp ở khoảng 10-35% người lớn với tiến triển chậm, không rầm rộ nhưng gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Ngày nay, việc chẩn đoán bệnh không quá phức tạp nhưng cần điều trị lâu dài và tốn kém, nhất là khi đã xảy ra biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin cụ thể về cách chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch và các phương pháp kiểm soát bệnh hiệu quả. Mời các bạn cùng theo dõi!
Suy giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy giảm chức năng dẫn máu từ các cơ quan về tim của hệ tĩnh mạch. Nguyên nhân là do các van tĩnh mạch thuộc hệ tĩnh mạch nông hoặc hệ tĩnh mạch sâu bị suy yếu, làm dòng máu dội ngược trở lại, dẫn đến gia tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, kết quả là các tĩnh mạch này bị phình to và sa giãn.
Người bệnh suy giãn tĩnh mạch gặp phải rất nhiều triệu chứng khó chịu
Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào, nhưng thường gặp nhất ở chân do hệ tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp và phải chịu áp lực lớn. Khi máu khó lưu thông về tim, bị ứ đọng lại trong tĩnh mạch, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng khó chịu như đau nhức, sưng phù, tê bì, chuột rút, nặng chân, tĩnh mạch nông nổi rõ dưới da... Nguy hiểm hơn, nếu người bệnh chủ quan không đi khám, không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như loét không liền sẹo, thuyên tắc phổi, hoại tử chi,...
Cách chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch
Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh suy giãn tĩnh mạch được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng của người bệnh như sau:
Ở giai đoạn đầu
- Triệu chứng mờ nhạt, người bệnh thường có biểu hiện đau chân, mỏi chân, nặng chân hoặc đôi khi chỉ là cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường khi phải đứng lâu, ngồi nhiều. Những triệu chứng này nhanh chóng mất đi khi người bệnh vận động nhẹ nhàng.
- Chuột rút vào ban đêm.
- Cảm giác kiến bò, kim châm, hoặc cảm giác như có dịch lỏng chảy trong chân.
- Nổi các tĩnh mạch nhỏ li ti, nhất là ở vùng cổ chân và bàn chân.
Giai đoạn tiến triển
- Người bệnh bị phù chân: Thường phù ở mắt cá hoặc bàn chân.
Phù chân là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch giai đoạn tiến triển
- Da vùng cẳng chân bị thay đổi màu sắc do máu bị ứ ở tĩnh mạch lâu ngày gây loạn dưỡng.
- Tĩnh mạch trương phồng, nổi rõ gây cảm giác nặng, đau nhức chân, không mất đi khi nghỉ ngơi.
- Xuất hiện các mảng bầm tím trên da.
Giai đoạn nặng, biến chứng
- Huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Tĩnh mạch giãn to có thể bị vỡ gây xuất huyết.
- Nhiễm khuẩn vết loét gây nhiễm trùng.
Cận lâm sàng
- Siêu âm Doppler: Thấy có hiện tượng dòng máu chảy ngược, huyết khối.
Hiện nay, cách chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch rất đơn giản
- Chụp tĩnh mạch có bơm thuốc cản quang chỉ thực hiện khi không xác định được chính xác sự tồn tại và dấu hiệu của các dòng máu chảy ngược trong lòng hệ tĩnh mạch.
Việc chẩn đoán phát hiện bệnh sớm giúp tăng hiệu quả điều trị lên đáng kể. Vì vậy, ngay khi thấy mình có các biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm nhất có thể nhé.
3 phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch
Điều trị nội khoa
- Tăng cường lưu thông máu và giảm áp lực lên hệ tĩnh mạch: Để chân cao khi nghỉ ngơi, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, sử dụng vớ áp lực, giảm cân nếu thừa cân, béo phì và duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ tránh táo bón,...
- Sử dụng các thuốc làm bền thành mạch như daflon, rutin C,... Tuy nhiên, các thuốc này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh và gây nhiều tác dụng phụ lên đường tiêu hóa.
Can thiệp tĩnh mạch
- Phương pháp sử dụng sóng cao tần hoặc năng lượng laser: Trong hai phương pháp này, một catheter được luồn từ gối đến bẹn, sau đó phát sóng radio hoặc năng lượng laser để gây co hoặc xơ hóa đoạn tĩnh mạch cần điều trị. Các phương pháp này chỉ giúp loại bỏ các tĩnh mạch bị suy giãn, giảm triệu chứng tạm thời, chưa tác động được vào nguyên nhân gây bệnh nên nhiều khả năng bệnh sẽ tái phát trên các tĩnh mạch lành khác.
- Phương pháp chích xơ tạo bọt: Một chất gây xơ hóa được tiêm vào lòng tĩnh mạch bị giãn, làm cho lớp trong của tĩnh mạch bị viêm và sau đó dính lại với nhau. Do đó, dòng máu chảy ngược trong các tĩnh mạch đó sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên, việc tiêm thuốc vào các tĩnh mạch không hề đơn giản. Nếu như tiêm ra ngoài mạch máu, thuốc gây xơ sẽ gây hoại tử da và mô dưới da. Do đó phương pháp này cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa mạch máu có chuyên môn cao.
Phương pháp chích xơ tạo bọt
Phẫu thuật
Phẫu thuật Stripping và phẫu thuật Muller: Đây là các phương pháp nhằm loại bỏ các tĩnh mạch bị giãn bằng dụng cụ chuyên dùng.
Ưu điểm của các phương pháp phẫu thuật này là nhanh chóng loại bỏ những tĩnh mạch bị giãn, làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát và quan trọng hơn, tất cả các phương pháp phẫu thuật đều là thử nghiệm hoặc có tỷ lệ thành công thấp và tỷ lệ biến chứng cao.
Như vậy, các biện pháp trên đều tồn tại những nhược điểm lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì thế sử dụng sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện suy giãn tĩnh mạch đang trở thành xu hướng mới được các chuyên gia khuyên dùng vì tính an toàn và hiệu quả vượt trội. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm BoniVein + của Mỹ.
BoniVein + của Mỹ là sản phẩm vừa an toàn vừa hiệu quả cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch
Đẩy lùi bệnh suy giãn tĩnh mạch bằng BoniVein +
Boni Vein + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, với thành phần là sự phối hợp hoàn hảo của nhiều loại thảo dược quý, tác động trên mọi khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch, mang đến hiệu quả toàn diện cho người bệnh. Thành phần cụ thể của BoniVein + gồm có:
- Hạt dẻ ngựa: Hoạt chất Aescin trong hạt dẻ ngựa có tác dụng trợ tĩnh mạch, giúp cải thiện khả năng co bóp của mạch máu, giảm sưng, phù nề, cải thiện các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân.
- Rutin chiết xuất từ hoa hòe giúp tăng cường sức bền của mạch máu, bảo vệ thành mạch, phòng ngừa mạch máu bị đứt, vỡ.
- Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ cam, chanh giúp tăng trương lực tĩnh mạch, giảm sưng phù và ứ máu.
- Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông: Nhóm thảo dược này giúp chống oxy hóa, bảo vệ thành mạch khỏi sự tấn công của các gốc tự do có hại, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.
- Cao bạch quả, butcher broom: Đây là 2 thảo dược giúp hoạt huyết, ngăn ngừa huyết khối và những biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Công thức ưu việt của BoniVein +
Nhờ công thức ưu việt, sử dụng 4-6 viên BoniVein + mỗi ngày sẽ giúp:
- Làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh như đau chân, nặng chân, tê bì, sưng phù, chuột rút,... sau 2-3 tuần sử dụng.
- Làm lặn các tĩnh mạch mạng nhện, tĩnh mạch nổi to sau khoảng 3 tháng sử dụng.
- Ngăn ngừa bệnh tái phát và phòng ngừa hiệu quả các biến chứng nguy hiểm như loét không liền sẹo, huyết khối, thuyên tắc động mạch phổi,...
Không những thế, BoniVein + được sản xuất bằng công nghệ bào chế hiện đại hàng đầu thế giới là công nghệ Microfluidizer. Công nghệ này giúp các thành phần của BoniVein + có kích thước siêu nhỏ, đồng nhất và ổn định, giúp tăng sinh khả dụng lên tối đa. Đặc biệt, BoniVein + có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn cho người sử dụng.
BoniVein + có tốt không?
Hiệu quả của BoniVein + đã được kiểm chứng bởi hàng vạn người bệnh suy giãn tĩnh mạch trên khắp cả nước.
Cô Nguyễn Thị Dung, 60 tuổi, phòng 504G7 phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Đt 0938.204.979
Cô Nguyễn Thị Dung, 60 tuổi
Cô Dung kể: “Bác sĩ chẩn đoán cô bị suy giãn tĩnh mạch lâu rồi nhưng lúc về hưu cách đây 3 năm bệnh mới trở nặng. Cô bị đau, buốt ở phần bắp chân rất khó chịu. Bình thường cô bị tê quanh vùng mắt cá chân thôi nhưng đứng lâu thì tê nhức cả hai chân. Vùng da ở đầu gối và bắp chuối lúc nào cũng căng bóng khiến cô không thể ngồi gập chân xuống được. Đã thế, chân cô còn nổi rất nhiều gân xanh, tím lịm cả đầu gối chân trái nhìn như bị ngã.”
“Thật may mắn trong một lần tra cứu thông tin về bệnh suy giãn tĩnh mạch, cô tình cờ biết tới sản phẩm BoniVein + của Mỹ. Cô ra nhà thuốc mua ngay và dùng với liều 6 viên mỗi ngày chia 2 lần thì thấy các triệu chứng cải thiện từng ngày. Rõ rệt nhất là sau 20 ngày, chân cô đỡ đau và căng tức, đi lại thoải mái hơn trước rất nhiều. Sau 2 tháng thì cô thấy hết hẳn triệu chứng từ tê, buốt, cho tới đau nhức, chân đi lại nhẹ bẫng như không. Không những thế, dần dần những tĩnh mạch nổi ở chân và mấy mảng xanh tím trước kia đều mờ đi hẳn, dù chưa hết được nhưng cũng không còn nhìn rõ nữa rồi. Sau đó, cô giảm xuống liều 4 viên BoniVein + một ngày và sau 6 tháng cô chỉ dùng duy trì 2 viên mỗi ngày để phòng bệnh tái phát thôi.”
Bác Trần Thị Lý (tên ở nhà là Tư), 72 tuổi, số 726 đường Hùng Vương, khu vực 5, thị xã Ngã Bảy, phường Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, điện thoại 0356.070.362.
Bác Trần Thị Lý, 72 tuổi
Bác Lý kể: “Chân bác bị đau lâu rồi nhưng đầu năm 2018 thì mới trở nặng, khi đó bác đi khám thì bác sĩ chẩn đoán là bị suy giãn tĩnh mạch. Cả hai chân bác tê bì, nặng nề, đau nhức, da chân căng bóng, chân phù to giống như chỉ cần rạch một đường chỉ là sẽ nứt toác ra. Bác muốn đứng lên đi lại thì phải có người dìu mới đứng dậy được. Bác đi khám khắp nơi, ai mách gì bác cũng làm theo, nào ngâm chân, uống thuốc tây rồi đắp thuốc đông y cũng có nhưng bệnh không được cải thiện chút nào. Dần dần, bác phải nằm liệt giường luôn, không đi lại được. Đã thế chân bác còn nổi những tĩnh mạch xanh lè, to đùng, xệ cả xuống. Bác lo lắng lắm.”
“May sao bác được một bác ở cùng phường giới thiệu dùng BoniVein +. Bác dùng liều 6 viên mỗi ngày chia 2 lần. Sau 1 tháng, chân bác đã đỡ tê bì, đau nhức, buốt. Hết 2 tháng thì bệnh chuyển biến rõ ràng, chân bác nhẹ nhàng hơn, triệu chứng đau nhức, tê bì chân giảm 70%, bác đã nhúc nhích chân ra khỏi giường, đứng lên ngồi xuống được. Và sau gần 5 tháng dùng BoniVein + liên tục, bác đã đi lại nhẹ nhàng như người bình thường, các tĩnh mạch nổi to xanh lè trước đây cũng đã co nhỏ lại và mờ dần đi. Cả nhà bác đều mừng vui như hội. Bác nhất định sẽ tiếp tục sử dụng BoniVein + lâu dài để ngăn ngừa bệnh tái phát và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.”
Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã có thêm thông tin và kiến thức về cách chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch và các phương pháp điều trị bệnh hiện nay, đồng thời nắm được giải pháp BoniVein + giúp cải thiện bệnh lý này an toàn và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hay cần tìm hiểu thêm về sản phẩm BoniVein+, mời bạn gọi vào số hotline miễn cước 1800.1044 trong giờ hành chính để được hỗ trợ. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM: