Đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương toàn bộ sợi thần kinh của cơ thể nhưng chi dưới và bàn chân thường bị tổn thương nhiều nhất. Biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường ít khi gây tử vong nhưng lại là thủ phạm chính gây tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống và là nguyên nhân hàng đầu phải cắt cụt chân ở các bệnh nhân tiểu đường.
Theo thống kê, có tới 60 – 70% người mắc bệnh tiểu đường có biến chứng thần kinh. Tuy nhiên, mức độ trầm trọng của bệnh phụ thuộc vào vị trí của sợi thần kinh bị tổn thương, thời gian mắc bệnh và mức độ ổn định đường huyết. Đáng chú ý là ngay tại thời điểm được phát hiện bệnh tiểu đường đã có gần 10% số bệnh nhân có biến chứng thần kinh.
1. Định nghĩa
Bệnh thần kinh đái tháo đường là tổn thương dây thần kinh xảy ra do glucose huyết tăng cao trong máu. Glucose huyết tăng cao có thể làm tổn thương các dây thần kinh trên toàn cơ thể, tuy nhiên, ảnh hưởng thường rõ rệt nhất ở các dây thần kinh chi trên và chi dưới.
2. Phân loại
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên (ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở ngoại biên cơ thể như thần kinh ở tay, chân, thần kinh sọ não)
- Bệnh lý thần kinh tự chủ (là thần kinh điều khiển hoạt động của các cơ quan như dạ dày, ruột, tim mạch, hệ tiết niệu).
3. Nguyên nhân biến chứng bệnh thần kinh ĐTĐ
Trong cơ thể mỗi người đều có một hệ thống thần kinh phức tạp chạy khắp cơ thể, nối não với cơ, da và những cơ quan khác.Qua những sợi thần kinh này, não sẽ cảm nhận được đau và nhiệt độ, kiểm soát hoạt động của cơ và công việc tự động như là tiêu hóa
Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến chứng thần kinh đái tháo đường là do tổn thương thần kinh và mạch máu.
Glucose huyết tăng cao làm tổn thương bao thần kinh, giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh. Cơ chế chính xác của tổn thương không được biết rõ. Ngoài ra các mạch máu nhỏ nuôi thần kinh bị tổn thương làm sự cung cấp oxygen và các chất dinh dưỡng cho dây thần kinh bị suy giảm.
Nhiều yếu tố khác
Nhiều yếu tố khác cũng góp phần làm tổn thương dây thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường:
- Glycate hóa Protein: Quá trình glycate hóa protein xảy ra khi đường huyết tương tác với proteins, làm thay đổi proteins. Quá trình này được cho là liên quan tới biến chứng tiểu đường, bao gồm bệnh thần kinh do ĐTĐ
– Tình trạng viêm ở thần kinh do phản ứng tự miễn: xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tưởng lầm dây thần kinh là vật lạ với cơ thể nên tấn công dây thần kinh. (chú thích: hệ miễn dịch là hệ thống có nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập của vật lạ vào cơ thể thí dụ các vi khuẩn, các hóa chất gây độc…)
– Yếu tố di truyền.
– Hút thuốc lá, nghiện rượu: gây tổn thương thần kinh, mạch máu, đồng thời cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thuốc lá gây hẹp và cứng mạch máu, giảm lượng máu đến các chi, làm vết thương lâu lành và cũng góp phần vào tổn thương thần kinh.
Các yếu tố nguy cơ
– Thời gian bị bệnh đái tháo đường: bị bệnh càng lâu (nhất là khi glucose huyết không được ổn định tốt) càng tăng nguy cơ bị bệnh thần kinh. Bệnh thần kinh ngoại vi thường gặp nhất ở các bệnh nhân đái tháo đường đã bị bệnh từ 25 năm trở lên.
– Bệnh thận mạn: khi bệnh nhân đái tháo đường bị bệnh thận mạn, các độc chất tăng trong máu có thể làm tổn thương thêm dây thần kinh.
4 . Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh thần kinh đái tháo đường rất đa dạng, thay đổi tùy theo cơ quan bị tổn thương. Thường triệu chứng rất mờ nhạt, do đó bệnh nhân có thể không quan tâm cho đến khi tổn thương nặng xuất hiện.
a. Bệnh thần kinh ngoại vi
Những triệu chứng trên thường gặp đầu tiên ở chi dưới và bàn chân, sau đó xuất hiện ở chi trên và bàn tay. Triệu chứng thường có dấu hiệu đối xứng hai bên:
- Tê, giảm nhận biết cảm giác đau, nóng lạnh, đặc biệt ở bàn chân.
- Cảm giác châm chích, bỏng rát.
- Cảm giác đau buốt, thường tăng về đêm.
- Đau khi bước đi.
- Đôi khi bệnh nhân có triệu chứng tăng cảm: dù chạm nhẹ bệnh nhân cũng cảm thấy đau rất nhiều.
- Yếu cơ và đi lại khó khăn
- Triệu chứng nặng: loét chân, nhiễm trùng, biến dạng bàn chân, đau ở xương khớp.
b. Bệnh thần kinh tự chủ
Do thần kinh tự chủ là hệ thống điều khiển nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể, triệu chứng của bệnh sẽ thay đổi tùy cơ quan bị tổn thương. Cụ thể là:
- Ở mắt: đồng tử mất phản xạ với ánh sáng, bóng tối, hay bị chói mắt
- Ở hệ tiêu hóa: dạ dày co thắt chậm lại nên bệnh nhân hay cảm thấy đầy bụng sau khi ăn; có cảm giác nghẹn, nuốt khó, buồn nôn, nôn mửa, mất cảm giác ngon miệng; táo bón hoặc tiêu chảy, nhất là tiêu chảy về đêm hoặc táo bón xen lẫn với tiêu chảy.
- Ở hệ tim mạch: nhịp tim nhanh khi nghỉ, hạ áp tư thế (khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng đột ngột, người bệnh cảm thấy chóng mặt, choáng váng, đôi khi ngất xỉu do huyết áp hạ thấp). Đồng thời, bệnh nhân mất cảm giác báo động khi bị hạ glucose huyết như cảm thấy đói, đổ mồ hôi, lo sợ, tim đập nhanh...; do đó, nếu không kịp điều trị (ví dụ ăn, uống nước đường), người bệnh có thể hôn mê nhanh.
- Ở hệ niệu, sinh dục: ứ đọng nước tiểu trong bàng quang (còn gọi là bàng quang thần kinh) lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh nhân cũng có thể đi tiểu nhiều lần, khó nhịn tiểu. Rối loạn cương ở nam giới, giảm khoái cảm ở phụ nữ, khô âm đạo.
- Ở da: tăng hoặc giảm tiết mồ hôi, rối loạn điều chỉnh thân nhiệt, nóng lạnh thất thường.
5 . Phòng ngừa và cải thiện biến chứng thần kinh do đái tháo đường
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học:
Để kiểm soát tốt đường huyết, trước tiên người bệnh cần kiểm soát chế độ ăn chặt chẽ: Giảm tối đa đồ ngọt (bánh kẹo, nước ngọt có gas, đường…) và các thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ (mỡ động vật, da gia cầm, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, phủ tạng động vật…). Tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả tươi, tuy nhiên không nên ăn nhiều hoa quả có hàm lượng đường cao. Bên cạnh đó cần đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất cho người bệnh, có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng.
- Tập luyện thể dục điều độ:
Người bệnh cần kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày, để giúp giảm nồng độ đường trong máu, cải thiện độ nhạy của insulin và tăng cường sức khỏe toàn trạng.
- Tuân thủ điều trị:
Việc tuân thủ điều trị cũng rất quan trọng, đặc biệt ở những người bệnh phải sử dụng insulin. Nên kiểm tra đường huyết hàng ngày để có mức điều chỉnh liều thuốc phù hợp.
Theo nghiên cứu của các bác sỹ và các công sự của các bác sỹ làm việc tại bộ môn dinh dưỡng trường y tế cộng đồng đại học Harvard về mối liên quan giữa chế đô ăn giàu magie và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2, những người có chế độ ăn giàu Magie sẽ giảm nguy cơ gặp biến chứng của tiểu đường so với những người có chế độ ăn nghèo magie. Do Magie tham gia vào quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu, tham gia và phân hủy glucose acid béo các acid amin trong quá trình chuyển hóa năng lượng. Đồng thời Magie có vai trò quan trọng trong tổng hợp lipid và protein giúp quá trình tạo xương, đảm bảo tính bền vững trong dẫn truyền và sự co cơ.
Hiện nay trên thị trường có sản phẩm BoniDiabet được nhập khẩu nguyên lọ từ Canada và Mỹ do công ty Botania phân phối có bổ sung Magie cùng các nguyên tố vi lượng khác như kẽm, crom, selen trong công thức giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường, ngoài ra còn phòng ngừa các biến chứng trên các cơ quan khác như tim, gan, thận, mắt. Ngoài ra trong BoniDiabet còn có thành phần thảo dược như dây thìa canh, hạt methi, mướp đắng, lô hội, quế có tác dụng giảm đường huyết trong máu và giảm được cholesterol máu.
Sản phẩm BoniDiabet cũng đã được chứng minh không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào và có hiệu quả giúp hạ đường huyết trên 96,67% người sử dụng qua thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông
Năm 2014 và 2017, BonDiabet vinh dự được lựa chọn là một trong những sản phẩm tiêu biểu nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do PGs.Ts Trần Đáng – chủ tịch VAFF trao tặng. Giải thưởng là sự công nhận của giới chuyên môn và người bệnh dành cho BoniDiabet
Mọi thắc mắc liên hệ số 18001044( miễn cước) hoặc 1800.1044 – 0984464844 để được hỗ trợ tư vấn
>>> Xem thêm:
- Tìm hiểu về biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân tiểu đường
-
Có BoniDiabet tôi không còn lo biến chứng bệnh tiểu đường nữa