Mục lục [Ẩn]
Hiện nay, rối loạn giấc ngủ là căn bệnh rất phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày của con người. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục bệnh này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Rối loạn giấc ngủ là gì?
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng xảy ra khi thời lượng và chất lượng giấc ngủ của bạn không còn như mong muốn. Nghĩa là bạn có thời gian ngủ quá dài hay quá ngắn và những thay đổi bất thường trong giấc ngủ như: hay gặp ác mộng, mộng du, rối loạn hô hấp trong giấc ngủ…
Rối loạn giấc ngủ là gì?
Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn giấc ngủ
Mất ngủ là tình trạng giảm sút về thời gian, độ sâu, hoặc hiệu quả phục hồi giấc ngủ. Các triệu chứng thường gặp của mất ngủ là:
- Rất khó đi vào giấc ngủ, các bệnh nhân thường không có cảm giác buồn ngủ, trằn trọc khó ngủ, buồn bực, lo âu, chỉ đến khi rất mệt mới ngủ thiếp đi.
- Khó duy trì giấc ngủ, nhạy cảm với âm thanh, thức giấc nhiều lần giữa đêm, nhưng rất khó để ngủ lại.
- Cũng có nhiều bệnh nhân lại thức dậy lúc 2-3 giờ sáng, và sau đó không ngủ lại được nữa.
- Nhiều trường hợp, thời gian ngủ ngày càng bị rút ngắn, có khi thức trắng đêm.
- Ngủ không sâu giấc, ngủ lơ mơ, sáng dậy cảm giác không ngon giấc, mệt mỏi và khó chịu.
Các triệu chứng này có thể kéo dài một vài đêm (mất ngủ cấp tính) hoặc xuất hiện hơn 3 đêm trong 1 tuần và kéo dài trên 1 tháng (mất ngủ mãn tính).
Mất ngủ còn gây mệt mỏi, chán ăn, giảm hiệu suất học tập và công việc. Bạn sẽ hay cảm thấy lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh, dễ nóng giận. Mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, giảm tập trung, trầm cảm…
Ngủ nhiều
Ngủ nhiều biểu hiện qua tăng quá mức thời gian ngủ, hoặc thời gian buồn ngủ, hoặc cả hai. Các triệu chứng thường gặp là:
- Người bệnh có cảm giác buồn ngủ suốt cả ngày hoặc muốn ngủ nhiều hơn vào buổi tối (khoảng 9-10 tiếng). Họ thường gặp khó khăn để thức dậy vào buổi sáng.
- Dù đã có giấc ngủ dài vào ban đêm nhưng khi thức giấc, người bệnh vẫn mệt mỏi, không cảm thấy hồi phục sức khỏe, ban ngày vẫn buồn ngủ.
- Xuất hiện những cơn ngủ gà ban ngày.
Trái ngược với mất ngủ, những rối loạn này thường không được nhận biết và ít được quan tâm đến gây rối loạn giấc ngủ tự nhiên, cũng khó khăn hơn trong chẩn đoán và điều trị.
Rối loạn nhịp thức ngủ ngày đêm
Rối loạn nhịp thức ngủ là hiện tượng mất đồng bộ nhịp thức ngủ, người bệnh thường tỉnh giấc bất thường trong giấc ngủ. Các bệnh nhân thường không thể ngủ hoặc thức hoàn toàn khi họ muốn, nhưng lại có thể ngủ hoặc thức trong các khoảng thời gian khác. Những rối loạn này có thể gây mất ngủ, ngủ nhiều kèm các triệu chứng: lú lẫn, hay quên. Giấc ngủ ngắn, không sâu khiến người bệnh cảm thấy không thỏa mãn và mệt mỏi.
Rối loạn nhịp giấc ngủ ngày đêm
Những hiện tượng bất thường xảy ra trong giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ còn gây ra một số hiện tượng bất thường trong giấc ngủ sau đây:
- Những cơn hoảng loạn ban đêm: bệnh nhân hú hét, tim đập nhanh, thở mạnh, toát mồ hôi… không tỉnh dậy và khi thức dậy thì quên không nhớ gì.
- Giật mình: những cơn co cơ bất ngờ xảy ra trên một phần cơ thể hay toàn thân, bạn sẽ bị tỉnh giấc đột ngột, và đôi khi gây khó chịu cho giấc ngủ.
- Nói trong lúc ngủ: Nói hoặc đôi khi là những câu đối thoại. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi bạn quá căng thẳng, stress, suy nghĩ nhiều vào ban ngày.
- Co cứng chi dưới khi ngủ: Cơn co cứng làm cho bạn rất đau ở bắp chân và bàn chân làm gián đoạn giấc ngủ, thường xảy ra ở phụ nữ có thai hoặc phụ nữ lớn tuổi.
- Ác mộng: Những cơn ác mộng trong đêm khiến bạn thức giấc nhiều lần, cảm giác sợ hãi làm cho bạn khó ngủ lại được.
- Mộng du: Người mộng du thường có biểu hiện bất thường trong lúc đang ngủ: ngồi dậy, nhìn trân trân vào khoảng không trước mặt, đi loanh quanh, đi tiểu sai chỗ, trèo qua cửa sổ,... nhưng khi tỉnh dậy lại không nhớ gì về những hành động đó của mình.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ do căng thẳng, stress
Áp lực cuộc sống đè nặng khiến bạn thường xuyên phải đối mặt với nhiều căng thẳng, stress, lo âu. Stress tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương làm cơ thể tiết ra một loạt các chất hóa học giúp tăng cường hoạt động của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, khi stress xảy ra thường xuyên, nó khiến cơ thể suy sụp cả về thể chất và tinh thần. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho chúng ta bị rối loạn giấc ngủ.
Những áp lực tâm lý, căng thẳng khiến bạn phải suy nghĩ liên tục, bộ não không được nghỉ ngơi khiến bạn khó đạt đến trạng thái sâu nhất của giấc ngủ. Đồng thời, vô số gốc tự do được sinh ra, tấn công vào thành động mạch não, hình thành các mảng xơ vữa động mạch và cục huyết khối gây hẹp động mạch, cản trở lưu thông máu. Vì thế các tế bào não không được nhận đủ oxy và dưỡng chất để hoạt động. Dần dần dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ do stress
Rối loạn giấc ngủ do tuổi tác
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
- Bệnh lý hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh đang còn bú mẹ là bệnh còi xương, do thiếu canxi nên dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, các mẹ nên cho con đi khám để có hướng điều trị kịp thời.
- Trẻ thiếu một số nguyên tố vi lượng đặc biệt thiết kẽm và magie là một trong những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ, kể cả người lớn.
- Trẻ sơ sinh mắc một số bệnh viêm đường hô hấp: viêm họng, viêm amidan, viêm VA… làm trẻ ngạt mũi, khó thở cũng gây rối loạn giấc ngủ.
Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người già
- Do sự suy giảm chức năng các cơ quan:
Tuổi càng cao, các cơ quan, tế bào trong cơ thể dần trở nên lão hóa, trong đó có các tế bào não và các tế bào thần kinh bị suy giảm chức năng so với người trẻ. Từ đó, dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở người già.
- Do các tình trạng bệnh lý:
Người cao tuổi dễ mắc các bệnh mãn tính: tim mạch, hen suyễn, đặc biệt là các bệnh về xương khớp với nhiều cơn đau nhức tái phát liên tục… góp phần gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người già.
- Do môi trường bên ngoài
Người già thường nhạy cảm hơn với tiếng ồn. Không gian ngủ thiếu trong lành, ánh sáng không phù hợp cũng dễ gây ra rối loạn giấc ngủ ở người già.
Rối loạn giấc ngủ do thói quen ăn uống, sinh hoạt
Việc sử dụng các chất kích thích (chè, cà phê, thuốc lá,...) sẽ kích thích thần kinh trung ương, gây cảm giác tỉnh táo, khó đi vào giấc ngủ. Lâu dần sẽ gây rối loạn giấc ngủ.
Không có thói quen thức ngủ cùng 1 giờ trong ngày, thức khuya, ngủ muộn, ngủ bù vào ban ngày cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ.
Đọc sách hoặc xem phim kinh dị trước khi đi ngủ sẽ gây ra ác mộng khi ngủ.
Các cách khắc phục rối loạn giấc ngủ hiệu quả
- Giải tỏa căng thẳng, suy nghĩ tích cực
Cuộc sống dù có khó khăn thế nào rồi cũng sẽ qua đi. Bạn hãy luôn vui vẻ, lạc quan trước mọi vấn đề để giảm bớt áp lực, gánh nặng cho bản thân. Có như vậy bạn mới có thể có được giấc ngủ trọn vẹn. Bạn có thể giải tỏa những suy nghĩ tiêu cực bằng cách chia sẻ với bạn bè, người thân. Nếu bạn thuộc kiểu người hướng nội, không dễ để giãi bày nỗi lòng mình với người khác, hãy ghi lại những áp lực giống như viết nhật ký. Thói quen này có thể giúp tâm hồn bạn nhẹ nhõm hơn, dễ ngủ hơn.
Ngoài ra, để quên đi những khó khăn và căng thẳng, bạn có thể tập yoga, chạy bộ, bơi, nấu ăn, chăm sóc mèo,... hay bất cứ việc gì mà bạn thích. Khi tâm trạng thoải mái, bạn sẽ dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Giải tỏa căng thẳng
- Thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện
Bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các loại rau xanh, trái cây và các loại hạt ngũ cốc. Nên hạn chế các chất béo, thức ăn chiên rán, xào nhiều dầu mỡ.
Ngoài ra, bạn không nên ăn quá no trước khi đi ngủ, vì khi đó dạ dày của bạn sẽ phải làm việc quá mức khiến bạn thấy khó chịu, ngủ không ngon giấc.
Các chất kích thích có thể gây rối loạn giấc ngủ: trà, cà phê, rượu bia...thì bạn không nên dùng trong vòng 8 giờ trước khi đi ngủ.
Tập luyện thể dục thể thao là một biện pháp giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả, giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.
- Thực hiện một số thói quen tốt cho giấc ngủ
Bạn nên thường xuyên dọn dẹp phòng ngủ, thay chăn ga, gối đệm, tạo không gian ngủ thoáng mát, trong lành.
Trước khi đi ngủ, bạn có thể thư giãn cơ thể bằng vài động tác yoga, đọc sách, nghe nhạc. Hạn chế sử dụng các thiết bị như tivi, máy tính, điện thoại… vì ánh sáng phát ra từ các thiết bị này khiến chúng ta khó ngủ hơn.
Đặc biệt, bạn nên tạo cho mình thói quen ngủ và thức cùng một giờ trong ngày, tốt nhất là ngủ sớm trước 23 giờ.
- Sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện rối loạn giấc ngủ hiệu quả
Hiện nay, nhiều bệnh nhân có xu hướng tìm đến những sản phẩm cải thiện rối loạn giấc ngủ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn và hiệu quả. Bonisleep là một trong những sản phẩm được nhiều người tin tưởng sử dụng.
BoniSleep - Sản phẩm tìm lại giấc ngủ ngon đến từ nền y học hàng đầu thế giới
Thành phần của BoniSleep
BoniSleep là sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Mỹ và Canada, có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, rất an toàn và hiệu quả trong cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.
Thành phần của BoniSleep cụ thể chia thành các nhóm sau:
- Lactium: là hoạt chất được tinh chế từ casein sữa, có tác động như chất nuôi dưỡng hệ thần kinh, giúp thư giãn, tái tạo sức sống não bộ. Từ đó, giúp giảm căng thẳng, lo âu, mang đến giấc ngủ sinh lý tự nhiên, trọn vẹn. Đặc biệt, theo nghiên cứu của nhà khoa học Soken của Nhật năm 2006 trên 44 người tình nguyện, với liều lactium 150mg sau 4 tuần đã cải thiện 66% giấc ngủ.
- Melatonin: Là hormone tuyến tùng có tác dụng kiểm soát chu kỳ giấc ngủ, điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.
- Nhóm thảo dược an thần: cây nữ lang, hoa cúc, hoa bia, ngọc trai, lạc tiên giúp giảm lo âu, ngủ ngon giấc hơn.
- Nhóm vi chất: magie oxit, vitamin B6, giúp hỗ trợ toàn bộ hệ thần kinh.
- Nhóm các chất dẫn truyền thần kinh: 5 - hydrotryptophan, L - theanin, GABA, giúp giảm căng thẳng, lo âu trầm cảm, giảm stress.
Nhờ vậy, BoniSleep có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, stress, tái tạo giấc ngủ sinh lý tự nhiên, nuôi dưỡng tế bào não và tế bào thần kinh, hỗ trợ cải thiện rối loạn giấc ngủ hiệu quả.
Chỉ cần dùng với liều 2-4 viên, trước khi đi ngủ 30 phút sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại giấc ngủ êm ái, trọn vẹn cả đêm.
Đánh giá BoniSleep
BoniSleep đã mang đến giấc ngủ ngon cho rất nhiều người. Sau đây là một vài bệnh nhân đã sử dụng BoniSleep
Cô Đầu Thị Việt, 60 tuổi. Địa chỉ: thôn Hồng Lam, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Số điện thoại: 0852.613.047
Cô Đầu Thị Việt, 60 tuổi
“ Lúc đầu, cô chỉ bị trằn trọc, nằm cả tiếng mới ngủ được, ngủ thì lơ mơ, không ngon giấc, tỉnh dậy thì khó ngủ lại. Sau cô chỉ còn ngủ được 3-4 tiếng mỗi đêm. Cô nghĩ chắc là do có tuổi rồi nên cũng chỉ tìm tâm sen, lạc tiên hãm lấy nước uống. Nhưng giấc ngủ của cô cứ giảm dần, còn 1 tiếng mỗi đêm, có khi thì thức trắng đêm. Có từng khám đi khám ở bệnh viện Bạch Mai, cũng đã dùng nhiều loại thuốc, nhưng cũng chỉ ngủ được 2-4 tiếng mỗi đêm. Thế rồi cuối năm 2018 vừa rồi, con gái mua BoniSleep và bảo cô dùng thử. Cô dùng đều với liều 4 viên mỗi tối trước khi đi ngủ kết hợp với thuốc tây. Sau nửa tháng, cô ngủ được liền mạch 4 tiếng, người khỏe hẳn ra. Rồi cô ngủ được ngon giấc 7 tiếng mỗi đêm. Sau 3 tháng, cô đã bỏ hết thuốc tây. Giờ đây, cô chỉ còn dùng 1 viên mỗi tối vẫn ngủ tốt.”
Chị Đặng Thị Thu Thủy, 41 tuổi. Địa chỉ: thôn Ngọc Trúc, xã Minh Hoàng, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Điện thoại: 0984.673.011.
Chị Đặng Thị Thu Thủy, 41 tuổi
“ Năm 2015, vì lo lắng bệnh tật, chị ngủ không ngon, có đêm thức trắng. Chỉ có đi khám và dùng thuốc tây thì cũng ngủ được. Nhưng sau 1 tháng thì uống thuốc cũng không ngủ được nữa. Chị đi khám lại thì bác sĩ kết luận trầm cảm nặng và kê cho đơn thuốc dài đến 6-7 thuốc. Nhưng uống mấy loại thuốc này sợ lắm, người cứ mệt mỏi, quay cuồng, mặt mũi phù to. Chị lo lắm. May sao chồng chị tìm được sản phẩm BoniSleep của Mỹ và Canada. Lúc đầu chị dùng liều 3 viên mỗi tối trước khi đi ngủ kết hợp thuốc tây. Sau nửa tháng, chị đã ngủ được 5-6 tiếng, mà ngủ ngon và sâu giấc lắm. Sau 3 tháng, chị đã bỏ được hoàn toàn thuốc tây. Giờ chị chỉ còn dùng 1 viên BoniSleep mỗi đêm vẫn ngủ tốt như vậy.”
Chú Nguyễn Đại Phong, 63 tuổi. Địa chỉ: thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Số điện thoại: 0942.043.345.
“ Chú bị mất ngủ cách đây 10 năm, do có quá nhiều bệnh tật gây đau đớn. Mỗi đêm chú chỉ ngủ được khoảng 1 tiếng, đa phần thức trắng đêm. Chú từng đi khám ở bệnh viện Bạch Mai, dùng thuốc tây nhưng ngủ vẫn kém mà lại rất mệt mỏi, đau đầu. May sao chú được ông bạn giới thiệu cho sản phẩm BoniSleep, bảo dùng tốt lắm. Chú dùng với liều 4 viên mỗi tối trước khi đi ngủ, hết hộp thứ 3 chú đã ngủ được 3-4 tiếng mỗi đêm rồi. Dần dần, chú ngủ liền được 6-7 tiếng mỗi đêm, ngủ ngon và sâu giấc. Giờ chú ngưng dùng rồi mà vẫn ngủ ngon như vậy, sáng dậy tỉnh táo, thoải mái lắm.”
Chú Nguyễn Đại Phong, 63 tuổi
Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách khắc phục rối loạn giấc ngủ hiệu quả. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng gọi đến tổng đài 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!
XEM THÊM: