Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bị phù chân là bệnh gì? Cách khắc phục ra sao?

Thứ sáu, 25-11-2022 16:52 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Nếu bạn đi lại thấy chân nặng nề, da căng bóng, ấn lõm thì chứng tỏ bạn đang bị sưng phù chân. Tình trạng này có thể không gây nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng nhưng sẽ cản trở hoạt động, hạn chế khả năng di chuyển. Không chỉ vậy nó còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó. Vậy bị phù chân là bệnh gì? Cách khắc phục ra sao? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

Bị phù chân là bệnh gì?

Bị phù chân là bệnh gì?

 

Bị phù chân là bệnh gì?

   Những bệnh lý gây phù chân thường gặp bao gồm:

Suy tim phải

   Suy tim là tình trạng trái tim bị suy giảm hoạt động, không bơm đủ lượng máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Thông thường, tâm thất phải có nhiệm vụ vận chuyển máu từ tim đến phổi để lấy oxy. Khi tim phải bị suy, tâm thất giảm hoặc mất khả năng bơm máu, khiến máu bị ứ đọng và chảy ngược lại vào tĩnh mạch ngoại vi. Chính tình trạng này gây sưng phù chân cho người bệnh.

   Ban đầu, bệnh nhân suy tim phải phù ở hai chi dưới, sau đó là phù toàn thân nếu không có biện pháp điều trị phù hợp. Mức độ phù tăng lên ở thời điểm buổi chiều tối hoặc khi họ đứng lâu. Nếu nghỉ ngơi hoàn toàn, phù chân sẽ giảm dần. 

Bệnh xơ gan

   Xơ gan là bệnh lý mà các tế bào gan bị tổn thương liên tục trong thời gian dài, dần hình thành mô sẹo gây xơ hóa. Các mô sẹo này cản trở lưu thông máu đến gan, khiến bộ phận này suy giảm chức năng nghiêm trọng.

 

Người bệnh xơ gan dễ bị sưng phù chân

Người bệnh xơ gan dễ bị sưng phù chân

 

   Gan là nơi tổng hợp nhiều loại protein quan trọng, trong đó có albumin. Chất này giúp tạo áp lực keo, giữ nước lại trong lòng mạch. Khi chức năng gan bị suy giảm, albumin ít được sản xuất nên không tạo đủ áp lực keo, làm nước trong lòng mạch dễ dàng thoát ra ngoài gây phù.

   Mặt khác, các mô sẹo cản trở lưu thông máu làm tăng áp lực tĩnh mạch cửa gây phù chân và cổ chướng.

Hội chứng thận hư

   Ở người khỏe mạnh, albumin đến thận sẽ được giữ lại, không bị thoát ra ngoài. Tuy nhiên khi mắc hội chứng thận hư, chức năng thận suy giảm, các lỗ lọc cũng dần to ra khiến albumin dễ dàng thoát ra ngoài theo đường niệu.

   Cơ thể bị thiếu hụt albumin sẽ dẫn đến tình trạng giảm áp lực keo, khiến nước trong lòng mạch trào ra ngoài gây phù toàn thân, bao gồm cả phù hai chi dưới.

Tắc nghẽn đường bạch huyết

   Dịch ngoại bào được hình thành từ máu nhờ quá trình lọc qua thành mao mạch. Đa số, lượng dịch này sẽ quay trở lại mao mạch nhưng có một phần nhỏ phải nhờ mạch bạch huyết vận chuyển mới vào được vòng tuần hoàn.

   Khi có yếu tố nào đó làm tắc nghẽn đường bạch huyết như nhiễm ký sinh trùng (giun chỉ), lượng dịch trong lòng mạch không vào được vòng tuần hoàn sẽ ứ lại, gây phù chân.

Viêm tắc tĩnh mạch

 

Nếu bạn bị phù chân, đừng bỏ qua bệnh viêm tắc tĩnh mạch

Nếu bạn bị phù chân, đừng bỏ qua bệnh viêm tắc tĩnh mạch

 

   Viêm tắc tĩnh mạch xảy ra do cơ thể hình thành cục máu đông. Tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa máu từ các cơ quan trở về tim. Khi bị tắc nghẽn, lượng máu dồn ứ lại sẽ làm tăng áp lực nghiêm trọng, đẩy máu ra khỏi tĩnh mạch vào các mô gây sưng, phù chân.

   Những đối tượng có nguy cơ cao hình thành cục máu đông bao gồm: Béo phì, nghiện thuốc lá, suy tim, ung thư, phụ nữ đang mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai, người bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới

   Đây là bệnh lý gây phù chân  thường gặp nhất . Nó xảy ra do thành tĩnh mạch suy yếu và/hoặc các van trong lòng mạch hư hại, không đảm bảo chức năng vận chuyển máu. Theo đó, dòng máu ứ đọng thậm chí chảy ngược lại, càng làm tăng áp lực lên tĩnh mạch, kéo giãn thành mạch và hình thành bệnh.

 

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến nhất gây sưng phù chân

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến nhất gây sưng phù chân

 

   Ngoài sưng phù chân, người bệnh còn có thêm các triệu chứng như chân tê bì, nặng mỏi, đau nhức, chuột rút về đêm, tĩnh mạch nổi trên da. Nếu bạn không có giải pháp khắc phục phù hợp, tĩnh mạch bị suy giãn quá mức sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như vỡ mạch máu, loét không hồi phục, huyết khối tĩnh mạch gây thuyên tắc phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

   Ngoài các bệnh lý trên, tình trạng phù chân còn xuất hiện ở phụ nữ mang thai trong những tuần cuối thai kỳ.

 

Cách khắc phục tình trạng phù chân

   Khi bị phù chân, bạn cần đi thăm khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân gây ra, từ đó có hướng khắc phục phù hợp. Nếu tình trạng này là triệu chứng của bệnh lý nào đó, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý giảm liều hay ngừng thuốc. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về giải pháp giảm phù chân cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.

   Khi bị phù chân do suy giãn tĩnh mạch, tùy mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp như dùng thuốc tây, đeo vớ ép hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, các giải pháp đó đều có những nhược điểm bất lợi:

- Với thuốc tây: Bởi thuốc tây có nguy cơ cao gây tác dụng phụ, hại gan thận nên không phù hợp để dùng lâu dài.

 

Các loại thuốc tây y đều có nguy cơ cao gây tác dụng phụ

Các loại thuốc tây y đều có nguy cơ cao gây tác dụng phụ

 

- Vớ ép y khoa: Vớ ép y khoa hay còn gọi là tất áp lực, có tác dụng co tĩnh mạch giãn bằng áp lực vật lý. Qua đó khi đeo vớ, các triệu chứng của người bệnh sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, tác dụng của vớ ép là tức thời, nếu bỏ ra, các tĩnh mạch sẽ suy giãn như ban đầu, làm các triệu chứng xuất hiện trở lại. Hơn nữa, đeo vớ ép khiến người bệnh cảm thấy bí bách, khó chịu nhất là những ngày oi nóng.

- Phẫu thuật: Giúp loại bỏ ngay tĩnh mạch giãn nhưng không giải quyết nguyên nhân gây bệnh là tĩnh mạch bị suy yếu. Vì vậy, chỉ một thời gian sau, các tĩnh mạch khác sẽ bị giãn ra và triệu chứng bệnh lại tái phát.

   Nhận thấy những nhược điểm đó, xu hướng hiện nay của y học hiện đại là sử dụng viên uống từ thảo dược thiên nhiên để co nhỏ tĩnh mạch giãn, khắc phục phù chân hiệu quả. Trong đó, sản phẩm nổi trội nhất là BoniVein + của Mỹ.

 

BoniVein + - Giải pháp hàng đầu cho người bị phù chân do bệnh suy giãn tĩnh mạch

   BoniVein + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có tác dụng toàn diện dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch. Hiệu quả của sản phẩm đến từ cơ chế đột phá như sau:

- Giúp làm tăng độ bền, độ đàn hồi của thành tĩnh mạch. Từ đó sản phẩm giúp làm co nhỏ các tĩnh mạch bị suy giãn, đồng thời ngăn các tĩnh mạch khác không bị suy yếu và giãn ra. Tác dụng này đến từ các thành phần là hạt dẻ ngựa, rutin từ hoa hoè, Diosmin và hesperidin từ vỏ cam chanh. Đây là những tinh chất thảo dược kinh điển dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch.

- Giúp chống oxy hóa, làm bền cũng như bảo vệ thành và van tĩnh mạch trước các gốc tự do. Tác dụng này đến từ các thành phần có tính chống oxy hóa mạnh như lý chua đen, vỏ thông, hạt nho.

- Giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng ứ máu tại các tĩnh mạch bị suy giãn, ngăn chặn hình thành cục máu đông trong lòng mạch nhờ bạch quả, cây chổi đậu.

 

Tác dụng toàn diện của BoniVein +  

Tác dụng toàn diện của BoniVein +  

 

      Những công dụng đó của BoniVein + được tăng cường bởi công nghệ bào chế hiện đại nhất thế giới là Microfluidizer. Công nghệ này giúp tạo ra những hạt siêu nano với các ưu điểm như:

- Kích thước hạt phân tử đồng nhất và ổn định, giúp duy trì chất lượng sản phẩm, hạn sử dụng được kéo dài.

- Tăng khả năng hấp thu vào cơ thể lên tới 100%, giúp phát huy tối đa tác dụng của các loại thảo dược.

- Loại bỏ nguồn ô nhiễm có hại cho sức khỏe, giúp đảm bảo độ an toàn tuyệt đối cho sản phẩm.

   Khi dùng đều đặn 4-6 viên BoniVein +  hàng ngày, sau khoảng 2-3 tuần là các triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch (tê bì, đau nhức, nặng mỏi, chuột rút…) đã giảm rõ rệt.

   Sau khoảng 3 tháng, các tĩnh mạch xanh tím nổi trên da sẽ mờ dần. Khi sử dụng BoniVein + lâu dài, sản phẩm giúp phòng ngừa hiệu quả biến chứng của bệnh này như thuyên tắc động mạch phổi, tai biến mạch não…

 

Khách hàng phản hồi như thế nào về hiệu quả của BoniVein +?

   Sau nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniVein + đã được hàng vạn người dùng tin tưởng, sử dụng và đạt hiệu quả tốt. Như trường hợp chú Phan Văn Học: 61 tuổi, địa chỉ tại 112/15, đường Trần Nguyên Hãn, phường 8, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang: “Bệnh suy giãn tĩnh mạch làm chú đi lại rất khó khăn, bàn chân như có kiến bò, bắp chuối tê nhức, sưng phù, đêm thì chuột rút, đau đến mức không ngủ được. Đường gân xanh, tím nổi đầy trên da trông rất sợ. Chú đi khám, dùng Daflon, thuốc nam, thuốc bắc đều không đỡ. Chú dùng BoniVein + đến lọ thứ 3 là chân đã nhẹ nhõm, đi lại nhẹ nhàng. Về sau, các triệu chứng đều hết hẳn, tĩnh mạch nổi cũng đã mờ đi, gần như không nhìn thấy nữa, chú đi lại thoải mái, sinh hoạt bình thường.”

 

Chú Phan Văn Học, 61 tuổi

Chú Phan Văn Học, 61 tuổi

 

   Hay trường hợp chị Nguyễn Thùy Dung, 40 tuổi ở số 06 ấp Bắc, phường 5, Tp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang: “Chị bị suy giãn tĩnh mạch 4-5 năm nay, chân sưng phù, tê mỏi, đau nhức, đi lại khó khăn, đêm không ngủ được vì chuột rút. Các đường gân nổi nhiều kiểu mạng nhện. Sau khi dùng BoniVein +, chân chị đã hết khó chịu, đi lại thoải mái, tĩnh mạch nổi cũng mờ hẳn.”

   Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết được các bệnh lý gây sưng phù chân. Với trường hợp do suy giãn tĩnh mạch gây ra, sử dụng BoniVein + của Mỹ là giải pháp tối ưu nhất dành cho bạn. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 (trong giờ hành chính) để được giải đáp.

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc