Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Biết những mẹo này, người bệnh COPD sẽ ngủ ngon sâu hơn

Thứ tư, 08-06-2022 16:12 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Những cơn ho đờm dữ dội, những lần phải ngồi dậy để ho, những cơn khó thở, tất cả chúng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của người bệnh COPD. Hiểu rõ điều đó, ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn có những phương pháp để ngủ ngon sâu hơn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Mẹo giúp người bệnh COPD ngủ ngon giấc mỗi đêm

Mẹo giúp người bệnh COPD ngủ ngon giấc mỗi đêm

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) dễ khiến giấc ngủ bị rối loạn

  Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh mà chức năng thông khí của phổi bị suy giảm không hồi phục do viêm phế quản mãn tính và/hoặc khí phế thũng (giãn phế nang). Người bệnh gặp khó khăn trong việc hít thở, bị ho và khạc đờm nhiều, mệt mỏi, giảm hoặc mất khả năng lao động và nhiều triệu chứng khác.

   Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh COPD bị rối loạn giấc ngủ, đó là:

- Do tình trạng ho đờm: Triệu chứng thường gặp của người bệnh COPD đó là ho nhiều và có đờm, đờm thường đặc và khó khạc. Người bệnh thường chia sẻ rằng, vào ban đêm khi có cơn ho, họ thường phải ngồi dậy, gắng sức để ho, thậm chí là phải nhờ người vỗ rung vào lưng thì mới có thể khạc được đờm. Điều đó khiến giấc ngủ của họ bị gián đoạn, khó quay trở lại giấc ngủ.

 

Ho nhiều về đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

Ho nhiều về đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

 

- Do tình trạng khó thở: Tình trạng khó thở ở bệnh nhân COPD sẽ khiến giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ bị giảm.

- Do tình trạng thở khò khè: Tình trạng thở khò khè và ho có thể khiến người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một số bệnh nhân COPD cố gắng ngủ khi ngồi thẳng trên ghế thay vì nằm xuống giường.

- Do thuốc điều trị: Một số thuốc điều trị COPD có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Ví dụ như thuốc theophylline (thuốc giãn phế quản) sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn nhưng lại có tác dụng phụ là gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.

Một điều đáng lưu ý là bệnh mất ngủ sẽ tác động tiêu cực đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ngủ không đủ giấc khiến sức khỏe tổng thể của người bệnh bị suy giảm, góp phần khiến bệnh COPD khó cải thiện hơn.

 

Người bệnh COPD có thể bị mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc

Người bệnh COPD có thể bị mất ngủ do tác dụng phụ của thuốc

 

   Để giấc ngủ được cải thiện, điều kiện tiên quyết đó là bệnh COPD cần được cải thiện tốt. Đồng thời, cần áp dụng những mẹo để giúp giấc ngủ sâu ngon, dễ vào giấc hơn. Vì vậy, bạn nên áp dụng đồng thời các phương pháp sau đây:

 

Cải thiện tốt bệnh COPD - Bước đầu tiên để người bệnh có thể ngủ ngon

   Bước đầu tiên bạn cần làm đó là cải thiện tốt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của mình. Bởi nếu bệnh không cải thiện, tình trạng khó thở, ho đờm, mệt mỏi sẽ tiếp tục tiến triển nặng dần và khiến bệnh mất ngủ ngày càng trầm trọng hơn.

   Để bệnh cải thiện tốt, bạn cần:

Tránh xa các tác nhân gây nhiễm độc phổi

   Phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá, bụi, không khí ô nhiễm là nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Khi đã bị bệnh, nếu để phổi tiếp tục bị nhiễm độc thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, khó điều trị hơn.

   Vì vậy, bạn cần bỏ thuốc lá (nếu đang hút thuốc). Thực tế, bỏ thuốc lá là việc rất khó khăn, vì vậy để bỏ thành công, bạn nên tham khảo sử dụng nước súc miệng Boni-Smok của công ty Botania phân phối.

 

Sản phẩm Boni-Smok giúp bỏ thuốc lá

Sản phẩm Boni-Smok giúp bỏ thuốc lá

 

   Bạn cần bảo vệ phổi trước không khí ô nhiễm bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh ra ngoài vào thời điểm không khí ô nhiễm, sử dụng máy lọc không khí…

Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ

   Tuy thuốc tây gây ra nhiều tác dụng phụ nhưng bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả thuốc uống và thuốc xịt khi cần thiết.

   Bạn không được tự ý bỏ thuốc, giảm hoặc tăng liều thuốc hay đổi thuốc vì như vậy sẽ khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị hơn.

Sử dụng BoniDetox để cải thiện bệnh hiệu quả

   Với phổi đã bị nhiễm độc bởi khói thuốc, không khí ô nhiễm thì chỉ bỏ thuốc và tăng cường bảo vệ phổi thôi là chưa đủ. Bởi những chất độc tích tụ trong phổi từ trước mới là nguyên nhân chính khiến bệnh COPD nặng dần theo thời gian.

   Vì vậy, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDetox của Mỹ để giải độc phổi, cụ thể sản phẩm này có những tác dụng như sau:

- Giúp giải độc phổi: Giúp làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, bảo vệ tế bào phổi và phục hồi chức năng phổi bị tổn thương nhờ thành phần xuyên tâm liên, lá oliu, baicalin (trong hoàng cầm) và cam thảo Italia.

- Giúp tăng cường khả năng tự bảo vệ của phổi trước các chất độc mới từ môi trường nhờ thành phần cúc tây và xuyên bối mẫu.

- Giúp tăng cường sức đề kháng phổi nhờ thành phần fucoidan.

- Giúp giảm ho, chống viêm, tiêu đờm, kháng khuẩn, giãn phế quản, từ đó giúp giảm các triệu chứng như ho, đờm, khó thở hiệu quả nhờ các thảo dược như tỳ bà diệp, lá bạch đàn và bồ công anh.

   Bạn chỉ cần uống BoniDetox với liều 4-6 viên/ngày, sau 2-4 tuần tình trạng ho đờm sẽ giảm rõ rệt. Sau khoảng 3 tháng sử dụng, tình trạng khó thở, mệt mỏi sẽ được cải thiện tốt.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

 

   Khi áp dụng các phương pháp kể trên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ được cải thiện tốt. Điều đó không chỉ giúp sức khỏe người bệnh được phục hồi tốt mà còn giúp giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh đến giấc ngủ, là yếu tố quan trọng giúp giấc ngủ được cải thiện tốt.

 

Những mẹo giúp người bệnh COPD ngủ ngon sâu hơn

   Khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được cải thiện tốt đồng thời bạn áp dụng các phương pháp sau đây, giấc ngủ ngon sẽ nhanh chóng quay trở lại.

- Thực hiện một kế hoạch tập thể dục khoa học: Người bệnh COPD cần có chế độ tập luyện khoa học và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập; hãy đặt mục tiêu tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ba lần một tuần; cố gắng không thực hiện các bài tập nặng trong khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ.

- Không ngủ trưa quá nhiều, nếu ngủ trưa thì thời lượng tối đa chỉ trong khoảng 20 phút.

- Theo dõi giấc ngủ: Bạn nên ghi lại tất cả, bao gồm những gì bạn đã ăn, các loại thuốc bạn uống và các hoạt động trong ngày và các thời điểm đi ngủ và thức dậy trong vòng khoảng 1 tuần. Sau đó, bạn có thể dành thời gian xem lại, xem có những gì cần thay đổi để có thể ngủ ngon hơn.

- Nếu bị khó thở, bạn nên sử dụng mặt nạ oxy khi ngủ.

- Có sự chuẩn bị tốt trước khi đi ngủ: Hãy thư giãn tinh thần để có giấc ngủ bằng một hoặc nhiều phương pháp sau đây:

  • Tắm nước ấm trước khi ngủ khoảng 90 phút.
  • Nghe nhạc nhẹ nhàng.
  • Ngồi thiền.
  • Tắt tất cả các thiết bị điện tử, bao gồm điện thoại, tivi, máy tính…
  • Chuẩn bị phòng ngủ tốt: Yên tĩnh, đủ tối, gọn gàng, sạch sẽ, không bừa bộn, tốt hơn hết bạn nên sử dụng liệu pháp hương thơm với mùi hương nhẹ nhàng để có giấc ngủ ngon hơn.

 

Hãy tắt điện thoại trước khi đi ngủ

Hãy tắt điện thoại trước khi đi ngủ

 

- Có tư thế ngủ đúng: Đây là điều rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến quá trình hít thở trong khi ngủ của bạn. Bạn nên gối cao đầu khi ngủ. Nếu bạn thích nằm nghiêng, hãy đặt một chiếc gối giữa hai chân và giữ thẳng lưng. Nếu bạn nằm ngửa, hãy kê cao đầu gối của bạn bằng 2 chiếc gối chồng lên nhau.

- Sử dụng BoniSleep của Mỹ với liều 2-4 viên/tối nếu khi áp dụng các mẹo trên mà giấc ngủ chưa cải thiện nhiều. BoniSleep có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, giúp nuôi dưỡng não bộ, thư giãn tinh thần và điều hòa lại nhịp giấc ngủ sinh lý tự nhiên của bạn.

 

Sản phẩm BoniSleep + của Mỹ

Sản phẩm BoniSleep + của Mỹ

 

   Đến đây, hy vọng bạn đã có phương pháp giúp cải thiện tốt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ngủ ngon, sâu trở lại. Nếu có băn khoăn gì khác, bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được các dược sĩ đại học tư vấn chính xác. Chúc bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc