Mục lục [Ẩn]
Nhiều bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD với những cơn ho khổ sở khiến họ thường lo lắng rằng không biết mình ho như vậy có làm lây cho người thân của mình và những người tiếp xúc với mình hay không? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất từ chuyên gia.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là gì?
Định nghĩa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là một bệnh lý về phổi mãn tính gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Bao gồm bệnh viêm phế quản mãn tính và/ hoặc khí phế thũng.
- Viêm phế quản mãn tính là một tình trạng phổi phá hủy lông chuyển trong đường dẫn khí của phổi. Đường thở trở nên viêm và hẹp hơn, khiến việc thở trở nên khó khăn.
- Khí phế thũng là tình trạng trong đó các phế nang bị tổn thương. Phế nang cung cấp oxy cho máu, vì vậy với các phế nang bị tổn thương, ít oxy được đưa vào máu.
Cơ chế gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Cơ chế mắc bệnh: Không khí đi xuống khí quản vào phổi qua phế quản sau đó các ống này phân chia thành nhiều tiểu phế quản kết thúc thành cụm các túi khí nhỏ (phế nang). Các túi khí có những bức tường rất mỏng chứa đầy các mạch máu nhỏ (mao mạch). Oxy trong không khí vào sẽ đi vào các mạch máu này và đi vào máu. Đồng thời, khí carbon dioxide - một loại khí là chất thải được thở ra. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm mất tính đàn hồi khiến một số không khí bị mắc kẹt trong phổi khi thở ra.
Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Lúc đầu, các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có thể khá nhẹ. Bạn có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Các triệu chứng sớm bao gồm:
- Thỉnh thoảng khó thở, đặc biệt là sau khi hoạt động thể chất
- Ho nhẹ nhưng tái phát
- Phải làm sạch cổ họng vào mỗi buổi sáng, do có nhiều chất nhầy dư thừa trong phổi
Các triệu chứng có thể trở nên tồi tệ dần dần và khó bị bỏ qua hơn. Khi phổi bị tổn thương nhiều hơn, bạn có thể gặp phải:
- Khó thở, sau khi tập thể dục nhẹ như đi lên cầu thang
- Khò khè, đặc biệt là trong khi thở ra
- Tức ngực
- Ho mãn tính, có hoặc không có chất nhầy
- Cần làm sạch chất nhầy từ phổi của bạn mỗi ngày
- Thường xuyên bị cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác
- Thiếu năng lượng
Khi phổi bị tổn thương nhiều sẽ gây ra triệu chứng ho mãn tính
Trong các giai đoạn sau của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các triệu chứng cũng có thể bao gồm:
- Mệt mỏi
- Sưng bàn chân, mắt cá chân hoặc chân
- Sụt cân
Bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có những dấu hiệu sau:
- Nhận thấy móng tay hoặc môi hơi xanh hoặc xám, vì điều này cho thấy mức oxy trong máu thấp
- Cảm thấy khó thở hoặc không thể nói chuyện
- Cảm thấy bối rối, lú lẫn hoặc ngất xỉu
- Tim đập nhanh
Biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có thể gây ra nhiều biến chứng như:
- Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,...Những người bị COPD có nhiều khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp dẫn đến khó thở hơn, ho, khạc đờm tăng lên gây tổn thương thêm cho mô phổi. Tiêm phòng cúm hàng năm và tiêm phòng thường xuyên chống viêm phổi do phế cầu khuẩn có thể ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng.
- COPD có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
- Những người bị COPD có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn. Việc bỏ thuốc lá có thể giảm nguy cơ mắc bệnh
- COPD có thể gây ra bệnh tăng huyết áp
Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD?
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính COPD như: Thiếu hụt Alpha-1-antitrypsin, Khuyết tật của phổi tuy nhiên đây lại không phải nguyên nhân chính gây bệnh mà theo thống kê hiện nay có tới 85-95% bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD mà hút thuốc lá là nguyên nhân, ngoài ra còn các tác nhân khác như bụi, khói do ô nhiễm môi trường làm việc như bụi sơn, bụi bông, bụi aamiang, khí CO, NO, SO2… hoặc ô nhiễm môi trường như bụi đường, bụi từ các công trường xây dựng, khí thải nhà máy…
Những tác nhân này sẽ tấn công làm phổi bị nhiễm độc, từ đó gây suy yếu khả năng phòng vệ của phổi trong việc chống lại nhiễm trùng, khiến tình trạng viêm diễn ra nặng nề dẫn tới đường dẫn khí hẹp, gây sưng phồng ống khí và phá hủy túi khí. Tất cả các yếu tố này sẽ góp phần gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Điều này còn đúng với cả những người hút thuốc lá thụ động.
Khói thuốc lá – nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có lây không?
Theo THS.BS Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện quân y 108 nhận định: “Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có nguyên nhân gây bệnh không phải là do vi khuẩn, virus như những bệnh hô hấp khác. Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng chỉ có thể khởi phát đợt cấp của COPD còn nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽ mãn tính là khói thuốc lá, khói, khí thải bụi do môi trường ô nhiễm ở nơi làm việc, ở môi trường bên ngoài. Vì vậy bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không hề gây lây, người nhà bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi chăm sóc cho người bệnh tận tình”.
THS.BS Hoàng Khánh Toàn cũng khuyên người bệnh để nhanh chóng thoát khỏi những triệu chứng của bệnh nên thực hiện theo những điều sau:
- Tránh xa khói thuốc lá: Khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD nên bạn cần bỏ thuốc lá ngay nếu đang hút và tránh xa những nơi có khói thuốc lá.
- Trang bị khẩu trang khi ra đường: Đặc biệt trong những ngày nhiều khói bụi, khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải ít có khả năng bảo vệ, bởi các chất ô nhiễm không khí có thể dễ dàng lọt qua mép của khẩu trang khi bạn hít vào. Do đó, tốt nhất bạn nên lựa chọn loại mặt nạ N95 để bảo vệ sức khỏe do chúng có đường viền ôm sát mũi và khuôn mặt.
- Điều trị triệt để các bệnh có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD: Đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời khi bạn bị ho, khạc đờm, khó thở hay bất cứ điều gì bất thường cũng là một cách giúp bạn phòng tránh khỏi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đấy. Bởi vì đôi khi những vấn đề y tế mà bạn đang mắc phải như hen suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp tái diễn,...cũng có thể tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
- Mỗi người nên tự cài đặt các ứng dụng đo chất lượng không khí tại khu vực sinh sống để tiện theo dõi. Từ đó, chúng ta nên hạn chế hoạt động ngoài trời khi chỉ số chất lượng không khí cảnh báo ở mức không tốt hoặc nguy hại cho sức khỏe.
- Thay đổi lối sống và sinh hoạt giúp tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu tác động tiêu cực từ môi trường tới sức khỏe. Cụ thể như trồng cây xanh, thường xuyên sử dụng máy hút bụi, lọc không khí, tập thể dục thường xuyên, thực hiện chế độ ăn uống khoa học,…
BoniDetox – Giải pháp từ thảo dược cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
THS.BS Hoàng Khánh Toàn cũng đưa ra lời khuyên với những người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rằng: “Từ nguyên nhân gây bệnh thì chúng tôi đã tìm ra được phương pháp đẩy lui bệnh từ gốc đó chính là giải độc phổi khi phổi bị nhiêm độc do các tác nhân gây bệnh tấn công. Đồng thời muốn phòng ngừa bệnh tiếp tục tái phát thì phải bảo vệ phổi trước sự tấn công đó. Và các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra được những loài thảo dược vừa an toàn lại có tác dụng đặc biệt trên, đó là:
Những thảo dược có tác dụng giải độc phổi:
- Baicalin (Hoàng cầm): Nghiên cứu của học viện Y học cổ truyền Hắc Long Giang, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc được đăng trên Tạp chí khoa học phân tử quốc tế, năm 2013 cho biết: Baicalin rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý viêm nhiễm, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại) và thông thoáng đường thở ở bệnh nhân hen suyễn, COPD
- Xuyên tâm liên: Andrographolide trong xuyên tâm liên có tác dụng giải độc phổi, làm sạch phổi nhờ thúc đẩy hoạt động của glutathion, nâng cao nồng độ glutathion nội bào trong phổi của người tiếp xúc với thuốc lá , hóa chất độc hại. Glutathione (GSH) chính là trung tâm của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa cho cơ thể, hệ thống này bảo vệ các tế bào chống lại các tác nhân vật lý, sự ô nhiễm, độc tố, hóa chất.
- Cam thảo Ý: Tăng cường nồng độ enzym CYP450- enzym giải độc của cơ thể. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào) của Anh thì cam thảo có tác dụng giải độc phổi, cải thiện chức năng phổi bị tổn thương, làm giảm phù phổi, giảm xơ hóa phổi và giảm tích lũy chất độc trong phổi.
- Oleuropein (lá Ô liu): Lá Ô liu chứa Oleuropein - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ với các đặc tính chống ung thư được ghi nhận bởi nhiều nghiên cứu hiện đại. Nghiên cứu tại khoa hóa sinh, trường đại học Florence, Ý đã chứng minh: Oleuropein ức chế sự tăng sinh và di căn của tế bào ung thư phổi ở người cũng như làm giảm các gốc tự do oxy hóa nội bào.
Những thảo dược có tác dụng bảo vệ phổi trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh là;
- Cúc tây: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, từ đó giúp điều hòa miễn dịch, làm sạch phổi, bảo vệ phổi khỏi bụi mịn, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.
- Xuyên bối mẫu: Kích hoạt lại hệ thống thông mao đẩy các chất thải ra ngoài. Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất khái (trừ ho), thanh nhiệt tán kết.
Ngoài ra trong BoniDetox còn bổ sung thảo dược làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả như tỳ bà diệp, lá bạch đàn có tác dụng giảm ho, làm giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và tống đờm ra ngoài. Đờm bị tống ra ngoài sẽ làm sạch phổi, giúp thông thoáng đường thở, phục hồi chức năng thông khí của phổi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
Do vậy, sản phẩm BoniDetox có thể được sử dụng cho những đối tượng sau;
- Người hay phải tiếp xúc với môi trường độc hại (nhiều khói bụi, hóa chất, thuốc lá, không khí ô nhiễm)
- Người có các dấu hiệu nhiễm độc phổi: ho không dứt, ho không rõ nguyên nhân, nhiều đờm, hay khó thở, thở ngắn, mắc các bệnh lý : viêm phổi mãn tính, viêm phế quản mãn tính, viêm họng mãn tính, hen suyễn, copd
- Người có nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính copd, nguy cơ ung thư
Với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên nên BoniDetox rất an toàn với người bệnh, không có tác dụng phụ, giúp người bệnh có thể an tâm trong suốt quá trình sử dụng.
Mong rằng với những thông tin trên đã trả lời được cho bạn đọc biết bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có lây không và giải pháp cho bệnh này là gì. Và nếu vẫn còn những thắc mắc, hãy liên hệ với dược sỹ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984 464 844.
Xem thêm