Mục lục [Ẩn]
Đứng thứ 3 trong số những bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới, COPD hay còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đang dần trở thành thách thức lớn đối với ngành y tế toàn cầu. Thống kê cho thấy, căn bệnh này cướp đi sinh mạng của 3,2 triệu người mỗi năm. Một trong những yếu tố hàng đầu gây ra thực trạng này đó là sự xuất hiện sớm của các biến chứng nguy hiểm. Vậy biến chứng COPD xuất hiện sớm là do đâu? Biện pháp nào giúp phòng ngừa hiệu quả? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Biến chứng COPD xuất hiện sớm là do đâu?
Các biến chứng COPD thường gặp
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn, ứ khí trong phổi do khí phế thũng (giãn phế nang) và/hoặc viêm phế quản mãn tính.
COPD không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ho, đờm, khó thở mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
Tràn khí màng phổi
Ở bệnh nhân COPD, đường thở tắc nghẽn lâu ngày khiến lượng khí hít vào phế nang không được thở ra hết, tích tụ ngày càng nhiều làm cho phế nang bị căng giãn, mỏng dần đi và vỡ, khiến không khí bị tràn vào khoang màng phổi. Biến chứng này có thể gây suy hô hấp nặng, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Tăng áp lực động mạch phổi
Tình trạng thiếu oxy thường xuyên do đường thở bị tắc nghẽn sẽ khiến cho các tiểu động mạch bị co thắt, làm tăng áp lực động mạch phổi. Biến chứng này làm cho bệnh nhân bị khó thở nhiều hơn và bệnh COPD tiến triển trầm trọng hơn.
Suy tim phải
Tâm thất phải của tim có nhiệm vụ bơm máu vào động mạch phổi để mang máu đến phổi. Ở bệnh nhân COPD, biến chứng tăng áp lực động mạch phổi cộng thêm tình trạng cơ thể thiếu oxy trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thất phải, lâu dần dẫn tới suy tim phải. Lúc này, bệnh nhân sẽ khó thở tăng lên, người mệt, thở gấp, ho kèm theo đờm đặc, thậm chí là ho ra máu. Việc điều trị vì thế trở nên khó khăn hơn rất nhiều, rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân.
Suy tim phải là biến chứng COPD thường gặp
Đa hồng cầu
Đường thở bị tắc nghẽn kéo dài do COPD khiến cơ thể bị thiếu oxy liên tục. Điều đó làm số lượng hồng cầu phải tăng lên để phản ứng với việc các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bị thiếu oxy để hoạt động. Lượng hồng cầu tăng cao khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tắc mạch và huyết khối rất nguy hiểm.
Ung thư phổi
COPD còn có thể dẫn đến biến chứng ung thư phổi, làm giảm thời lượng và cả chất lượng sống của người bệnh. Bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở, mệt mỏi, ho kéo dài, ho ra máu, sụt cân… và đau đớn dữ dội khi ung thư phổi di căn sang các cơ quan khác…
Biến chứng COPD xuất hiện sớm là do đâu?
Nguyên nhân gốc gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là do các chất độc hại từ môi trường bên ngoài tấn công và tiến sâu vào trong phổi, không được loại bỏ mà bám lại trong phổi, gây nhiễm độc và tổn thương phổi. Sau một thời gian dài không được giải độc, các tổn thương sẽ lớn dần và gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Đặc biệt là khi đã mắc bệnh COPD, nhiễm độc phổi sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, gia tăng nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Do vậy, các tác nhân gây nhiễm độc phổi chính là yếu tố khiến các biến chứng COPD xuất hiện sớm, cụ thể đó là:
- Khói thuốc lá: Khi bạn hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc trong không khí, khoảng 7000 hóa chất độc hại chứa trong đó sẽ tấn công phổi, làm tê liệt hệ thống lông chuyển, ức chế các đại thực bào phế nang, gây nhiễm độc và tổn thương phổi,…
Thuốc lá là tác nhân hàng đầu khiến biến chứng COPD xuất hiện sớm
- Không khí ô nhiễm: Bụi đường, bụi mịn, khí thải từ các phương tiện giao thông, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn, virus… trong không khí ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến phổi của bệnh nhân COPD bị nhiễm độc nghiêm trọng, khiến các biến chứng COPD xuất hiện sớm hơn.
- Môi trường làm việc độc hại: Bệnh nhân COPD làm việc ở các môi trường độc hại như mỏ khai thác và khu vực chế biến than, đá quặng; công trường xây dựng; xưởng dệt may… dễ bị nhiễm độc phổi bởi các loại bụi nghề nghiệp (bụi silic, bụi than, bụi amiang, bụi bông, bụi sơn…) hoặc nhiều chất khí độc hại.
Bên cạnh đó, việc không tuân thủ theo điều trị của bác sĩ, tự ý tăng/giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc cũng là yếu tố khiến các biến chứng COPD xuất hiện sớm hơn.
Chính vì thế, để cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính một cách toàn diện, ngăn ngừa biến chứng COPD, chúng ta cần kết hợp đồng thời các biện pháp: Tuân thủ điều trị của bác sĩ, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới, đồng thời giải độc phổi hiệu quả.
Các biện pháp giúp phòng ngừa biến chứng COPD
Để phòng ngừa các biến chứng COPD, người bệnh cần áp dụng đồng thời các biện pháp dưới đây:
Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ
Các thuốc tây y được dùng để điều trị COPD gồm có: Thuốc giãn phế quản, thuốc nhóm corticoid dạng xịt định liều, kháng sinh,... Ngoài ra, người bệnh còn cần dùng các liệu pháp oxy khi bị khó thở nhiều.
Loại thuốc, liều dùng và đường dùng của các nhóm thuốc trên phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh của từng người. Bệnh nhân cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng/giảm liều thuốc, đổi thuốc hoặc ngừng sử dụng thuốc.
Người bệnh COPD cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc từ bên ngoài
Các biện pháp giúp người bệnh COPD bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc từ bên ngoài đó là:
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc.
- Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm, luôn đeo khẩu trang khi ra đường.
- Mang đồ bảo hộ đầy đủ, đúng quy định khi làm việc trong các môi trường độc hại.
- Sử dụng máy lọc không khí tại nhà và nơi làm việc.
- Trồng nhiều cây xanh quanh nhà.
Giải độc phổi
Ngay cả khi đã tránh xa các nguồn ô nhiễm thì những chất độc hại đã tích tụ trong phổi từ trước đó vẫn tồn tại và tiếp tục gây hại, khiến bệnh COPD tiến triển ngày càng nặng, gia tăng nguy cơ gặp các biến chứng. Do vậy, giải độc phổi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà người bệnh COPD không thể bỏ qua. Và sản phẩm BoniDetox của Mỹ sẽ giúp bạn làm được điều đó một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Sản phẩm BoniDetox của Mỹ
BoniDetox - Bí quyết vàng giúp giải độc phổi cho người bệnh COPD
BoniDetox chính là sự lựa chọn tối ưu cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giúp giải độc phổi, khắc phục nguyên nhân gây bệnh, từ đó làm giảm tần suất xuất hiện các đợt cấp, đồng thời giúp giảm triệu chứng, ngăn ngừa hiệu quả biến chứng COPD.
Thành phần của BoniDetox bao gồm:
- Xuyên tâm liên, cam thảo Ý, lá oliu: Giúp giải độc cho phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, tăng cường khả năng chống oxy hóa…
- Baicalin từ hoàng cầm: Baicalin có công dụng rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại,…)
- Cúc tây: Giúp bảo vệ phổi trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh nhờ tăng cường hoạt động của các đại thực bào phế nang. Các đại thực bào có vai trò phát hiện, bắt giữ và phá hủy các bụi bẩn, vi khuẩn, độc tố từ môi trường.
- Xuyên bối mẫu: Giúp kích hoạt lại hoạt động của hệ thống lông chuyển trong đường thở, đẩy các tác nhân lạ ra ngoài khi chúng tấn công phổi, bảo vệ phổi hiệu quả.
- Lá bạch đàn, bồ công anh, tỳ bà diệp: Giúp giãn phế quản, giảm ho, long đờm, chống viêm kháng khuẩn, làm thông thoáng đường thở.
- Fucoidan từ tảo nâu: Giúp tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), tăng cường sức đề kháng cho phổi, giảm nguy cơ ung bướu.
Thành phần toàn diện của BoniDetox
BoniDetox - Nâng tầm hiệu quả nhờ công nghệ bào chế hiện đại
Hiệu quả của BoniDetox được tối ưu hóa bởi công nghệ bào chế Microfluidizer. Nhờ công nghệ bào chế này mà các thành phần của BoniDetox sẽ có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Với kích thước siêu nhỏ như vậy, chúng sẽ dễ dàng được hấp thu vào cơ thể, sinh khả dụng khi sử dụng sản phẩm có thể lên tới 100%, từ đó hiệu quả thu được là cao nhất.
BoniDetox có tốt không?
BoniDetox đã nhận được sự đánh giá cao của các chuyên gia đầu ngành. Dưới đây là chia sẻ của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương:
Chia sẻ của TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh về sản phẩm BoniDetox
Năm 2021, BoniDetox đã vinh dự được nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do PGs.Ts Trần Đáng, chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng.
Không những thế, BoniDetox còn nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các bệnh nhân trên khắp cả nước. Như trường hợp của:
Bác Vũ Văn Lợi, 65 tuổi, thôn 2, xã Phả Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Bác Vũ Văn Lợi, 65 tuổi
“Bác bị COPD do hút thuốc lá lâu năm. Mỗi ngày bác hút ít nhất 1 bao, lúc nào phải chạy xe đêm với căng thẳng thì có khi hai bao mới đủ. Vì căn bệnh này nên bác bị ho nhiều lắm, nhất là vào ban đêm, cứ thiu thiu vào giấc thì bác lại ho, đờm chắn ngang ngực, dù dốc hết sức rồi mà bác cũng không khạc được nó ra. Quanh năm suốt tháng, bác chỉ ở dưới tầng 1 vì cứ lên được vài bậc cầu thang là khó thở lắm. Đã thế, cứ 2-3 tháng bác lại phải đi cấp cứu ở viện 1 lần, lần nào cũng thập tử nhất sinh, cảm giác muốn tắt thở đến nơi, nằm viện hơn 1 tuần mới được về.”
“Nhưng nhờ có BoniDetox của Mỹ mà giờ đây sức khỏe của bác tốt lắm, chẳng lo gặp phải biến chứng COPD nữa rồi. Sau khoảng 2 -3 tuần dùng BoniDetox 4 viên /ngày, bác đã thấy ngực nhẹ hơn, ho giảm, đờm loãng hẳn, khạc một cái là ra hết. Thấy tín hiệu khả quan, bác yên tâm dùng tiếp, sau khoảng 3 tháng là bác không còn cơn ho nào nữa, thỉnh thoảng gặp thời tiết lạnh hay bụi thì húng hắng một vài cái thôi. Giờ đây, bác hít thở nhẹ nhàng, thoải mái lắm. Người khỏe nên bác đi lại, làm cái gì cũng dễ hơn, lên xuống cầu thang vô tư. Hôm trước, bác vừa có chuyến du lịch Đà Nẵng với cả nhà nữa đấy.”
Mong rằng những thông tin hữu ích từ bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ: “Biến chứng COPD xuất hiện sớm là do đâu?”; đồng thời biết thêm sản phẩm BoniDetox của Mỹ giúp cải thiện hiệu quả căn bệnh này. Nếu còn băn khoăn nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn các bạn.
XEM THÊM:
- Bị Covid-19 phá hủy, tế bào phổi có phục hồi được không?
- Những biện pháp phục hồi chức năng cho người phổi yếu