Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có phải là hen suyễn?

Thứ hai, 15-06-2020 14:35 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Nhiều người thường lầm tưởng rằng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và hen suyễn là cùng một bệnh vì những triệu chứng quá giống nhau. Vậy thực ra hai bệnh này là một hay hoàn toàn khác nhau, bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn câu hỏi trên.

 

Triệu chứng và cách chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có phải là hen suyễn?

 

Thế nào là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và hen suyễn.

  • Theo GOLD 2013: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là bệnh có thể dự phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn đường thở kéo dài, không hồi phục, tiến triển nặng dần theo thời gian. Bệnh là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mãn tính do các phần tử và khí độc hại. Các đợt bùng phát và bệnh kèm theo góp phần vào tình trạng nặng của bệnh.
  • Theo GINA 2011: Hen suyễn là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây phù nề, tăng tiết và co thắt cơ trơn phế quản. Bệnh có biểu hiện trên lâm sàng bởi những cơn khó thở nghe có tiếng cò cứ khi tiếp xúc với dị nguyen hoặc thay đổi thời tiết. Cơn khó thở thường xuất hiện lúc nửa đêm về sáng.

 

Điểm giống nhau và khác nhau giữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và hen suyễn

Về cơ chế bệnh sinh

  1. Giống nhau:
  • Có biểu hiện chính đều là viêm niêm mạc đường thở, gây các biểu hiện chủ yếu là phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết dịch nhầy phế quản.
  • Tình trạng viêm niêm mạc đường thở chủ yếu do các tác nhân kích thích từ bên ngoài.
  1. Khác nhau

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:

  • Tổn thương xuất hiện ở cả niêm mạc đường thở, tuy nhiên tình trạng viêm chủ yếu xuất hiện ở đường thở nhỏ. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường có tổn thương nhu mô phổi với các tổn thương điển hình là đứt gãy những sợi liên kết xung quanh phế nang, tiểu phế quản tận, do vậy gây xẹp các tiểu phế quản tận, ứ khí trong nhu mô phổi
  • Tình trạng tái cấu trúc đường thở sớm, góp phần vào rối loạn thông khí không hồi phục.
  • Các tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, lympho T CD8
  • Bệnh luôn tiến triển tới thiếu oxy mạn tính, tăng CO2 máu, do vậy gây dày lớp nội mạc mạch máu lâu dần gây tăng áp lực động mạch phổi và suy thất phải (tâm phế mạn)
  • Bên cạnh tổn thương tại phổi, bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD còn có tổn thương tại các bộ phận cơ quan khác do vậy gây bệnh lý toàn thân trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

Hen phế quản:

  • Tổn thương viêm chỉ xuất hiện ở niêm mạc đường thở, bên cạnh đó, viêm da lan tỏa trên cả toàn bộ niêm mạc cả đường thở lớn và đường thở nhỏ, tuy nhiên không có tổn thương nhu mô phổi. Do vậy các tiểu phế quản tận không bị xẹp và không có hiện tượng khí cạm.
  • Tình trạng tái cấu trúc đường thở xuất hiện muộn
  • Các tế bào viêm chủ yếu là bạch cầu ái toan, lumpho T CD4
  • Tình trạng viêm được kích hoạt nhanh chóng khi bệnh nhân tiếp xúc với các dị nguyên
  • Hiếm khi xuất hiện thiếu oxy mạn tính do vậy thường không thấy hình ảnh dày lớp nội mạc mạch máu, không gây tăng áp động mạch phổi
  • Bệnh thường chỉ tổn thương ở đường thở mà không có biểu hiện toàn thân

 

Về biểu hiện lâm sàng

  1. Giống nhau
  • Đều có biểu hiện lâm sàng là ho, khó thở, nặng ngực các biểu hiện thường nặng lên khi thay đổi thời tiết.
  • Trong những đợt cấp nặng: bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp, rối loạn ý thức có thể gây tử vong
  • Khám lâm sàng: Có thể gây ran rít, ngáy hai bên phổi
  1. Khác nhau:
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD tạo ra nhiều chất nhầy và đờm hơn bệnh hen suyễn.
  • Ho mạn tính thường xảy ra khi bạn bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
  • Bệnh nhân hen phế quản mãn tính thường liên quan tới tiền sử dị ứng hoặc gia đình có người mắc hen phế quản.
  • Hen phế quản thường xuất hiện triệu chứng khi còn trẻ, ít bệnh nhân mắc hen phế quản khi ở độ tuổi trung niên. Trong khi đó bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính thường xuất hiện cơn khi ngoài 40 tuổi.
  • Triệu chứng của bệnh hen thường xuất hiện từng lúc, ngoài cơn khó thở bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Trong khi đó bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính triệu chứng luôn tồn tại ngay khi bệnh nhân đang ổn định.
  • Các biểu hiện tâm phế mạn bao giờ cũng thấy ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối trong khi đây lại là bệnh hiếm gặp ở bệnh nhân hen.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD hiếm khi thấy biểu hiện lồng ngực hình thùng nhưng đây lại là biểu hiện thường thấy của bệnh nhân hen phế quản.
  • Khám phổi ở bệnh nhân hen phế quản thấy ran rít, ngáy, thường nghe rõ, lan tỏa, trong hen phế quản nguy kịch thường ít khi nghe rõ tiếng rì rào phế nang . Ngược lại ở bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, tiếng rì rào phế nang giảm, trong khi ran rít, ran ngáy nghe thấy ít, nhiều trường hợp không thấy ran rít, ran ngáy.

Về cận lâm sàng

a. Giống nhau

- Chức năng hô hấp đều co biểu hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn

- Chup X-quang phổi trong cơn khó thở thấy hình ảnh căng giãn phổi.

b. Khác nhau

- Chức năng thông khí phổi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nhưng lại không có giá trị với hen.

- Chức năng hô hấp có vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt giữa bệnh hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính : rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục mà thường tiến triển nặng theo thời gian, trong khi đó ở bệnh nhân hen suyễn: rối loạn thông khí tắc nghẽn chỉ xuất hiện trong cơn hen phế quản.

- Khí máu động mạch: Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD thường có biểu hiện toan hô hấp mạn tính ở đợt cấp hoặc khi bệnh ở giai đoạn cuối. Trong khi đó bệnh nhân hen phế quản thường có biểu hiện kiềm hô hấp trong cơn hen, chỉ khi bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp mới thấy hình ảnh toan hô hấp.

- Điện tim: Thường thấy hình ảnh tăng gánh nhĩ phải, thất phải ở giai đoạn cuối của các bệnh nhân nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, trong khi đó hình ảnh này hiếm gặp ở bệnh nhân hen phế quản.

 

Hen suyễn có liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở phụ nữ ...

Phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và hen suyễn có những điểm giống nhau và khác nhau

Về nguyên nhân gây bệnh

a.Giống nhau:Cả phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và hen suyễn đều có chung tác nhân gây bệnh là:

  • Hút thuốc, hít phải khói thuốc lâu dài gây nguy cơ cao 80-90% mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Khói hóa chất: Khói SO2, NO, CO…
  • Bụi bặm: Các loại bụi mịn, bụi siêu mịn, bụi đường
  • Ô nhiễm môi trường ngoài trời: khí thải từ các nhà máy, khói từ các đám cháy rừng, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, khí thải từ các loại xe cơ giới, khí đốt…
  • Ô nhiễm môi trường không khí trong nhà như hít phải khí đốt nhiên liệu
  • Bụi nghề nghiệp, hóa chất: , bụi nghề nghiệp như bụi bông, bụi aminang, bụi nhôm…

Các chất này khi tấn công đường hô hấp sẽ làm phổi bị nhiễm độctừ đó gây suy yếu khả năng phòng vệ của phổi trong việc chống lại nhiễm trùng, khiến tình trạng viêm nhiễm diễn ra nặng nề dẫn tới đường dẫn khí hẹp, gây sưng phồng ống khí và phá hủy túi khí. Tất cả các yếu tố này sẽ góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.

b.Khác nhau:

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn có một phần bởi các yếu tố sau:

  • Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản.
  • Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…
  • Rối loạn tình dục

 

 

BoniDetox – Giải pháp cho phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và hen suyễn từ căn nguyên bệnh.

Theo THS.BS Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện TW quân đội 108 thì để kiểm soát thành công bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và hen suyễn phải trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1:  Hạn chế được sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh vào cơ thể bằng cách:

  • Thuốc lá hoặc thuốc lào nên bỏ càng sớm càng tốt.
  • Nếu chưa có điều kiện dùng bếp ga, bếp điện thì cần cải thiện việc dùng bếp than, củi, rơm rạ bằng cách dùng loại bếp ít khói. Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ, không khí không được lưu thông.
  • Sử dụng khẩu trang tại những nơi có không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Có một số loại thảo dược vừa an toàn lại rất hiệu quả trong việc bảo vệ phổi trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh như: Cúc tây và xuyên bối mẫu: có tác dụng bảo vệ phế quản phổi khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh viêm phế quản mạn tính như bụi mịn, khói thuốc lá, xăng xe, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.

Giai đoạn 2: Giải độc phổi khi phổi đã bị nhiễm độc do sự tấn công của tác nhân gây bệnh. Ở giai đoạn này phải nhờ tới tác dụng của các loại thảo dược như: Hoàng cầm, xuyên tâm liên, cam thảo ý, lá ô liu: Làm tăng khả năng giải độc phổi khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công, làm sạch phổi, giảm sự tích lũy chất độc trong phổi, rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do các chất ô nhiễm trong không khí.

Giai đoạn 3: Làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh:  giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại với cuộc sống bình thường. Ở giai đoạn này người bệnh có thể sử dụng tây y, tuy nhiên vì nhiều tác dụng phụ nên đông y lại là sự lựa chọn an toàn, hiệu quả. Một số thảo dược có tác dụng tốt giảm triệu chứng bệnh như: Tỳ bà diệp, lá bạch đàn: Giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính như ho, đờm nhiều, do đó giúp giảm tắc nghẽn, khó thở.

Để tiện lợi và dễ sử dụng, hiện tại các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm BoniDetox giúp tác động vào cả 3 giai đoạn trên nhờ thành phần gồm các  loại thảo dược: Hoàng cầm, cam thảo ý, lá ô liu, xuyên tâm liên, cúc tây, lá bạch đàn, tỳ bà diệp, xuyên bối mẫu…

 

BoniDetox – Giải pháp cho phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và hen suyễn từ căn nguyên bệnh.

 

Nhờ những thành phần đó mà BoniDetox có tác dụng:

  •  Làm sạch phổi, giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói hay các hóa chất độc hại từ môi trường.
  • Loại bỏ các loại khí độc làm ảnh hưởng đến phổi như: bụi, khói hay các hoá chất độc hại từ môi trường, chất độc trong thuốc lá.
  • Giúp long đờm, giảm ho, thông thoáng đường thở ở bệnh nhân viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
  • Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, tăng khả năng kháng khuẩn cho phổi
  • Làm khôi phục lại những tế bào bị tổn thương của phổi.
  • Hỗ trợ các bệnh liên quan đến phổi bao gồm cả ung thư phổi

Cảm nhận của người bệnh sau khi sử dụng BoniDetox :

Chú Nguyễn Đình Tư ( 50 tuổi) , thôn Quảng Tái, xã Chung Tú, Ứng Hòa, Hà Nội

Chú đi xuất khẩu lao động bên Malaysia làm nghề nấu nhôm nên thường xuyên hít phải bụi nhôm, khí độc SO2, NO, CO. Đến khi về Việt Nam, chú đi làm thợ xây lại tiếp tục hít thêm bụi amiang từ vật liệu xây dựng nên bị phổi tắc ngẽn mãn tính COPD với biểu hiện ho cả ngày, ho có đờm, có khi ho cả ra đờm lẫn máu nữa, khó thở, phải thở gấp. Vậy mà sau 1 tháng dùng BoniDetox, các cơn ho và tình trạng khó thở phải giảm tới 50%. Sau khi dùng hết liệu trình 3 tháng, chú đã hết hẳn ho đờm, khò khè, khó thở, không phải dùng tới cả thuốc xịt để thở nữa rồi, người cũng khỏe khoắn, không còn mệt mỏi.

Cô Đặng Thị Bích Dư ( 58 tuổi), đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định

Cô bị hen phế quản cách đây 5 năm, mỗi lần lên cơn là tự nhiên thấy ngứa cổ rồi ho sặc sụa, tức ngực, cố gắng rít thật sâu mà vẫn không thở nổi, da dẻ tím tái hẳn. Hết cơn khó thở là cô toát mồ hôi hột, dàn dụa nước mắt. Vậy mà từ ngày dùng BoniDetox, tuy rằng các cơn hen vẫn xuất hiện nhưng đã nhẹ hơn. Sau độ 1 tháng thì hiệu quả rõ rệt hơn nhiều, nếu ở nhà thì cô không bị cơn hen nào nữa, thở bình thường, sau 3 tháng cô đã ngủ ngon một mạch cả đêm vì không còn bị bệnh hành hạ nữa rồi.

Anh Dũng

Cách đây khoảng 2 năm anh bị ho đờm rất nhiều, anh khạc nhổ liên tục, toàn đờm xanh vàng đặc quánh. Ho thì nhiều nhất là lúc nửa đêm gần sáng. Bác sĩ bảo anh bị như thế là do thường xuyên hít phải bụi bẩn. Được người bạn giới thiệu cho dùng BoniDetox, công nhận chỉ sau khoảng một tháng thôi, bệnh tiến triển rõ rệt anh thấy đỡ ho và bớt khạc đờm hơn hẳn, đờm cũng loãng ra, màu trắng trong chứ không còn quánh vàng đặc như trước nữa. Tiếp tục dùng hết liệu trình 3 tháng, anh hoàn toàn không còn hiện tượng ho, ho có đờm gì, người khỏe khoắn hơn hẳn, anh đã ngủ được cả đêm ngon lành.

 

Như vậy qua bài viết trên các bạn đã có lời giải cho câu hỏi “bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có phải là hen suyễn không”. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ với dược sỹ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984 464 844.

Xem thêm

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDetox 30v

360.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc