Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Biện pháp phòng ngừa biến chứng võng mạc cho bệnh nhân tiểu đường

Thứ bảy, 25-09-2021 14:06 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Tiểu đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính được đặc trưng bởi đường huyết tăng cao trong máu kéo theo với những rối loạn chuyển hóa khác như protid, lipid. Những rối loạn này gây ra những biến chứng tại hầu hết các cơ quan trong cơ thể và võng mạc cũng không ngoại lệ. Chúng ta cùng tìm hiểu những biện pháp để phòng ngừa biến chứng này cho bệnh nhân tiểu đường nhé!

 

Tiểu đường gây ra biến chứng võng mạc như thế nào?

Tiểu đường gây ra biến chứng võng mạc như thế nào?

 

Bệnh tiểu đường gây ra biến chứng võng mạc như thế nào?

   Rối loạn chuyển hóa glucid ở bệnh nhân tiểu đường làm glucose máu tăng cao, điều này gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, trong đó có võng mạc.

Võng mạc là gì?

   Võng mạc là nơi tiếp nhận các kích thích ánh sáng từ bên ngoài truyền về trung khu phân tích thị giác ở vỏ não.

   Võng mạc là bộ phận quan trọng nhất của mắt giúp chúng ta nhận biết ánh sáng và hình ảnh xung quanh.

   Đường huyết tăng cao gây ra tổn thương nghiêm trọng mao mạch ở võng mạc từ đó dẫn tới các bệnh lý ở võng mạc, dẫn đến rối loạn thị giác, thậm chí các bệnh võng mạc có thể dẫn tới mù lòa.

4 giai đoạn của biến chứng võng mạc tiểu đường

   Biến chứng võng mạc xảy ra trong 90% các trường hợp tiểu đường tiến triển sau 10-15 năm. Chúng ta cùng tìm hiểu 4 giai đoạn của biến chứng này nhé!

 Biến chứng võng mạc nền

   Đây là giai đoạn sớm của biến chứng võng mạc tiểu đường, những tổn thương như phình mao mạch võng mạc, xuất huyết nhẹ, ứ đọng các chất tiết trong võng mạc gây phù võng mạc.

   Giai đoạn này hầu hết chưa gây giảm thị lực. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể nhìn thấy các điểm đen trước mắt hoặc cảm giác về màu sắc thay đổi...

Biến chứng hoàng điểm

   Hoàng điểm là một phần của võng mạc, rộng khoảng 5mm, giữ chức năng làm thị lực trung tâm, giúp nhận biết màu sắc và chi tiết của hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy.

   Biến chứng hoàng điểm là nguyên nhân thường gặp nhất gây giảm thị lực ở bệnh nhân tiểu đường. Hoàng điểm bị phù tạo thành nang hoặc kèm theo tổn thương thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ.

 

Hoàng điểm bị phù do đường huyết cao.

Hoàng điểm bị phù do đường huyết cao.

 

Biến chứng võng mạc đái tháo đường tiền tăng sinh

   Tổn thương võng mạc ở giai đoạn này do sự bất thường cung cấp máu cho võng mạc. Tình trạng võng mạc bị thiếu máu cục bộ, xuất huyết, xuất tiết và phù võng mạc trở nên nặng nề hơn.

Biến chứng võng mạc đái tháo đường giai đoạn tăng sinh

   Giai đoạn này đặc trưng bởi sự tăng sinh các tân mạch bất thường gây xuất huyết tái diễn liên tục, gây xơ hóa, co kéo dịch kính võng mạc.

   Tổn thương nặng võng mạc, rách hoặc bong võng mạc dẫn đến mù lòa. Một hậu quả khác thường gặp là thể bệnh glaucoma tân mạch, đau nhức trường diễn, cực kỳ khó điều trị.

 

Yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến biến chứng võng mạc tiểu đường

   Thời gian mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì tỷ lệ mắc biến chứng võng mạc càng cao. Đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường trước 30 tuổi, tỷ lệ gặp phải biến chứng võng mạc sau 10 năm là 50% và sau 30 năm là 90%.

   Ngoài đường huyết cao và tuổi tác, tăng huyết áp, suy thận, suy tim, béo phì, nghiện thuốc lá cũng là những yếu tố nguy cơ làm biến chứng võng mạc đến sớm và phát triển nhanh hơn.

 

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ gây nên biến chứng võng mạc.

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ gây nên biến chứng võng mạc.

 

Biện pháp phòng ngừa biến chứng võng mạc tiểu đường

   Biến chứng võng mạc tiểu đường diễn biến âm thầm và hầu như không có triệu chứng gì đặc trưng. Đến khi thị lực bắt đầu giảm sút, lúc này biến chứng võng mạc đã tiến vào giai đoạn nặng. Vậy, người bệnh làm sao để phòng ngừa biến chứng này?

Thăm khám thường xuyên

   Phương pháp duy nhất để phát hiện biến chứng ở võng mạc là nhỏ giãn đồng tử để soi đáy mắt khi biến chứng này chưa làm thay đổi thị lực của bạn. Một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như: chụp mạch huỳnh quang, chụp OCT được dùng để quan sát và theo dõi tiến triển của biến chứng này.

Kiểm soát đường huyết

      Để ngăn ngừa những biến chứng này, người bệnh cần kiểm soát tốt tình trạng tăng đường huyết. Những biện pháp giúp kiểm soát đường huyết như:

Chế độ dinh dưỡng

   Người bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn giảm glucid, giảm lipid (chất béo bão hoà), tăng cường chất xơ, đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất.

  Chế độ ăn của người bệnh cần:

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để duy trì hoạt động bình thường mỗi ngày.
  • Không làm tăng glucose máu nhiều sau ăn, không làm hạ Glucose máu lúc xa bữa ăn.
  • Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng.
  • Phù hợp với nhu cầu, sở thích, khẩu vị của từng bệnh nhân.
  • Thường xuyên thay đổi thực đơn đa dạng.

Tập thể dục thường xuyên

   Luyện tập thể dục thường xuyên giúp người bệnh kiểm soát tốt đường huyết và cân nặng. Đồng thời, luyện tập thể lực ngoài trời cũng giúp tăng cường lưu thông máu và giảm được tình trạng thoái hóa hoàng điểm.

   Người bệnh cần duy trì đều đặn chế độ tập thể dục với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, tập yoga… ít nhất 30 phút mỗi ngày.

 

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong kiểm soát đường huyết.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong kiểm soát đường huyết.

 

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết

   Một số sản phẩm giúp kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường như:

Các loại thuốc

  Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường những loại thuốc giúp kiểm soát đường huyết (metformin, sulfonylurea,…) hoặc các chế phẩm insulin.

  Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng/giảm liều hay ngưng thuốc và báo với bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường sau khi uống.

  Thuốc tiểu đường có nguy cơ gây hạ đường huyết với các triệu chứng như vã mồ hôi, lạnh run, tim đập nhanh và nặng hơn là có thể bị hôn mê. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác có thể kể đến như: mệt mỏi, khó thở, đau cơ, đau dạ dày,…

 

Metformin là thuốc thường dùng  trong bệnh tiểu đường.

Metformin là thuốc thường dùng  trong bệnh tiểu đường.

 

Các loại sản phẩm thảo dược

   Sử dụng thảo dược trong kiểm soát và phòng ngừa biến chứng tiểu đường đang là xu hướng được cả thế giới quan tâm.

   Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã phát hiện ra rất nhiều loại thảo dược tự nhiên có tác dụng tốt trong kiểm soát đường huyết, mỡ máu,… giúp ngăn ngừa hiệu quả biến chứng của bệnh lý này.

  Đặc biệt, những thảo dược này không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào nên bệnh nhân tiểu đường sẽ sử dụng được thường xuyên và lâu dài.

  BoniDiabet+ chính là sản phẩm được tạo ra từ nhiều loại thảo dược như vậy!

 

Sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ chứa nhiều loại thảo dược quý.

Sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ chứa nhiều loại thảo dược quý.

 

BoniDiabet+ - sản phẩm giúp ngăn ngừa biến chứng võng mạc tiểu đường

   Ngoài những thảo dược quý, BoniDiabet+ còn được bổ sung thêm nhiều nguyên tố vi lượng vô cùng cần thiết giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, trong đó có biến chứng võng mạc tiểu đường.

   Cụ thể, thành phần của BoniDiabet+ gồm:

Các loại thảo dược tự nhiên

   Mướp đắng có tác dụng giảm cholesterol, giảm đường huyết, tăng cường khả năng miễn dịch và chống ung thư tuyến tụy.

   Mướp đắng còn chứa lutein và zeaxanthin giúp bảo vệ ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Hàm lượng cao beta caroten (tiền chất của vitamin A) trong mướp đắng giúp mắt luôn sáng, khỏe.

   Quế chi, dây thìa canh, lô hội, hạt methi có tác dụng ổn định đường huyết hiệu quả, giảm mỡ máu, chống oxy hóa, giảm tình trạng xơ vữa động mạch và giảm tổn thương các tế bào beta tuyến tụy.

Các nguyên tố vi lượng

  • Acid Alpha Lipoic (ALA) và acid folic giúp cải thiện chức năng dẫn truyền, ngăn chặn sự suy thoái của tế bào thần kinh và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
  • Magie, kẽm, crom, selen giúp điều hòa đường huyết, tăng độ nhạy insulin, ngăn ngừa các biến chứng trên tim, gan, thận, mắt, thần kinh.
  •  

Thành phần của BoniDiabet+

 

    BoniDiabet+ đã được nghiên cứu trên lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Hà Đông từ tháng 5/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Kết quả cho thấy có tới 96,67% bệnh nhân có cải thiện tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet+ trên 3 phương diện là: triệu chứng của tiểu đường, chỉ số đường huyết và chỉ số HBA1c.

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDiabet+ 

   Trải qua hơn 10 năm, BoniDiabet+ đã giúp được vô số người mắc tiểu đường sống hòa bình với bệnh và cải thiện được biến chứng võng mạc, cũng như các biến chứng khác. Chúng ta cùng lắng nghe chia sẻ của họ nhé!

    Cô Nguyễn Thị Hồng, 56 tuổi, ở thôn Hiệp Đồng, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, tình Thái Nguyên, số điện thoại: 0356.394.354.

    Cô chia sẻ: “Cô bị tiểu đường type 2 đến 6 năm rồi. Lúc đó, đường huyết đã lên tới 18,1 mmol/L. Cô sụt cân nhanh chóng, người lúc nào cũng mệt mỏi. Mắt của cô lại cứ bị mờ dần, nhìn gần nhìn xa đều không rõ. Cô được chỉ định tiêm insulin kèm thuốc thì đường huyết về được 7,2 mmol/L nhưng một thời gian sau đường huyết lại tăng lên 9-10 mmol/L, HBA1c cũng trên 9%. Cô chán lắm”

    “Tình cờ, cô được biết đến sản phẩm BoniDiabet+ của Mỹ với nhiều loại thảo dược tốt, nên cô mua dùng thử. Sau 1 tháng sử dụng, đường huyết của cô đã giảm và ổn định quanh mức 7 chấm. Sau khoảng 3 tháng, cô đi đo lại HBA1c thì chỉ còn 6%, đường huyết về mức an toàn 5,6 mm/L. Người cô khỏe hẳn ra, mắt sáng ra, nhìn được rõ hơn rồi. Cô sẽ tiếp tục sử dụng lâu dài để kiểm soát đường huyết và hạn chế biến chứng của bệnh.”

 

Cô Nguyễn Thị Hồng, 56 tuổi.

 

    Cô Phan Thị Bông, 61 tuổi, ở số 2615/2B hẻm 252 đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12, số điện thoại: 0909.281336.

   Cô Bông chia sẻ: “Năm 2013, tự nhiên cô bị gầy đi nhanh lắm, sụt đến 8 cân mặc dù ăn uống vẫn rất nhiều. Không những thế, cô còn bị mất ngủ vì tiểu đêm nhiều, chân tay tê bì, mắt mờ như có màng che. Cô đi khám được chẩn đoán bị tiểu đường type 2, đường huyết lên tới 400 mg/dl và được kê thuốc tây. Bác sĩ nói bệnh tiểu đường nguy hiểm lắm, có thể gây mù mắt. Cô dùng thuốc tây 1 tháng, mà đường huyết vẫn ở mức 395 mg/dl, biến chứng không giảm chút nào.”

   “Khi cô biết đến BoniDiabet+ của Mỹ giúp ngăn ngừa biến chứng tiểu đường nên cô mua về dùng ngay. Sau 1 tháng, đường huyết của cô chỉ còn có 254 mg/dl. Tới tháng thứ 3 thì đường huyết còn 110 mg/dl và được giữ ổn định quanh mức đó, cô cũng được bác sĩ bảo giảm liều thuốc tây đi rồi. Bây giờ, cô thấy khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, mắt sáng trở lại, các triệu chứng tê bì chân tay, tiểu đêm cũng hết hẳn. BoniDiabet+ hiệu quả thật.”

 

Cô Phan Thị Bông, 61 tuổi.

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp được những thông tin hữu ích để giúp bệnh nhân tiểu đường phòng ngừa và hạn chế được biến chứng trên võng mạc. BoniDiabet+là sản phẩm ưu việt giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt tình trạng bệnh và phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm trên tim, gan, thận, mắt và thần kinh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc