Mục lục [Ẩn]
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có nguy hiểm không? Nguy hiểm tới mức nào và làm sao để hạn chế được sự nguy hiểm đó? Chắc hẳn đó là câu hỏi mà rất nhiều người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD quan tâm, bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể cho các bạn những thắc mắc đó.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nguy hiểm như thế nào?
Thế nào là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là tình trạng gây tắc nghẽn lưu thông không khí ảnh hưởng đến chức năng hô hấp bình thường.
Những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD phải cố gắng nhiều hơn để thở, điều này có thể dẫn đến khó thở và/ hoặc cảm thấy mệt mỏi ở giai đoạn sớm của bệnh, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có thể cảm thấy khó thở khi tập thể dục. Khi bệnh tiến triển, có thể khó thở khi thở ra hoặc thậm chí khi hít vào.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD bao gồm:
- Khí phế thũng: Phổi được tạo thành từ hơn 300 triệu túi khí nhỏ gọi là phế nang. Những túi khí này thường co giãn. Khi bạn hít vào, túi khí mở rộng như những quả bóng nhỏ. Thở ra thường là thụ động (không mất công sức) khi phế nang được đưa về trạng thái bình thường, trở lại kích thước ban đầu. Trong khí phế thũng, các vách của phế nang bị tổn thương và mất tính co giãn. Kết quả là các túi khí không đưa khí ra dễ dàng được nữa. Khí phế thũng cũng có thể góp phần thu hẹp đường thở
- Viêm phế quản mãn tính: Đặc trưng bởi sự tăng tiết nhiều đờm nhầy trong phế quản và có biểu hiện ho khạc đờm tối thiểu 3 tháng liên tục trong năm, kéo dài 2 năm liên tiếp.
Sự kết hợp của phế nang không co giãn do khí phế thũng và hẹp đường thở do cả viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng, ngăn phổi đưa khí ra ngoài một cách bình thường. Điều này khiến không khí bị mắc kẹt trong phổi. "Bẫy khí" hoặc không có khả năng thở ra hoàn toàn, dẫn đến sự giãn nở bất thường hoặc căng phình. Không khí bị mắc kẹt thường xuyên trong phổi kết hợp với việc gắng sức để thở dẫn đến khó thở.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có triệu chứng như
+ Khó thở;
+ Ho mạn tính hoặc khạc đàm mạn và/ hoặc tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ của bệnh như khói thuốc lá, khói của nguyên liệu, các khói bụi nghề nghiệp;
+ Bị nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần;
+ Ngực có cảm giác đau, thắt chặt;
+ Thở khò khè, mệt mỏi kéo dài;
+ Sốt nhẹ và có cảm giác ớn lạnh;
- Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc lâu dài với các chất khí hoặc hạt vật chất kích thích, thường là từ khói thuốc lá, môi trường không khí ô nhiễm như khói, bụi… tấn công làm nhiễm độc phổi, từ đó gây suy yếu khả năng phòng vệ của phổi trong việc chống lại nhiễm trùng, khiến tình trạng viêm diễn ra nặng nề dẫn tới đường dẫn khí hẹp, gây sưng phồng ống khí và phá hủy túi khí. Tất cả các yếu tố này sẽ góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Mức độ nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
- Theo WHO, năm 2004 ước tính có 64 triệu người mắc COPD. Việt Nam cũng là nước có tỷ lệ COPD rất cao. Vào năm 2003, nhóm nghiên cứu của Hội Hô hấp Châu Á Thái Bình Dương đã thống kê tần suất COPD trung bình và nặng của người Việt Nam trên 35 tuổi là 6,7%, cao nhất khu vực. Theo nghiên cứu của PGS Đinh Ngọc Sỹ, tần suất COPD ở người Việt Nam trên 40 tuổi là 4,2%
- Theo WHO, hơn 3 triệu người chết vì COPD năm 2005, chiếm 5% tổng số tử vong trên toàn thế giới. Theo GOLD, thì nhìn vào con số thực tế thì COPD là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các nước.
Ví dụ, năm 2011, COPD đứng hàng thứ 3 trong nguyên nhân dẫn đến tử vong ở Mỹ.
Xem thêm:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD sống được bao lâu?
- 6 nhận định sai lầm về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, bạn cần biết!
Các biến chứng nguy hiểm có thể mắc phải khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) đã gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Những biến chứng này xảy ra ở phổi và cả ngoài phổi, bao gồm:
Tràn khí màng phổi
Sự tắc nghẽn đường dẫn khí lâu dài dẫn đến tình trạng khí hít vào phế nang không thở ra được nên tích tụ lại làm giãn phế nang trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, gây nên khí phế thũng. Sau đó những phế nang này mỏng dần và vỡ vào khoang màng phổi gây tràn khí màng phổi.
Tăng áp lực động mạch phổi
Phế nang giãn gây chèn ép mao mạch phổi dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi. Ngoài ra, hiện tượng thiếu oxy kéo dài cũng gây nên biến chứng này.
Suy tim
Đây là một trong những biến chứng đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nặng nề nhất. Hiện tượng này xảy ra khi áp lực động mạch phổi tăng kèm theo tình trạng thiếu oxy mạn tính, kết quả dẫn đến suy tim phải.
Ung thư phổi
Vì nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD thường là do hút thuốc nên không có gì ngạc nhiên khi những người mắc COPD cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn.
Thế nhưng, hút thuốc không phải là mối liên hệ duy nhất giữa COPD và ung thư phổi. Tiếp xúc với các hóa chất độc hại gây kích ứng phổi cũng dễ khiến bạn mắc phải COPD hay ung thư phổi.
Ung thư phổi – biến chứng nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Sa sút trí tuệ
Biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD làm sa sút trí tuệ gây ra khó khăn cho cả người bệnh và những người chăm sóc. Suy giảm nhận thức xảy ra ở những người mắc chứng mất trí nhớ, đặc biệt phổ biến ở những người lớn tuổi mắc COPD khiến việc kiểm soát các triệu chứng trở nên khó khăn.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là một yếu tố nguy cơ phát triển chứng mất trí. Tình trạng nồng độ oxy thấp và carbonic cao khi phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây hại cho não. Bên cạnh đó, các mạch máu não bị tổn thương do hút thuốc cũng góp phần gây mất trí ở những người mắc COPD.
Một số biến chứng khác
Ngoài những biến chứng phổ biến trên, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) còn để lại một số biến chứng như sau:
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Loãng xương.
- Suy dinh dưỡng.
Các biện pháp để hạn chế sự nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
- Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD phải dùng thuốc theo đúng chỉ định, không được tự ý thêm bớt; không lạm dụng thở oxy khi người bệnh không thực sự khó thở;
- Tránh những thay đổi đột ngột tới người bệnh như thay đổi thời tiết, thay đổi cảm xúc – tâm lý;
- Dự phòng nhiễm khuẩn phổi;
- Dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý; đảm bảo đủ lượng nước; tránh các bệnh đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy;
- Người bệnh cần thư giãn hoặc tập luyện nhẹ nhàng nếu có thể.
- Vì bệnh có liên quan trực tiếp đến việc hút thuốc lá và các yếu tố trong môi trường bị ô nhiễm nên người bệnh tuyệt đối không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh khói thuốc và khói bụi;
- Biết cách phát hiện những dấu hiệu của đợt cấp COPD để khẩn trương đưa người bệnh vào viện..
Chế độ ăn uống rất quan trọng với bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
BoniDetox – Bí quyết đẩy lùi nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Như trên chúng ta đã phân tích nguyên nhân dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chính là nhiễm độc phổi do các tác nhân gây bệnh tấn công.
Vì thế để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD thì việc quan trọng nhất đó là giải độc phổi khi chúng bị nhiễm độc. Hiện tại, các nhà khoa học đã tìm ra một số thảo dược có được tác dụng thần kỳ này đó là:
- Xuyên tâm liên
Xuyên Tâm Liên từ lâu đã được y học cổ truyền sử dụng như một kháng sinh thực vật chuyên trị các bệnh viêm nhiễm như viêm phổi, viêm họng, viêm amidan,…
Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi trên thế giới. Andrographolide trong xuyên tâm liên có tác dụng giải độc phổi, làm sạch phổi nhờ thúc đẩy hoạt động của glutathion, nâng cao nồng độ glutathion nội bào trong phổi của người tiếp xúc với thuốc lá.Glutathione (GSH) chính là trung tâm của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa cho cơ thể, hệ thống này bảo vệ các tế bào chống lại các tác nhân vật lý, sự ô nhiễm, độc tố, hóa chất.
- Cam thảo Italia
Trong y học hiện đại, nhiều nghiên cứu được thực hiện qua đó chứng minh cam thảo có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và giải độc mạnh, đặc biệt là giải độc phổi. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào) thì cam thảo có tác dụng tăng cường nồng độ enzym CYP450- enzym giải độc của cơ thể, từ đó giúp giải độc phổi, cải thiện chức năng phổi bị tổn thương, giảm xơ hóa phổi và giảm tích lũy chất độc trong phổi.
- Baicalin (hoàng cầm):
Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Hoàng Cầm với hoạt chất chính là Baicalin rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rus) .
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Miễn dịch học quốc tế (International Immunopharmacology năm 2012), hoàng cầm có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nhiều phổ vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao.
- Chiết xuất lá Ô liu (Oleuropein)
Lá Ô liu chứa Oleuropein - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ với các đặc tính chống ung thư được ghi nhận bởi nhiều nghiên cứu hiện đại. Nghiên cứu tại khoa hóa sinh, trường đại học Florence, Ý đã chứng minh: Oleuropein ức chế sự tăng sinh và di căn của tế bào ung thư phổi ở người cũng như làm giảm các gốc tự do oxy hóa nội bào.
Tất cả những thảo dược này đã được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và ứng dụng để bào chế thành công sản phẩm BoniDetox, ngoài ra BoniDetox còn có những thảo dược có tác dụng sau :
- Bảo vệ phổi khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh nhờ thảo dược cúc tây và xuyên bối mẫu: có tác dụng làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, từ đó giúp điều hòa miễn dịch, làm sạch phổi, bảo vệ phổi khỏi bụi mịn, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.
- Giảm triệu chứng nhờ thảo dược tỳ bà diệp, lá bạch đàn: Giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD như ho, đờm nhiều, do đó giúp giảm tắc nghẽn, khó thở.
- Đặc biệt trong BoniDetox còn có một thành phần giúp ngăn ngừa được biến chứng của sự nhiễm độc phổi đó là đột biến tế bào gây ung thư phổi đó là Fucoidan chiết xuất từ tảo biển.
Nhờ vậy BoniDetox có công dụng sau;
- Giải độc phổi do ô nhiễm không khí.
- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở ở bệnh nhân viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính ( COPD).
- Giảm các nguy cơ gây nên cảm cúm và bị nhiễm lạnh.
- Bảo vệ và làm sạch phổi, giúp bạn thở một cách dễ dàng hơn.
- Loại bỏ các loại khí độc làm ảnh hưởng đến phổi như: bụi, khói hay các hoá chất độc hại từ môi trường, chất độc trong thuốc lá.
- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, tăng khả năng kháng khuẩn cho phổi.
- Làm khôi phục lại những tế bào bị tổn thương của phổi.
- Giảm nguy cơ ung thư phổi.
Hi vọng bài viết đã giúp các bạn biết được những nguy hiểm khi mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD và giải pháp tới từ sản phẩm BoniDetox, nếu vẫn còn những thắc mắc, hãy liên hệ với dược sỹ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984 464 844.