Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về phân loại insulin, các loại insulin phổ biến hiện nay

Thứ năm, 10-10-2019 15:06 PM

Mục lục [Ẩn]

   Insulin thường được sử dụng trong phác đồ điều trị đái tháo đường (ĐTĐ) type 1 và type 2 nhằm thay thế quá trình bài tiết insulin sinh lý, kiểm soát nồng độ đường huyết của bệnh nhân tiểu đường. Hiện nay, trên thị trường có nhiều dạng insulin khác nhau về đặc tính dược động học và thời gian tác dụng, người bệnh tiểu đường cần phải tìm hiểu kỹ, tham khảo ý kiến, lời khuyên của các bác sĩ trước khi sử dụng. Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phân loại insulin và đặc điểm của các loại Insulin này nhé.

Insulin là gì?

 

insulin là gì

Cấu trúc bậc 1 của insulin

 

Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Insulin còn có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

Về cấu tạo, Insulin là 1 polypeptide có 51 acid amin gồm 2 chuỗi: A và B, chuỗi A có 21 acid amin, chuỗi B có 30 acid amin được nối với nhau bằng cầu nối Disulfide.

Insulin được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ glucose trong máu.

Vai trò của insulin trong điều trị đái tháo đường

Đái tháo đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa mãn tính có những biểu hiện như: Tăng glucose máu kết hợp với bất thường về chuyển hóa carbohydrat, lipid và thần kinh và các bệnh tim mạch do hậu quả của xơ vữa động mạch.

Đái tháo đường có các thể bệnh khác nhau, thường gặp nhất là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2, ngoài ra còn có đái tháo đường thai kỳ và thể bệnh chuyên biệt của đái tháo đường do các nguyên nhân khác (đái tháo đường thứ phát).

Insulin là một hormone có vai trò trong sự trao đổi chất của cơ thể. Insulin điều chỉnh cách cơ thể sử dụng và lưu trữ đường, chất béo. Nhiều tế bào trong cơ thể dựa vào insulin để lấy glucose từ máu, tạo năng lượng.

  • Vai trò của insulin và lượng đường trong máu.

Insulin giúp kiểm soát đường huyết bằng cách báo hiệu gan và các tế bào cơ, tế bào mỡ sử dụng glucose từ máu. Do đó, insulin giúp các tế bào hấp thụ đường để sử dụng sinh năng lượng.

Nếu cơ thể đã có đủ năng lượng, insulin truyền tín hiệu tới gan để hấp thụ đường và lưu trữ dưới dạng glycogen.

Gan có thể lưu trữ lên đến khoảng 5% khối lượng của nó dưới dạng glycogen.

Một số tế bào trong cơ thể có thể hấp thụ glucose từ máu mà không cần có insulin, nhưng hầu hết các tế bào đều cần sự có mặt của insulin.

Insulin được coi như chiếc chìa khóa cho phép mở cửa tế bào để tiếp nhận glucose.

  •  Vai trò của insulin với bệnh tiểu đường type 1

Trong bệnh tiểu đường type 1, cơ thể không sản xuất đủ insulin để điều tiết lượng đường trong máu. Sự thiếu hụt insulin làm kênh vận chuyển không thể mở để tiếp nhận glucose.

Nếu không có sự hiện diện của insulin, nhiều tế bào của cơ thể không thể lấy glucose từ máu và do đó, cơ thể sẽ buộc phải  sử dụng nguồn năng lượng khác.

Do vậy bệnh nhân bị tiểu đường type 1 buộc phải tiêm insulin để điều hòa đường máu cho cơ thể.

  • Vai trò của insulin và tiểu đường type 2

Bệnh tiểu đường type 2 được đặc trưng bởi hiện tượng cơ thể không đáp ứng hiệu quả của insulin. Điều này được gọi là sự đề kháng insulin. Kết quả là cơ thể ít có khả năng hấp thu glucose từ máu. Trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường type 2, cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất nhiều insulin hơn bình thường.

Sự đề kháng insulin làm mất khả năng ra hiệu cho kênh vận chuyển mở để tiếp nhận glucose.

Nếu bệnh tiểu đường type 2 phát triển trong một số năm, việc tuyến tụy tăng tiết insulin có thể dẫn đến sự mất mát của các tế bài sản xuất insulin (được gọi là các tế bào beta của tuyến tụy).

Tùy thuộc vào mức độ kháng insulin, những người bị bệnh tiểu đường type 2 cũng có thể cần phải tiêm insulin để kiểm soát nồng độ đường trong máu của họ, cùng với việc sử dụng các thuốc điều trị khác.

Khi nào thì insulin được sử dụng

Insulin thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Có thể dùng insulin ngay từ lần khám đầu tiên nếu mức HbA1C trên 9% mà mức glucose máu lúc đói trên 15mmol/l.

  • Người bệnh đái tháo đường nhưng đang mắc một bệnh cấp tính khác; ví dụ nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ...

  • Người bệnh đái tháo đường bị suy thận có chống chỉ định dùng thuốc viên hạ glucose máu; người bệnh có tổn thương gan...

  • Người đái tháo đường mang thai hoặc đái tháo đường thai kỳ.

  • Người điều trị các thuốc hạ glucose máu bằng thuốc viên không hiệu quả; người bị dị ứng với các thuốc viên hạ glucose máu...

Phân loại insulin

Hiện nay có rất nhiều loại insulin, được phân loại theo các dạng sau:

Phân loại insulin theo nguồn gốc

   Nếu căn cứ vào nguồn gốc thì có thể chia insulin làm hai loại chính là:

  • Insulin có nguồn gốc từ động vật

  • Insulin được tổng hợp bằng công nghệ di truyền (còn được gọi là human insulin hay insulin người do có cấu trúc giống hệt của người).

   Insulin động vật là loại insulin được lấy từ tế bào tuyến tụy của lợn hoặc từ tuyến tụy của bò. Do kết cấu phân tử của insulin người và của động vật là không giống nhau cho nên nếu tiêm insulin động vật vào người thì hệ thống miễn dịch cơ thể của một số người sẽ có phản ứng đào thải ngay. Từ đó khiến cho insulin tiêm vào không phát huy được hết tác dụng giảm hàm lượng đường trong máu.

   Điều này có thể giải thích được câu hỏi của một số người bệnh thắc mắc rằng: Tại sao liều lượng insulin tiêm vào ngày một nhiều nhưng vẫn không có hiệu quả. Một số bệnh nhân khác sau khi tiêm insulin còn có các phản ứng phụ như phát ban ngoài da, bị sốt, teo mô mỡ và thậm chí là bị sốc phản vệ. 

  Còn insulin tổng hợp bằng công nghệ di truyền có cấu trúc giống hệt insulin của người nói chung nên liều lượng sử dụng cũng không nhất thiết cần nhiều như dùng insulin động vật. Và khi dùng insulin tổng hợp thì cũng ít khi xảy ra các phản ứng phụ như dị ứng bộ phận, dị ứng toàn thân mà khả năng hạ đường huyết lại hiệu quả tốt hơn.

Phân loại insulin theo mức độ tinh khiết

   Theo mức độ tinh khiết của sản phẩm bào chế thì insulin có thể được chia ra làm 3 loại là:

+ Insulin phổ thông.

+ Insulin đơn phân.

+ Insulin đơn tổ phân.

   Trong 3 loại thì độ tinh khiết của các loại sau sẽ cao hơn loại trước. Mà độ tinh khiết càng cao thì sẽ càng hiệu quả và hạn chế được những tác dụng phụ không đáng có. Do đó khi chữa trị người bệnh hãy cố gắng sử dụng loại insulin tổng hợp với độ tinh khiết càng cao càng tốt.

Xem thêm: Liều mạng như dùng chung đơn thuốc đái tháo đường

 

Phân loại insulin theo thời gian tác dụng

Về thời gian tác dụng thì insulin cũng được phân thành các loại insulin sau:

  • Insulin tác dụng nhanh (Rapid-acting): Lispro, Aspart, Glulisine

  • Insulin tác dụng ngắn (Short-acting): Regular

  • Insulin tác dụng trung bình (Intermediate-acting): NPH

  • Insulin trộn sẵn (Pre-mixed): Mixtard, Novomix

Các loại insulin này có đặc điểm về thời gian tác dụng khác nhau:

- Insulin tác dụng nhanh (Rapid-acting):

    Loại insulin này bắt đầu hoạt động khoảng 15 phút sau khi tiêm và đạt đỉnh sau 0,5 - 1 giờ, thời gian tác dụng là 3-5 giờ.

Ưu điểm:

  • Thuận tiện cho người sử dụng

  • Thời gian bắt đầu tác dụng nhanh

  • Phù hợp với nồng độ đỉnh của glucose máu nên nguy cơ hạ đường huyết sau ăn thấp, không cần thêm bữa ăn phụ.

  • Thời gian tác dụng là 3-5 giờ, nên tác dụng của insulin kết thúc trước bữa ăn tiếp theo, không gây tích lũy liều.

Nhược điểm

  • Phải tiêm nhiều lần, gây khó khăn cho người sử dụng

- Insulin tác dụng ngắn

Loại insulin này bắt đầu có tác dụng khoảng 30 phút sau khi tiêm và đạt đỉnh sau khoảng 2 đến 3 giờ và có tác dụng kéo dài trong 3 đến 6 giờ.

Bạn nên tiêm insulin trước bữa ăn và trước khi tiêm insulin tác dụng kéo dài.

Những loại insulin tác dụng ngắn gồm: Humulin R, Novolin R.

- Insulin tác dụng trung bình (Intermediate-acting):

   Loại insulin này thường bắt đầu có tác dụng khoảng 2 đến 4 giờ sau khi tiêm và đạt đỉnh khoảng 4 đến 12 giờ sau đó, kéo dài tác dụng trong 12 đến 18 giờ.

Ưu điểm:

  • Giảm bớt số lượng mũi tiêm so với insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng ngắn

Nhược điểm:

  • Quá trình giải phóng insulin không giống với sự tiết insulin sinh lý: có thể gây hiện tượng hạ đường huyết vào ban đêm

  • Không thể chỉ tiêm một lần cho cả ngày như insulin tác dụng kéo dài

- Insulin tác dụng kéo dài (Long-acting):

   Thời gian thuốc tác động tốt nhất là từ 10-15 giờ sau khi tiêm. Thời gian thuốc tác động có hiệu quả nhất là từ 18-24 giờ.

Nếu dùng kết hợp các loại với nhau, mục đích là để giảm liều lượng và số lần tiêm insulin cho người bệnh thì ta sẽ được loại hiệu quả hỗn hợp.

  Người bệnh có thể sử dụng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và việc điều chỉnh liều lượng insulin trong quá trình điều trị sẽ căn cứ trên kết quả xét nghiệm đường huyết.

Chỉ định sử dụng insulin trong từng trường hợp tiểu đường cụ thể

 

các loại isulin

 

Tiểu đường type 1:

Người bệnh tiểu đường tuýp 1 do cơ thể không có khả năng tự tiết ra insulin hoặc tiết ra lượng insulin quá ít không đáp ứng được với yêu cầu của cơ thể thì sẽ phải bắt buộc chữa trị bằng cách tiêm insulin vào và cứ tiêm như vậy cho đến cuối đời. Nếu như không tiêm insulin thì cơ thể sẽ bị ngộ độc ceton gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tiểu đường type 2:

Người bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được chữa trị bằng cách hạn chế ăn uống, chăm chỉ luyện tập, sinh hoạt đều đặn khoa học… Tuy nhiên sau một thời gian mà vẫn không thấy biến chuyển tốt thì phải chuyển ngay sang phương pháp chữa trị bằng cách uống thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm bổ sung insulin hoặc có thể kết hợp cả hai cách này.

Tiểu đường thai kỳ:

Người bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai hay cho con bú thì chỉ nên chữa trị bằng cách tiêm insulin mà thôi.

Tiểu đường ở người lớn tuổi:

Người bệnh tiểu đường lớn tuổi có tính miễn dịch kém cũng có thể dùng phương pháp tiêm insulin.

Cách bảo quản và sử dụng các loại insulin

Bảo quản insulin

Nên bảo quản thuốc insulin chính xác theo những bước sau để đảm bảo thuốc có thể hoạt động hiệu quả:

  • Bảo quản insulin ở những nơi không có ánh sáng và nhiệt. Nếu không bảo quản insulin trong tủ lạnh thì hãy bảo quản nó ở mức độ lạnh vừa đủ (nhiệt độ từ 13,3330C và 26,670C);

  • Không được để insulin đông lạnh. Nếu insulin bị đông thì không được dùng nó, kể cả khi nó được rã đông;

  • Cần bảo quản chai insulin không sử dụng, hộp đựng và bút tiêm insulin trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2,220C đến 7,780C. Nếu bảo quản hợp lý, insulin sẽ có tác dụng tốt đến ngày hết hạn in trên chai.

  • Giữ hộp đựng và bút tiêm insulin đang sử dụng gần đây ở nhiệt độ phòng (từ 13,330C và 26,670C).

Cách dùng insulin

Trước khi dùng, cần đo nhiều lần và ghi mức độ đường trong máu để bác sĩ biết mà ra toa số lượng cần thiết.

Thường thì người bệnh cần tiêm ít nhất hai lần một ngày, có người cần đến ba bốn lần tiêm mới đủ để kiểm soát đường trong máu.

  • Với insulin có tác dụng ngắn hạn hoặc trung bình, ngày tiêm 2 lần: trước bữa sáng và bữa cơm tối. Insulin ngắn hạn giúp kiểm soát đường vào buổi sáng và chiều tối. Insulin trung bình cho buổi chiều và qua đêm.

  • Với insulin ngắn hạn, ngày tiêm 3 lần cho buổi sáng và trước cơm chiều, insulin trung bình cho ban đêm.

  • Với insulin ngắn hạn, ngày tiêm nhiều lần trước bữa ăn chính và insulin trung bình trước khi đi ngủ.

Hiện nay, có máy bơm insulin (infusion pump) được sử dụng rất phổ biến. Bơm liên tục để đưa vào da một lượng insulin nhỏ đủ để duy trì đường huyết bình thường đồng thời có thể tự điều chỉnh để gia tăng insulin tùy theo nhu cầu, nhờ đó ta có thể ăn uống tự do hơn một chút.

Ngoài ra insulin dạng hít (inhalation) cũng đang được sử dụng và cũng khá công hiệu.

Dùng insulin nhiều thì đường huyết sẽ xuống quá thấp, người bệnh bị phản ứng insulin mà triệu chứng là: nhức đầu, tim đập nhanh, người run rẩy, mệt mỏi, mất định hướng, đổ mồ hôi, buồn nôn, đói bụng, đôi khi bất tỉnh, làm kinh, hôn mê.

Khi mới dùng insulin thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách thay đổi liều lượng. Sau một thời gian, đã quen với tình trạng bệnh của mình thì bệnh nhân có thể tự tăng giảm thuốc. Thường thường thì gia tăng insulin ngắn hạn khi ăn nhiều hơn thường lệ và ít vận động; giảm insulin này khi ăn ít hơn và làm nhiều việc lao động chân tay.

Kỹ thuật chích insulin

Insulin có nhiều loại khác nhau với công dụng khác nhau. Không nên tự động thay đổi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ trước.

Cần kiểm tra nhãn hiệu trên lọ insulin cho đúng loại. Vứt bỏ insulin nếu thấy đục hoặc đặc sệt. Các insulin bình thường đều như sữa, không lợn cợn đóng hột. Trước khi rút thuốc vào ống tiêm, lăn chai thuốc trong lòng bàn tay cho dung dịch hòa đều, ngoại trừ với insulin short-acting. Đừng lắc lọ thuốc quá mạnh vì bọt khiến cho lượng thuốc hút vào không chính xác.

Trước khi lấy thuốc, kéo ống tiêm lên để không khí vào ống tiêm bằng với phân lượng insulin, cắm kim vào lọ, bơm không khí vào rồi hút thuốc.

Mua ống chích tùy theo loại insulin và phân lượng tiêm. Nên dùng ống tiêm của một nhà sản xuất để số lượng insulin mỗi lần rút ra được đồng đều. Mặc dù không được khuyến khích, nhưng khi dùng lại kim ống tiêm cũ thì nên chùi kim cho sạch với rượu cồn hoặc đun trong nước sôi độ dăm phút. Cũng không nên dùng đi dùng lại nhiều lần quá.

Nơi tiêm thuốc thường là trên bụng (hiệu lực mau nhất), mông, mặt trước của đùi (hiệu lực chậm nhất), mặt sau của tay (hiệu lực trung bình). Thay đổi chỗ tiêm để tránh tổn thương và sẹo dày cho tế bào mỡ ở vùng đó, cản trở hấp thụ thuốc.

Sau khi tiêm, thoa nhẹ trên da chỗ tiêm để thuốc mau phân tán. Tránh chích nơi da bị nhiễm độc hoặc bị dị ứng, nổi ban đỏ.

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng insulin

Sử dụng insulin có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Hạ đường huyết

Tiêm insulin điều trị tiểu đường có thể làm giảm nồng độ đường huyết trong máu nhanh và đột ngột, thậm chí có thể dẫn đến hôn mê. Hạ đường huyết là tác dụng phụ của insulin không mong muốn hay gặp nhất.

  • Phản ứng dị ứng

Phản ứng tại chỗ như xuất hiện các vết mẩn đỏ, phù hoặc ngứa tại vị trí tiêm và sẽ hết sau vài ngày đến vài tuần. Dị ứng có thể liên quan đến yếu tố khác như các chất sát khuẩn gây kích ứng, tiêm quá nông hoặc dị ứng với các thành phần là chất bảo quản.

Phản ứng toàn thân hiếm gặp hơn, có thể liên quan đến insulin hoặc metacresol. Hai chất này có thể gây phản ứng toàn thân như lên cơn khó thở, thở khò khè, hạ huyết áp, tăng nhịp tim hoặc vã mồ hôi.

  • Loạn dưỡng lipid

Khi thấy xuất hiện một vùng da lõm xuống, nặng hơn có thể mất hoàn toàn tổ chức mỡ dưới da ở một diện tích rộng tại chỗ tiêm thì đó là tình trạng loạn dưỡng lipid.

Đây là một trong những biến chứng nặng hay gặp ở trẻ em và phụ nữ có thể xuất hiện từ 1 - 6 tháng sau khi tiêm, gây teo lớp mỡ dưới da tại chỗ tiêm.

  • Quá liều insulin

Quá liều insulin có thể xảy ra nếu người bệnh dùng nhiều insulin hơn mức độ cần của cơ thể hoặc tự điều chỉnh insulin không theo chỉ dẫn. Cũng có lúc bỏ ăn hoặc ăn uống thất thường cũng sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc điều chỉnh liều insulin của bác sĩ điều trị và có thể dẫn đến hạ đường huyết. Những trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến co giật thậm chí tử vong

Như vậy, insulin là liệu pháp quan trọng trong quá trình điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên, sử dụng insulin có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mặc dù thị trường có rất nhiều phân loại insulin, khi chuyển sang sử dụng loại insulin khác hay sang nhãn hiệu insulin khác, tuyệt đối cần sự hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Chỉ sử dụng insulin khi có chỉ định của bác sĩ, trong quá trình sử dụng insulin cần thường xuyên tái khám để được bác sĩ hiệu chỉnh liều thích hợp, đặc biệt ở bệnh đái tháo đường tuýp 1 để tránh tác dụng phụ, nguy cơ tăng đường huyết và nhiễm toan ceton do đái tháo đường.

Biện pháp kiểm soát đường huyết an toàn áp dụng cho mọi bệnh nhân tiểu đường

Người bệnh tiểu đường đang tiêm insulin cần chú ý thêm những điều sau để đường huyết ổn định và duy trì ở giới hạn an toàn:

- Ăn uống lành mạnh, có kiêng khem, giảm những thực phẩm có hàm lượng đường và tinh bột cao. Ngoài ra cần ăn các thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, ít muối, ít đường và giàu chất xơ, chẳng hạn như các loại đậu, hoa quả, rau xanh, và ngũ cốc. Điều này giúp bệnh nhân tiểu đường đạt được mức cân nặng hợp lý, giữ đường huyết ở mức cho phép, ngăn ngừa các bệnh lý trên tim, mạch máu...Thêm nữa là người bệnh không nên bỏ bữa , nhịn ăn, mà nên chia nhỏ bữa ăn

- Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao: Người bệnh tiểu đường có thể tham khảo rất nhiều bộ môn thể thao tốt như đi bộ, bơi lội, khiêu vũ, yoga, thiền...khiến cơ thể năng động, tăng cường sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác: hỗ trợ cho tăng hiệu lực của insulin, giúp người thừa cân giảm cân, giúp hệ thống tim mạch hoạt động tốt hơn...Vận động không cần quá nặng mà cần tần suất thường xuyên, cường độ phù hợp với thể trạng của từng người mới là tốt nhất.

- Tiêm insulin theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian tiêm. Bên cạnh đó, nếu bác sĩ có chỉ định cùng các thuốc khác, đặc biệt là thuốc tây hóa dược trị tiểu đường cần kết hợp thêm chế phẩm từ thảo dược thiên nhiên để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây và tăng cao hiệu quả điều trị , ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

- Kết hợp sử dụng sản phẩm ổn định đường huyết có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên BoniDiabet.

BoniDiabet - Sản phẩm số 1 từ Mỹ và Canada cho bệnh nhân tiểu đường

 

sản phẩm bonidiabet

 

BoniDiabet là sản phẩm được sản xuất tại hệ thống nhà máy Viva Pharmaceutical Inc  - Canada và nhà máy J&E International - Mỹ thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới, đạt tiêu chuẩn cGMP của: FDA, Bộ y tế Canada và WHO. Đây là sản phẩm cực kỳ tốt cho bệnh nhân tiểu đường. 

   Sản phẩm đã được công ty Botania nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam gần 1 thập kỷ qua bởi tác dụng tuyệt vời, khắc phục được hết các tác dụng phụ của thuốc tây và ngăn ngừa được biến chứng của bệnh tiểu đường trên cả tim, gan, mắt, thận, thần kinh.

   BoniDiabet có thành phần 100% từ thiên nhiên nên rất an toàn, không tác dụng phụ như thuốc tây. BoniDiabet là sản phẩm duy nhất trên thị trường bổ sung các nguyên tố vi lượng như kẽm, crom, selen, Ma giê…. để ổn định đường huyết, giúp giảm và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả. Hiệu quả của BoniDiabet đã được hàng trăm nghìn bệnh nhân tiểu đường trên cả nước chứng minh, trên lâm sàng, tác dụng tốt và khá khi sử dụng BoniDiabet là 96.7%. 

    Nhiều năm liền, với châm ngôn "vì sức khỏe người Việt", BoniDiabet nhận được sự tín nhiệm của các bệnh nhân và chuyên gia y tế trên cả nước. BoniDiabet đã vinh dự nhận được danh hiệu "Sản phẩm vàng vì sức khỏe người Việt" do PGS, TS Trần Đáng - Chủ tịch hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.

BoniDiabet - Chiến thắng bệnh tiểu đường, quá đơn giản!

Đánh giá của bệnh nhân sử dụng BoniDiabet

Sau 12 năm có mặt trên thị trường, BoniDiabet nhận được sự tin tưởng của rất nhiều bệnh nhân:

 

  • Cô Nguyễn Thị Minh, 63 tuổi, đt 0355010847 ở tổ 3, phường Tân Bình, Tp Tam Điệp, Ninh Bình.

   “Cô bị tiểu đường từ năm 2005, đường huyết tới 9 mmol/l, chân tay tê bì, trong vài  tháng mà cô sụt tới 13 cân. Cô dùng Glucophar và gliclazide mỗi loại một viên mà đường huyết không hạ chút nào thậm chí đường huyết còn lên tới trên 10. Trong 2 năm 2011 và 2012 cô bị tai biến tới 2 lần. Năm 2013, cô biết tới BoniDiabet qua 1 bài báo. Cô dùng 4 viên BoniDiabet 1 ngày kèm thuốc tây. Đường huyết không hạ ngay lập tức đâu mà từ từ lắm, mỗi tháng giảm ít một, sau 3 tháng đường huyết xuống chỉ còn 4.9 thôi. Thích nhất là chân tay hết tê bì, mắt hết mờ, không bị tai biến lại lần nào nữa.”

 

cô nguyễn thị minh dùng bonidiabet

 

  •  Bác Khúc Thị Khuyên, 72 tuổi ở số 17, Do Nha 2, đường Hải Triều 4, Quán Toan, Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, đt 0586.155.538:

   “Bác bị tiểu đường type 2 đã 20 năm, đường huyết lúc mới phát hiện là trên 11. Bác dùng thuốc tiểu đường của bảo hiểm nhưng đường huyết không hạ, lúc nào cũng trên 9. Vùng cẳng chân của bác loét ra, lúc nào cũng chảy dịch nước vàng, từ 64 cân bác sút còn có 52 cân. Tình cờ bác biết tới BoniDiabet qua 1 bài báo. Bác uống BoniDiabet kèm với 3 viên thuốc tây. Sau vài tháng bác được bác sĩ chỉ định giảm gần hết thuốc tây vì chỉ số đường huyết từ 10 mmol/l giảm còn 6.8mmol/l. Nhất là phần chân chảy nước vàng trước kia nay đã lành lặn lại.”

 

bác khúc thị khuyên dùng bonidiabet

 

  • Bác Trần Ngọc Tuấn, 60 tuổi, Địa chỉ: 148 Nguyễn Thanh Đằng, p. Phước Hiệp, Tp bà Rịa, SĐT 0909.151.519

“Tôi bị tiểu đường cách đây 5 năm trước, triệu chứng tiểu đêm nhiều, cân nặng sụt gần 10 kí trong vài tháng, đường huyết đo được là 187mmg/dl. Tôi dùng thuốc tây kèm với 4 viên BoniDiabet, đường huyết luôn ở ngưỡng an toàn 110-120 mg/dl vì thế hiện tại tôi đã bỏ hẳn thuốc tây và chỉ dùng có 3 viên BoniDiabet hàng ngày, đường huyết vẫn luôn tốt và người khỏe khoắn, không bị bất cứ biến chứng nào của tiểu đường cả.”

 

bác trần ngọc tuấn dùng bonidiabet

 

     Như vậy bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin về phân loại insulin và các loại insulin thường dùng trên thị trường. Với sự phát triển của y học, các nhà khoa học đang không ngừng cải tiến các dạng bào chế của insulin để phục vụ tốt hơn quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Tuy nhiên, cho đến nay insulin vẫn đang được bào chế dưới dạng tiêm, vì vậy mà gây nhiều bất tiện cho bệnh nhân trong quá trình bảo quản, sử dụng và có thể để lại nhiều tác dụng phụ nếu không kiểm soát tốt. Chính vì vậy mà những người mắc đái tháo đường cần cố gắng kiểm soát tốt đường huyết, thực hiện đúng phác đồ của bác sĩ, kết hợp với lối sống lành mạnh, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết từ thảo dược thiên nhiên như BoniDiabet của Mỹ và Canada trước khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng phải điều trị bắt buộc bằng insulin.

 

 

XEM THÊM:  

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc