Mục lục [Ẩn]
Thật tuyệt vời nếu sau một ngày dài mệt mỏi, bạn được ngủ một giấc ngon sâu thẳng đến sáng. Nhưng hiện nay, ngày càng có nhiều người bị rối loạn giấc ngủ, khiến họ khó vào giấc ngủ, ngủ không ngon, hoặc đôi khi là ngủ quá nhiều, cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Nếu cũng đang gặp một hoặc nhiều các vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được những phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả, vì vậy đừng bỏ lỡ nhé!
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng như thế nào?
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng như thế nào?
Một giấc ngủ bình thường là khi con người dễ vào giấc ngủ, ngủ sâu ngon, đủ giấc, tỉnh dậy người sảng khoái, khỏe khoắn. Khi các yếu tố trên có sự thay đổi thì được coi là rối loạn giấc ngủ, không phải chỉ người bị ngủ ít đi mà ngay cả khi ngủ nhiều lên, thường xuyên trong trạng thái buồn ngủ cũng được gọi là rối loạn giấc ngủ.
Cụ thể, các dạng của rối loạn giấc ngủ đó là:
Mất ngủ
Đây là dạng thường gặp nhất của rối loạn giấc ngủ. Người bệnh có một hoặc nhiều các triệu chứng như:
- Khó hoặc không thể vào giấc ngủ: Người bệnh trằn trọc mãi không ngủ được dù đã loại bỏ tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ như tiếng ồn, ánh sáng, thiết bị điện tử…
- Thời lượng giấc ngủ ngắn: Tổng thời gian ngủ của người bệnh ít hơn so với thời gian ngủ trung bình của những người cùng độ tuổi.
- Dễ tỉnh giấc trong đêm: Chỉ cần một tác động nhỏ, thậm chí không có bất kỳ tác động nào, người bệnh cũng dễ dàng bị tỉnh giấc trong đêm. Một khi đã tỉnh giấc thì họ rất khó hoặc không thể quay trở lại giấc ngủ được.
- Ngủ chập chờn: Người bệnh ngủ trong trạng thái mơ màng, ngủ không sâu giấc, có thể ý thức được những sự việc bên ngoài một cách lơ mơ, mộng mị, có một vài ý nghĩ rời rạc trôi nổi trong đầu.
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi ngủ dậy, kèm theo một số biểu hiện khác do thiếu ngủ như hay lo lắng, giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ, dễ cáu gắt, tâm lý bất ổn.
Mất ngủ là một dạng điển hình của rối loạn giấc ngủ
Dựa vào thời gian bị mất ngủ mà bệnh được chia thành cấp tính và mạn tính.
- Mất ngủ cấp tính: Là tình trạng mất ngủ xuất hiện trong vài đêm hoặc một vài tuần, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như căng thẳng, stress, thay đổi múi giờ, bị ảnh hưởng bởi môi trường nhiều tiếng ồn, ánh sáng mạnh…
- Mất ngủ mạn tính: Là tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng.
Rối loạn tỉnh táo và ngủ nhiều
Biểu hiện của dạng này gồm ngủ nhiều, buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật trong ngày. Trái ngược với mất ngủ, dạng rối loạn này thường khó nhận biết và không được quan tâm nên gây khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị.
Các dạng rối loạn giấc ngủ kiểu này bao gồm:
- Ngủ nhiều do thiếu ngủ liên tục: Người bệnh thường ngủ li bì khó thức dậy, ngủ gật trong ngày, khó tập trung chú ý, người mệt mỏi, cảm giác bồn chồn, dễ cáu gắt… Trường hợp này liên quan đến những người làm việc quá nhiều, làm việc ca đêm, phụ nữ sau sinh…
Ngủ nhiều cũng là một dạng của rối loạn giấc ngủ
- Chứng ngủ rũ: Người bệnh có cảm giác vô cùng buồn ngủ vào ban ngày, họ thường thấy rất mệt mỏi và ngủ thiếp đi mà không hay biết cũng không thể cưỡng lại được.
- Ngủ nhiều do thuốc: Một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh, thuốc kháng dị ứng, thuốc giãn cơ… có thể dẫn đến tình trạng ngủ nhiều, ngủ li bì nhưng không đạt được chất lượng giấc ngủ.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Là sự rối loạn trong giấc ngủ, trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức.
Rối loạn nhịp sinh học ngày đêm
Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ mà ít người để ý đến, bao gồm các dạng như:
- Hội chứng pha sớm: Dạng rối loạn giấc ngủ này thường gặp ở người lớn tuổi. Người bệnh sẽ thức dậy rất sớm (khoảng 2-3 giờ sáng) và không ngủ lại được. Tuy nhiên, họ lại có nhu cầu ngủ sớm vào buổi chiều.
Thức dậy sớm và buồn ngủ sớm là biểu hiện của hội chứng pha sớm
- Hội chứng nhịp ngày đêm dài: Người bệnh đi ngủ rất trễ (sau 12h đêm) và khó thức dậy vào buổi sáng.
- Hội chứng pha trễ: Người bệnh rất khó vào giấc ngủ nên thường ngủ trễ, nhưng lại phải dậy sớm đi học, đi làm. Vì vậy, người bệnh sẽ hay buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật vào buổi sáng và cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng cách nào?
Để có giấc ngủ chất lượng, ngon và đủ giấc ngủ mỗi đêm, bạn nên áp dụng đồng thời các phương pháp sau đây:
Dùng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ
Hiện nay có nhiều thuốc điều trị chứng rối loạn giấc ngủ như benzodiazepine, Amitriptylin, zolpidem, chloral hydrate… Tùy thuộc vào tình trạng của từng người (dạng rối loạn giấc ngủ, mức độ nghiêm trọng…) mà bác sĩ sẽ kê đơn sao cho phù hợp.
Cần lưu ý rằng, các loại thuốc tây điều trị rối loạn giấc ngủ đều gây ra nhiều tác dụng phụ và cần được bác sĩ chỉ định, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc bỏ thuốc đột ngột mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Cần đặc biệt cẩn trọng khi dùng thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ
Giải tỏa căng thẳng, đồng thời có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp
Phương pháp này rất quan trọng và áp dụng được với tất cả các loại rối loạn giấc ngủ. Dù dùng phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ nào đi nữa mà không giải tỏa được căng thẳng, đồng thời có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp thì bệnh sẽ rất khó, thậm chí là không cải thiện.
- Giải tỏa căng thẳng: Người bệnh cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, vui chơi, gặp gỡ bạn bè nói chuyện, giải tỏa căng thẳng, stress. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ, chạy bộ, đọc sách, nghe nhạc…. giúp tinh thần thư thái, dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn.
- Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:
+ Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử 1 giờ trước khi ngủ.
+ Giữ môi trường phòng ngủ thích hợp: Phòng ngủ đủ tối, không để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh khi ngủ.
+ Không ăn quá no trước khi ngủ.
+ Hạn chế rượu bia, cà phê, thuốc lá trước khi ngủ.
+ Nên thư giãn đầu óc trước khi ngủ bằng cách tập yoga, ngồi thiền, tắm nước ấm, đọc sách,...
+ Không nên ngủ trưa quá nhiều.
+ Chỉ sử dụng giường để ngủ, không dùng điện thoại, laptop, xem ti vi, làm việc, ăn uống,... trên giường.
Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử 1 giờ trước khi ngủ
Sử dụng sản phẩm từ thảo dược giúp tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên
Giấc ngủ sinh lý là giấc ngủ sâu, ngon, êm dịu, đủ giấc vào ban đêm, giúp chúng ta cảm thấy khỏe khoắn, thoải mái, hưng phấn khi tỉnh dậy và trong cả ngày hôm sau. Lấy lại được giấc ngủ sinh lý tự nhiên cũng có nghĩa là các vấn đề về rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ nhiều, rối loạn nhịp sinh học ngày đêm đã được giải quyết. Để làm được điều đó, bạn nên uống BoniHappy + của Mỹ với liều 4 viên/ngày.
BoniHappy + - Giải pháp hoàn hảo giúp lấy lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên
BoniHappy + - Giải pháp hoàn hảo giúp lấy lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên
BoniHappy + là sản phẩm giúp ngủ ngon được nhập khẩu từ Mỹ. Đặc biệt, BoniHappy + giúp người dùng lấy lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên, không phải giấc ngủ ép.
BoniHappy + có thành phần L-Arginine, GHRP-2, Shilajit P.E sẽ giúp kích thích tuyến yên trong não tăng tiết hormon tăng trưởng HGH. Đây là hormone chính kiểm soát các cơ quan và chức năng trong cơ thể, chịu trách nhiệm trực tiếp tái tạo mô, thay thế tế bào, cải thiện chức năng não và chức năng enzym, thiết lập lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên. Khoa học đã chứng minh, nguyên nhân gốc của người mất ngủ mạn tính, người mất ngủ do tuổi tác là do cơ thể thiếu hụt hormone này và BoniHappy + sẽ giúp loại bỏ nguyên nhân đó.
Ngoài ra, BoniHappy + còn có các thành phần từ tự nhiên khác, tác động toàn diện giúp người dùng có được giấc ngủ ngon sâu, chất lượng, đó là:
- Các thành phần giúp an dịu thần kinh, tạo giấc ngủ ngon: Gồm các thảo dược dây tơ hồng, rau diếp khô, cây trinh nữ, hoa lạc tiên, châu mẫu bối, lá đậu phộng.
- Các thành phần giúp phòng ngừa suy nhược thần kinh: GABA, acid L-glutamic. Trong đó, Acid glutamic giúp phòng ngừa và giảm các triệu chứng suy nhược thần kinh do thiếu hụt acid glutamic, gồm mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt. Còn GABA giúp ngăn cản các dẫn truyền căng thẳng và bất an đến vùng thần kinh trung ương.
- Thành phần giúp giảm lo âu, căng thẳng, stress: Vitamin B6 và các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động bình thường của hệ thống thần kinh, giúp ổn định nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, giúp giảm lo âu, stress, căng thẳng.
Thành phần và tác dụng của sản phẩm BoniHappy +
Hiệu quả của BoniHappy + đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông. Kết quả nghiên cứu cho thấy: BoniHappy + có tác dụng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, tạo giấc ngủ sâu ngon, cải thiện và phục hồi sức khỏe, hiệu quả tốt và khá rất cao là 86.7% sau 2 tháng sử dụng.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về các phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ. Để có thể ngủ sâu, ngon mỗi tối, lấy lại giấc ngủ sinh lý tự nhiên, bạn nên uống BoniHappy + đều đặn mỗi ngày. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM: