Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bị suy giãn tĩnh mạch chân nên làm gì? 6 Lời khuyên quý giá cho người bệnh

Thứ năm, 09-07-2020 10:12 AM

Mục lục [Ẩn]

 

    Đau nhức chân, giảm khả năng vận động, nổi gân xanh tím mất thẩm mỹ, chuột rút, tê bì khó chịu… chỉ là vài biểu hiện trong vô vàn các triệu chứng bất lợi mà suy giãn tĩnh mạch chân gây ra cho bệnh nhân.

  Vậy “Bị suy giãn tĩnh mạch chân nên làm gì để cải thiện bệnh và hạn chế những biển hiện khó chịu?  Mời các bạn cùng tìm hiểu về những lời khuyên quý giá cho người bệnh ở bài viết này nhé!

 

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên làm gì?

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên làm gì?

 

Những triệu chứng và biến chứng thường gặp của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

   Hiện tượng ứ đọng máu trong lòng mạch cùng sự giãn nở và căng phồng ra quá mức của các tĩnh mạch ở chân sẽ dẫn đến những triệu chứng đặc trưng sau đây:

+ Chân tê bì, rối loạn cảm giác, mất cảm giác: do hệ thống dây thần kinh cảm giác xung quanh các tĩnh mạch bị bệnh không được nuôi dưỡng tốt.

+ Nặng mỏi, đau nhức chân: do các tĩnh mạch căng phồng ra chèn ép vào các tổ chức mô và dây thần kinh ở lân cận.

+ Sưng phù tại bàn chân hoặc bắp chân: do máu, dịch ngoại bào bị ứ đọng và tích tụ lại tại ngoại vi 2 chân không thoát đi được.

+ Nổi tĩnh mạch xanh tím rõ rệt ở trên da: nếu suy giãn xảy ra tại các tĩnh mạch nông ở gần da.

+ Một số biểu hiện khác: chuột rút chân vào ban đêm, da sậm màu, xuất hiện các mảng bầm tím ở trên da…

   Hơn nữa, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân càng nặng thì nguy cơ bị biến chứng sẽ càng lớn:

+ Vỡ tĩnh mạch, xuất huyết tĩnh mạch: do cấu trúc thành mạch bị suy yếu, giảm độ đàn hồi cùng với lượng máu tích tụ trong lòng mạch quá lớn đến 1 mức độ nào đó có thể sẽ khiến cho các tĩnh mạch bị đứt vỡ và máu sẽ tràn ra các tổ chức xung quanh.

+ Hoại tử tổ chức: do các tế bào và hệ thống mô xung quanh không được nuôi dưỡng cũng như không thể thực hiện quá trình trao đổi chất bình thường được. Tình trạng này kéo dài dẫn đến tế bào bị chết và mô bị hoại tử.

+ Huyết khối tĩnh mạch: việc khí huyết tích tụ lại quá lâu ở cùng 1 vị trí sẽ dẫn đến những biến đổi huyết học và sự hình thành các cục huyết khối trong lòng mạch. Huyết khối có thể gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển gây tắc mạch ở nhiều nơi khác.

 

Bị suy giãn tĩnh mạch chân nên làm gì?

 

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên đeo vớ y khoa

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên đeo vớ y khoa

 

  • Đeo vớ y khoa

   Sử dụng các loại vớ y khoa hỗ trợ là phương pháp đầu bảng thường được các chuyên gia khuyến cáo cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

  Vớ y khoa là các loại vớ đặc biệt được làm bằng chất liệu đặc biệt và được thiết kế với kiểu dáng phù hợp để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân.

   Khi sử dụng đúng cách, vớ y khoa sẽ ép vào vùng chân bị bệnh làm co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn lại dưới tác dụng của lực cơ học. Do đó sẽ giúp người bệnh cải thiện được tình trạng các tĩnh mạch bị giãn nở và thúc đẩy dòng máu di chuyển từ chân trở về tim.

Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là:

+ Phải đeo thường xuyên liên tục thì mới có hiệu quả, ngưng sử dụng là các tĩnh mạch lại trở về trạng thái ban đầu như trước.  

+ Cảm giác khó chịu: nhiều người bệnh cảm thấy không thoải mái khi phải đeo vớ y khoa thường xuyên, nhất là trong những ngày thời tiết nắng nóng.

  • Tập luyện đúng cách

   Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao là phương pháp hiệu quả dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân giúp cải thiện bệnh và giảm thiểu những triệu chứng khó chịu.

   Tuy nhiên, người bệnh cần phải tập luyện đúng cách, phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh thì mới có được kết quả. Đặc biệt nếu như tập luyện quá mức với cường độ quá mạnh còn gây ra tác dụng ngược lại, làm tình trạng suy giãn trở nên trầm trọng hơn.

 

Tập luyện đúng cách để cải thiện suy giãn tĩnh mạch

Tập luyện đúng cách để cải thiện suy giãn tĩnh mạch

 

   Những điểm quan trọng mà người bệnh suy giãn tĩnh mạch cần phải chú ý trước khi tập luyện là:

+ Cường độ tập luyện: nên tập với mức độ vừa phải và tần suất thường xuyên, duy trì liên tục. Nếu mới bắt đầu thì chỉ nên tập nhẹ để cho cơ thể quen dần rồi mới tăng dần cường độ lên.

+ Phương pháp tập luyện: đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội, các bài tập thể dục, tư thế yoga nâng cao chân… là những bài luyện tập tốt mà người bệnh nên áp dụng.

+ Khi các triệu chứng quá khó chịu thì có thể nghỉ không nên quá cố gắng để tập luyện. Trong quá trình tập luyện nếu thấy đau thì cũng nên dừng lại và nghỉ ngơi.

+ Nên kết hợp sử dụng vớ y khoa để tăng cường thêm hiệu quả.

  • Sinh hoạt điều độ

    Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch chân cần phải hạn chế thói quen đứng nhiều hay ngồi nhiều 1 chỗ quá lâu vì sẽ làm cho tình trạng ứ đọng máu tại chân trở nên nặng nề hơn.

     Nếu như công việc bắt buộc phải như vậy thì nên thỉnh thoảng đi lại 1 chút hoặc vận động chân tại chỗ thường xuyên.

Đồng thời người bệnh nên:

+ Mặc quần áo thoải mái, tránh quần áo body quá bó sát vào cơ thể.

+ Đi giày dép đế bệt và nên rộng 1 chút, tránh đi giày dép quá chật, đặc biệt là hạn chế đi giày cao gót.

+ Khi ngủ nên dùng 1 chiếc gối mềm để kê cao chân lên sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu từ chân về tim tốt hơn.

+ Tránh xoa dầu nóng lên vùng chân bị suy giãn tĩnh mạch, nếu muốn giảm đau nhức thì có thể chườm đá lạnh.

 

Đi giày dép thoải mái sẽ tốt cho tình trạng bệnh hơn

Đi giày dép thoải mái sẽ tốt cho tình trạng bệnh hơn

 

  • Ăn uống khoa học

   Việc ăn uống cũng như chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng vô cùng lớn với sức khỏe của người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

   Người bệnh cần phải tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ, có nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là nên sử dụng nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, omega-3… vì đây là những dưỡng chất tốt cho sức khỏe của tĩnh mạch nói chung và cả hệ tim mạch nói chung.

   Đồng thời bệnh nhân cũng cần chú ý uống đầy đủ nước mỗi ngày để giúp cho tuần hoàn khí huyết và chức năng của các tĩnh mạch được ổn định.

   Bên cạnh đó người bệnh nên tránh sử dụng những loại thực phẩm xấu sau đây: bia rượu, nước ngọt có ga, thức ăn giàu chất béo bão hòa, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng nhiều chất phụ gia…

  • Không lạm dụng thuốc tây

   Việc sử dụng các thuốc điều trị tây y cần phải có chỉ định và theo dõi sát sao của bác sĩ. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch không được tự ý sử dụng hay lạm dụng thuốc tây mà gặp phải những hậu quả nghiêm trọng.

   Đa phần các thuốc tây hiện nay chỉ giúp bệnh nhân giảm thiểu được triệu chứng khó chịu chứ không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh. Do đó tác dụng chỉ mang tính chất tạm thời, ngừng thuốc là các triệu chứng lại xuất hiện.

   Hơn nữa, thuốc tây còn có rất nhiều tác dụng phụ và sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu như dùng nhiều cũng như là dùng không đúng cách.

  • Kết hợp sử dụng thảo dược thiên nhiên

   Thảo dược là những vị thuốc quý từ thiên nhiên vừa mang lại hiệu quả cao vừa an toàn lành tính không gây ra tác dụng phụ như thuốc tây.

   Trong tự nhiên có rất nhiều thảo dược quý mang lại lợi ích tốt mà người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể sử dụng được. Đó là hoa hòe, hạt dẻ ngựa, bạch quả, lý chua đen, hạt nho, vỏ thông…

   Nếu như người bệnh không muốn phiền phức khi phải tìm kiếm và đun sắc để dùng các thảo dược này thì có thể sử dụng sản phẩm BoniVein với đầy đủ các thành phần quan trọng được bào chế dưới dạng viên nang tiện lợi và dễ sử dụng.

 

Cơ chế tác dụng của BoniVein

 

Cơ chế tác dụng của BoniVein

 

   BoniVein là sản phẩm chính hãng của tập đoàn Viva Nutraceuticals từ Mỹ và Canada. Trong sản phẩm này những thành phần thảo dược được chiết xuất và bào chế bằng công nghệ Microfluidizer hiện đại bậc nhất thế giới.

   Microfluidizer là công nghệ giúp chuyển hóa thảo dược dạng thô sơ sang dạng phân tử hạt kích thước siêu nhỏ chỉ hàng nano mét. Nhờ đó khả năng hấp thu và hiệu quả của thảo dược được nâng tầm lên mức tối đa, gấp hàng chục lần so với các phương pháp bào chế thông thường.

   Chính vì vậy, BoniVein sẽ mang lại hiệu quả vượt trội cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân:

+ Giúp làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh suy giãn tĩnh mạch như: đau chân, nặng chân, chuột rút, nhức mỏi, sưng phù….

+ Giúp co nhỏ những tĩnh mạch bị suy giãn, giảm sưng phồng tĩnh mạch.

+ Giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của suy giãn tĩnh mạch chân như huyết khối, đồng thời hạn chế bệnh tái phát trở lại.

 

Chia tay nỗi lo suy giãn tĩnh mạch chân cùng với BoniVein

    Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch. BoniVein không chỉ giúp giảm triệu chứng nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn giúp người bệnh hoàn toàn yên tâm, không còn phải lo lắng về nguy cơ xảy ra biến chứng giãn tĩnh mạch nữa.

   Dưới đây là một số trường hợp người bệnh tiêu biểu nhất, mọi người có thể tham khảo:

 

Chú Nguyễn Đình Ngọ (57 tuổi, ở 178/3 Khu Ba Son, phường 17, quận Gò vấp, HCM)

 

Chú Nguyễn Đình Ngọ

Chú Nguyễn Đình Ngọ

 

“Từ ngày bị suy giãn tĩnh mạch, chân chú thường xuyên nặng mỏi và đau rát, bước đi rất khó chịu và nặng nề. May mà chú gặp được sản phẩm BoniVein, chú dùng mới có 2 lọ đã cải thiện rồi; chân đỡ đau rát, bớt nặng nề và nhẹ nhõm hơn. Thấy tiến triển tốt nên chú dùng đều lắm, liên tục không quên ngày nào. Sau khoảng 3 tháng sử dụng bệnh đã giảm gần như hoàn toàn rồi, chân bình thường, hết sưng, hết đau, đến cả tĩnh mạch xanh lè nổi ở mắt cá chân cũng bé lại, lặn xuống, nhìn chỉ mờ mờ thôi chứ không còn nổi to nữa”.

 

Anh Hoàng Duy Kha (30 tuổi ở số 124 lô 13, xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk)

 

Anh Hoàng Duy Kha

Anh Hoàng Duy Kha

 

“Mới 30 tuổi mà anh đã bị suy giãn tĩnh mạch rồi, chân anh thường xuyên tê rần, đau nhức và còn bị nổi lên rất nhiều gân xanh như con giun, nhìn sợ lắm. Trước đó anh có dùng rất nhiều sản phẩm mà bệnh không đỡ, chỉ đến khi gặp BoniVein bệnh tình mới cải thiện. Anh dùng bốn lọ là tê bì chân, đau nhức, buốt, nặng chân đã giảm rõ rệt. Sau hai tháng những triệu chứng khó chịu này hết hẳn, chân anh nhẹ nhõm, đi lại như bình thường. Sau khoảng 3 tháng những đường gân xanh nổi gồ mới mờ đi rõ rệt được. Nhờ đó mà đôi chân anh nhìn đẹp lên hẳn, vợ anh thấy vậy cứ khen BoniVein mãi”.

 

Bác Hoàng Sơn trú tại 5/43A Thủ Khoa Huân, tp Vũng Tàu, điện thoại: 0708.670.572

 

Bác Hoàng Sơn

Bác Hoàng Sơn

 

“Bác kiên trì dùng thuốc tây tới 10 năm trời mà bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ đỡ thôi. Tới đầu năm 2017 chân bác bị sưng phù như chân trâu, tĩnh mạch yếu quá nên thường xuyên bị vỡ, nhìn rõ vùng máu đỏ thẫm loang lổ dưới da. Vậy mà dùng BoniVein bệnh thuyên giảm rất nhanh, các triệu chứng như nặng nhức mỏi, tê bì chuột rút giảm sau 1 tháng sử dụng, càng dùng lâu dài thì phần da bị thâm sì do tĩnh mạch vỡ cũng hồng rồi trở lại trạng thái bình thường. Bây giờ bác vẫn duy trì uống BoniVein để phòng tái phát vì  suy giãn tĩnh mạch là bệnh mạn tính mà”.

 

   Hy vọng rằng những thông tin và kiến thức chia sẻ trong bài viết vừa rồi đã giúp cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân biết nên làm gì để cải thiện bệnh và hạn chế những biểu hiện khó chịu. Mọi câu hỏi thắc mắc khác, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài tư vấn miễn phí 1800 1044.

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc