Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bướu cổ là bệnh gì? Có nguy hiểm không và chữa trị bằng cách nào?

Thứ hai, 27-02-2023 17:05 PM

Mục lục [Ẩn]

 

    Bướu cổ là một căn bệnh được bắt gặp rất nhiều hiện nay, với khoảng 70% dân số mắc phải. Bướu cổ không chỉ khiến cổ người bệnh to ra, gây mất thẩm mỹ, mà còn khiến họ gặp phải nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Trong bài bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh bướu cổ, mức độ nguy hiểm, cũng như cách điều trị nhé!

 

Bướu cổ là bệnh gì?

Bướu cổ là bệnh gì? Có nguy hiểm không và chữa trị bằng cách nào?

 

Bướu cổ là bệnh gì? Có bao nhiêu loại bướu cổ?

   Bướu cổ là một bệnh xảy ra tại tuyến giáp - một trong những tuyến nội tiết quan trọng của cơ thể. Tuyến giáp có hình cánh bướm, với 2 thùy, được nối với nhau bởi eo giáp. Tuyến này nằm phía trước cổ, phía sau là khí quản, ngang với đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1. Trung bình, tuyến giáp nặng khoảng 10 - 20g.

    Bướu cổ xảy ra khi kích thước tuyến giáp tăng lên nhiều hơn. Khi nhìn vào, bạn sẽ rất dễ nhận thấy cổ người bệnh to hơn bình thường, do có một khối lồi lên. Bướu cổ có thể chứa nhân hoặc không chứa nhân. Hiện nay, bướu cổ được chia thành 3 loại sau:

Bướu cổ lành tính

   Bướu cổ lành tính là các trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước mà không gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp (không có hiện tượng suy giáp và cường giáp). Khoảng 80% tổng số các trường hợp mắc bướu cổ được chẩn đoán là lành tính. Nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới.

    Các tế bào tuyến giáp phát triển quá mức và không đồng đều, khiến tuyến giáp to lên, giống như bị sưng to bất thường. Bướu giáp có thể không chứa nhân mà chỉ lớn đều ra xung quanh, hoặc có 1 đến nhiều nhân.

   Trong trường hợp bướu cổ lành tính có 1 nhân, người bệnh sẽ thấy có một khối u ở giữa cổ, sờ thấy có ranh giới rõ, không dính vào da, không đau, mềm hoặc chắc, di động theo nhịp nuốt lên xuống. Trường hợp đối với bướu cổ lành tính nhiều nhân, người bệnh sẽ thấy có nhiều khối tròn với đường kính từ 0.5 đến vài centimet tại vùng cổ.

   Nguyên nhân gây bướu cổ lành tính có thể là do thiếu iod trong bữa ăn, bệnh graves, tế bào tuyến giáp phát triển không đồng đều, thai kỳ hoặc viêm tuyến giáp do tự miễn, nhiễm vi khuẩn, virus, hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Bướu cổ do rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp

   Tình trạng này xảy ra khi người bệnh bị suy giảm chức năng tuyến giáp hoặc do tuyến giáp hoạt động mạnh. Trên thực tế, các trường hợp cường giáp sẽ chiếm đa số. Bướu cổ do suy giáp thường chỉ bắt gặp ở những người bệnh mắc các bệnh tự miễn, ví dụ như: viêm tuyến giáp Hashimoto.

   Bướu cổ do cường giáp thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 20 - 45. Các hormone tuyến giáp được sản xuất quá mức bình thường. Trong trường hợp này, bướu cổ xuất hiện với các đặc điểm lan tỏa; bướu mạch có thể nghe thấy tiếng thổi do tăng sinh mạch; đồng nhất cả 2 thùy; di động khi nuốt, không đau, không có dấu hiệu chèn ép. Kích thước thường nhỏ hơn bướu cổ đơn thuần và đi kèm với các triệu chứng phổ biến của bệnh cường giáp.

    Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do tuyến giáp hoạt động quá mức, bệnh basedow, nhân giáp hoạt động quá mức, tăng tiêu thụ iod, sử dụng thuốc hormon tuyến giáp, viêm tuyến giáp,...

 

Cường giáp là nguyên nhân gây bướu cổ

Cường giáp là nguyên nhân gây bướu cổ

 

Bướu cổ do ung thư tuyến giáp

   Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính, với các biểu hiện khá giống với bướu cổ lành tính trong giai đoạn đầu. Bệnh thường gặp ở người trung niên và lớn tuổi. Tỷ lệ mắc tăng lên ở nhóm bệnh nhân có bướu cổ đơn nhân.

   Ung thư tuyến giáp xảy ra khi những tế bào tuyến giáp biến đổi bất thường và phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Bệnh lý này có nhiều loại khác nhau như: ung thư tuyến giáp nhú, thể tủy, thể không biệt hóa. Trong đó, thể tủy và thể không biệt hóa có tiên lượng xấu hơn.

   Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp có thể kể đến là: suy giảm miễn dịch, nhiễm phóng xạ, di truyền, tuổi cao, thay đổi hormone, mắc bệnh tuyến giáp, tác dụng phụ của thuốc, thiếu iod, lạm dụng rượu, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì.

 

Bướu cổ có nguy hiểm không?

   Với tỷ lệ mắc rất cao hiện nay (khoảng 15,8% dân số), thì “bướu cổ có nguy hiểm không?” là điều mà bất kỳ người bệnh nào cũng quan tâm. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp bướu cổ đều là lành tính và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

   Người bệnh sẽ chỉ gặp phải một số triệu chứng như: có khối u xuất hiện ở cổ gây mất thẩm mỹ, nuốt vướng, khó nuốt, hoặc khó thở do khối u chèn vào thực quản và khí quản.

    Tuy nhiên, với các trường hợp bị bướu cổ do rối loạn nội tiết tố tuyến giáp hoặc ung thư, người bệnh có thể gặp phải nhiều mối nguy hại, cũng như các triệu chứng nghiêm trọng khác. Chúng có thể kể đến như:

  • Bướu cổ do cường giáp sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, dẫn đến những tình trạng như: tim đập nhanh, mạnh hơn, đau ngực, khó thở, sợ nóng, tiêu chảy, run tay, sụt cân, tăng tiết mồ hôi, dễ cáu giận, lo lắng, mất ngủ, mệt mỏi,... Bướu cổ do cường giáp có thể dẫn đến biến chứng rung nhĩ, cơn bão giáp, lồi mắt ác tính.
  • Bướu cổ do ung thư tuyến giáp sẽ khiến người bệnh sụt cân bất thường, khàn tiếng, hạch cổ nổi, da cổ bị thâm nhiễm, sùi loét hoặc chảy máu. Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt hơn so với các bệnh ung thư khác. Nếu điều trị từ giai đoạn 1 và 2, thì khả năng sống sau 5 năm là gần 100%, tỷ lệ sống trên 10 năm là trên 75%. Nếu phát hiện ở giai đoạn 3 thì tỷ lệ sống sau 5 năm là trên 80% và ở giai đoạn IV là dưới 50%.

 

Bướu cổ

Bướu cổ sẽ khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt

 

Điều trị bướu cổ bằng cách nào?

   Như đã nhắc đến, bướu cổ được chia thành 3 loại. Theo đó, mỗi loại lại có các điều trị khác nhau.

Điều trị bướu cổ lành tính

Với bướu cổ lành tính, kích thước nhỏ, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thì bệnh nhân có thể không cần phải điều trị mà chỉ theo dõi, tái khám định kỳ.

   Nếu kích thước lớn hơn và gây ảnh hưởng đến cuộc sống, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật để cắt thùy, cắt giáp toàn phần, cắt giáp gần trọn hoặc cắt eo giáp.

Điều trị bướu cổ do rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp

    Đối với trường hợp bướu cổ do suy giáp Hashimoto, người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc hormon tuyến giáp như Levothyroxine và Liothyronine. Trong trường hợp bướu cổ do cường giáp, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc như:

  • Thuốc chẹn beta giúp làm giảm triệu chứng.
  • Thuốc kháng giáp phân nhóm thiouracil và imidazol.
  • Sử dụng đồng vị phóng xạ I131.
  • Phẫu thuật khi không có điều kiện điều trị nội khoa hoặc điều trị thất bại và hay tái phát.

Điều trị bướu cổ do ung thư tuyến giáp

   Với trường hợp bướu cổ do ung thư tuyến giáp, phẫu thuật sẽ là phương pháp đóng vai trò quan trọng nhất. Người bệnh có thể được phẫu thuật cắt thùy, cắt bán phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, kết hợp với nạo vét hạch cổ để triệt căn.

   Đồng vị phóng xạ I131 là phương pháp điều trị bổ trợ giúp tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại hoặc những tổn thương di căn xa. Điều trị hormon thay thế giúp duy trì bệnh ổn định, kéo dài thời gian xuất hiện tái phát.

  Xạ trị ngoài và hóa trị ít có giá trị với ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, mà thường được sử dụng đối với ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa và ung thư tuyến giáp thể tủy.

 

Điều trị bướu cổ do ung thư tuyến giáp

Người bệnh có thể được phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp

 

Phòng ngừa bướu cổ bằng cách nào?

   Cách phòng ngừa bệnh bướu cổ tốt nhất là bổ sung đầy đủ iod mỗi ngày theo như cầu của cơ thể, theo đó:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần 40 mcg/ngày.
  • Trẻ đã ăn dặm (6 - 12 tháng) cần 50 mcg/ngày.
  • Trẻ từ 1 - 3 tuổi cần 70 mcg/ngày.
  • Trẻ từ 4 - 9 tuổi cần 120 mcg/ngày.
  • Trẻ từ 10 - 12 tuổi cần 140 mcg/ngày
  •  Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người trưởng thành là 150 mcg/ngày.

   Các thực phẩm giàu iod có thể kể đến như: trứng và các sản phẩm từ sữa, hải sản, cá, tôm, cua, rau xanh,... hoặc các loại muối iod.

   Bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện lối sống lành mạnh, sử dụng thực phẩm sạch có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thực phẩm hữu cơ không nhiễm hóa chất, tập thể dục mỗi ngày, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, stress, không uống rượu, bia, hút thuốc lá hay các chất kích thích khác. Nếu cần bỏ thuốc lá, bạn hãy sử dụng nước súc miệng Boni-Smok nhé!

   Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho quý độc giả về bệnh bướu cổ, cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc