Mục lục [Ẩn]
Với mọi bệnh lý, giai đoạn cuối luôn là giai đoạn nặng nề và nguy hiểm nhất. Đừng bao giờ để bệnh tiểu đường sang giai đoạn cuối ! Vì lúc này rất nhiều biến chứng sẽ xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể, sức khỏe mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh nữa. Vậy bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là gì? nguy hiểm thế nào? Cách phòng ngừa ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có 2 loại chính là type 1 và type 2. Nếu như tiểu đường type 1 nhanh chóng chuyển sang giai đoạn toàn phát sau 1 thời gian ngắn (chỉ khoảng vài tháng từ lúc khởi phát bệnh) thì type 2 lại tiến triển âm thầm từ từ qua nhiều năm.
Tiểu đường type 2 là bệnh lý phổ biến nhất khi có tỷ lệ lên đến 90% trên tổng số bệnh nhân tiểu đường. Trường hợp đái tháo đường này thường phát triển qua 4 giai đoạn chính là:
+ Giai đoạn tiền đái tháo đường: Mức đường huyết mới chỉ cao hơn ngưỡng bình thường ( đường huyết lúc đói 6-7 mmol/l) và chưa đến mức bệnh lý. Nếu như phát hiện được ở giai đoạn này thì người bệnh có thể ngăn chặn được bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính.
+ Tiếp đến sẽ là giai đoạn khởi phát tiểu đường mạn tính khi mà đường huyết luôn ở mức cao. Người bệnh sẽ có một số biểu hiện đặc trưng như số lần đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu có kiến bâu, thường xuyên cảm thấy đói, khát nước, người mệt mỏi, sụt cân nhanh …
+ Giai đoạn thứ 3 là giai đoạn xuất hiện biến chứng tiểu đường. Đa phần mọi người sẽ phát hiện ra tiểu đường khi bắt đầu có một biến chứng nào đó rồi đi khám mới biết bệnh. Người bệnh tiểu đường sẽ có những biến chứng nhẹ như mắt mờ, viêm da, loét da… trước tiên rồi đến những biến chứng nặng hơn như tim mạch, thần kinh và thận.
+ Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là giai đoạn toàn phát biến chứng. Khi mà các cơ quan nội tạng trong cơ thể đã bị ảnh hưởng lớn từ việc đường huyết tăng cao diễn ra trong một thời gian dài thì những biến chứng nghiêm trọng sẽ diễn ra và có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Các biến chứng này bao gồm: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận mạn tính, hoại tử da, mù mắt, mất thị lực…
Đột quỵ dễ xảy ra ở người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối nguy hiểm như thế nào ?
Ở giai đoạn cuối này rồi thì khả năng điều tiết, điều hòa đường huyết trong cơ thể của bệnh nhân sẽ rất kém. Độ nhạy cảm của hormon insulin với cơ quan đích thấp, đề kháng insulin mạnh cũng như hoạt động tiết insulin của tuyến tụy sẽ không còn tốt nữa.
Chỉ số đường huyết lúc này gần như lúc nào cũng ở mức độ nguy hiểm mà ngay cả dùng đến các thuốc điều trị cũng khó có thể đưa về mức an toàn được.
Các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là:
Biến chứng nhồi máu cơ tim, đột quỵ
Đây chính là biến chứng được đánh giá nguy hiểm nhất có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Do cholesterol xấu dễ lắng đọng ở thành mạch gây xơ vữa động mạch và dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Biến chứng suy thận
Thận bị suy giảm chức năng sau một khoảng thời gian dài phải tăng cường hoạt động liên tục. Cùng với đó là các vi mạch tại thận bị tổn thương bởi nồng độ đường huyết cao trong máu.
Khi bị suy thận nặng người bệnh sẽ cần phải được lọc máu từ bên ngoài nếu không thì rất dễ bị nhiễm độc cơ thể và nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng suy thận
Biến chứng thần kinh
Các dây thần kinh của người bệnh dễ bị tê liệt do đái tháo đường dẫn đến những biểu hiện triệu chứng: tê bì chân tay, rối loạn cảm giác, rối loạn cương dương ở nam giới, một số trường hợp có thể bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiểu tiện, đại tiện.
Biến chứng mù lòa
Người bệnh tiểu đường trong giai đoạn cuối này cũng rất dễ bị mù lòa, mất khả năng quan sát, nhìn nhận vĩnh viễn. Do đường huyết trong máu tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên các mạch máu tại mắt làm tổn thương võng mạc, thủy tinh thể.
Biến chứng hoại tử
Cuối cùng nguy cơ lở loét hoại tử và phải cắt cụt chi với người đái tháo đường là rất cao. Nồng độ đường huyết cao trong cơ thể luôn là điều kiện để các vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Những tổn thương ở trên da dù là nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến viêm loét nặng, thậm chí là hoại tử và phải cắt bỏ.
Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối điều trị như thế nào ?
Cách điều trị bệnh tiểu đường giai đoạn cuối
Điều trị tiểu đường trong thời kỳ này cho người bệnh sẽ rất khó khăn. Không những phải dùng các liệu pháp kiểm soát đường huyết tốt mà còn phải điều trị các biến chứng đang diễn ra trong cơ thể nữa.
Về việc kiểm soát đường huyết trong giai đoạn cuối sẽ khó đạt được mục tiêu điều trị. Khả năng đáp ứng với các thuốc điều trị của người bệnh lúc này cũng không cao nữa. Do đó thường phải sử dụng nhiều loại thuốc với các cơ chế khác nhau kết hợp và dùng với liều cao thì mới có hiệu quả được.
Cùng với đó tùy theo những biến chứng xuất hiện mà người bệnh sẽ được điều trị với phương pháp tương ứng để mang lại hiệu quả cao nhất.
Do đó tốt nhất là người bệnh ngay từ những giai đoạn nhẹ, mới khởi phát thì nên có các biện pháp kiểm soát tiểu đường hợp lý khoa học: tuân thủ đúng các phương pháp chữa trị theo phác đồ chỉ định kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện theo đúng chuẩn mực.
Bên cạnh đó bệnh nhân tiểu đường nên kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn lành tính để tăng cường thêm hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng gây hại của các thuốc tây.
Kiểm soát đường huyết ổn định, phòng ngừa biến chứng tiểu đường với BoniDiabet
Trải qua nhiều năm nghiên nghiên cứu, các chuyên gia của tập đoàn Viva Nutraceuticals (Tập đoàn chuyên sản xuất dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe hàng đầu của Mỹ và Canada ) đã cho ra đời công thức toàn diện, tối ưu nhất dành cho người bệnh tiểu đường với tên gọi là BoniDiabet.
Công thức đột phá cho người bệnh tiểu đường – BoniDiabet
Trong thành phần của BoniDiabet có đến 5 thảo dược thiên nhiên quý bao gồm: dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, quế, lô hội giúp điều hòa và ổn định đường huyết toàn diện theo nhiều cơ chế đa dạng.
Nhưng điểm đột phá nhất của BoniDiabet nằm ở sự bổ sung 7 nguyên tố và dưỡng chất vi lượng thiết yếu để giúp ngăn chặn, phòng ngừa hiệu quả các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường:
+Magie: có tác dụng tăng cường chuyển hóa và phân hủy đường, giúp điều hòa đường huyết và ổn định huyết áp.
+Kẽm, Crom: ngoài tác dụng giúp giảm đường huyết, tăng độ nhạy của insulin ở bệnh nhân tiểu đường thì còn giảm thiểu các biến chứng trên tim mạch và võng mạc.
+Selen: vừa giúp kiểm soát đường huyết vừa ngăn chặn các biến chứng tiểu đường trên thận và tim.
+Acid Folic trong BoniDiabet giúp ngăn ngừa các biến chứng thần kinh, bảo vệ các tế bào thần kinh, hạn chế tổn thương thần kinh.
+Acid alpha Lipoic có tác dụng chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại, làm giảm nguy cơ các biến chứng đái tháo đường trên tim mạch, thần kinh và mắt.
Nhờ đó mà BoniDiabet chính là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay dành cho người bệnh đái tháo đường.
Cơ chế tác dụng của BoniDiabet
BoniDiabet – Hiệu quả đã được kiểm chứng trên hàng vạn bệnh nhân tiểu đường
Hơn 10 năm có mặt trên thị trường Việt nam, BoniDiabet đã được hàng vạn người bệnh tiểu đường tin dùng và đánh giá cao. Dưới đây là chia sẻ của một số bệnh nhân đã dùng sản phẩm:
Chú Ma Kim Ký, 66 tuổi, ở số 02 thôn Eaxanol, xã Đắk Drô, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông.
Chú Ma Kim Ký
“Thời gian đầu chú dùng BoniDiabet kèm thuốc tây, sau khoảng 2 tháng chú đi đo lại, đường huyết đã về mức 6.3mmol/l . Đồng thời cứ khoảng 3 tháng chú lại đo chỉ số HBA1C 1 lần, rất sung sướng khi nó chỉ còn 6% thôi. Mà đến bác sĩ cũng ngạc nhiên nói với chú: “Bao nhiêu năm trời đường huyết phập phù, sao tự dưng lại ổn định thế nhỉ”, và chủ động giảm liều thuốc tây xuống cho chú vì không cần thiết phải dùng nhiều như thế nữa rồi. Đến nay, chú gần như không cần phải dùng thuốc tây, chủ yếu dùng BoniDiabet thôi”
Cô Nguyễn Thị Hồng (56 tuổi ở thôn Hiệp Đồng, xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, điện thoại: 0356.394.304 )
Cô Nguyễn Thị Hồng
“Cô dùng BoniDiabet liều 4 viên chia 2 lần kèm thuốc tây và tiêm insulin. Sau một tháng đường huyết đã hạ được xuống còn hơn 7, người khỏe hơn hẳn, ngón chân cũng đỡ được tê bì. Thấy bệnh có tiến triển tốt nên cô kiên trì dùng, sau 3 tháng đi đo lại, đường huyết hạ xuống còn có 5.6 còn chỉ số HBA1C chỉ còn có 6 chấm. Mừng quá cháu ạ, đến bác sĩ cũng bất ngờ về kết quả điều trị của cô và giảm cho cô liều thuốc tây xuống còn 1 viên mỗi ngày và 2 đơn vị insulin mỗi lần”.
Anh Trần Văn Sang (ở số 56, Tổ 4, Ấp Mướp Sát, Xã Trung Hiệp, Huyện Vũng Liêm, Tỉnh Vĩnh Long, điện thoại: 0989.640.379 )
Anh Trần Văn Sang
“Sau 2 tháng dùng BoniDiabet, đường huyết của anh chỉ còn trên dưới 6 chấm, bác sĩ cũng khá ngạc nhiên vì 2 lần đo liên tiếp, đường huyết rất ổn định, đặc biệt chỉ số HBA1C cũng chỉ còn 5.8 đồng thời thấy anh khỏe, thần sắc hồng hào nên bác sỹ chủ động giảm cho anh nửa liều thuốc tây. Và đến nay, sau nửa năm sử dụng BoniDiabet, anh gần như không phải sử dụng thuốc tây nhiều nữa mà thậm chí BoniDiabet anh cũng chỉ uống có 2 viên mỗi ngày mà những biến chứng trên tay chân và mắt đã hết hẳn, mỡ máu cũng về ngưỡng an toàn, người khỏe như thời thanh niên, chẳng có bệnh tật gì trong người vậy.”
Hy vọng qua bài viết về chủ đề “bệnh tiểu đường giai đoạn cuối” này, độc giả sẽ có thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn phí cước 18001044 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.
>>> Xem thêm: