Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh nhân tuyến giáp tập thể dục như thế nào?

Thứ sáu, 24-03-2023 16:27 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Tập thể dục có rất nhiều lợi ích với các bệnh nhân tuyến giáp (cả suy giáp và cường giáp). Nó làm tăng mức năng lượng, cải thiện chất lượng giấc ngủ và giúp giảm các triệu chứng khác của bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên, nếu tập luyện khi bệnh tuyến giáp của bạn chưa được kiểm soát tốt thì nó có thể gây phản tác dụng. Bài viết này giải thích cho quý bạn đọc những điều cần biết về việc tập thể dục ở bệnh nhân tuyến giáp: lợi ích, cách tập thể dục cho bệnh nhân tuyến giáp và những điều cần chú ý khi tập luyện, mời các bạn đón xem.

 

bệnh nhân tuyến giáp

Những bài tập phù hợp mang rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân tuyến giáp.

 

Lợi ích của tập thể dục với bệnh nhân tuyến giáp

Khi bạn bị các bệnh tuyến giáp, tập thể dục không những có thể làm tăng sức khỏe tổng thể của bạn mà còn giúp giảm bớt một số triệu chứng của bệnh tuyến giáp, ví dụ:

  • Tăng mức năng lượng: Ở bệnh nhân suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Việc tập thể dục phù hợp sẽ xua tan mệt mỏi cho bệnh nhân.
  • Hỗ trợ ngủ sâu giấc hơn, ngon hơn: Khi tuyến giáp của bệnh nhân sản xuất quá nhiều hormon (cường giáp), chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân sẽ kém đi do rối loạn quá trình sản xuất hormon trong cơ thể và ra mồ hôi nhiều vào ban đêm. Việc tập thể dục giúp bệnh nhân ngủ ngon hơn.
  • Cải thiện tâm trạng: Khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone (suy giáp) khiến serotonin trong não (hormone giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, vui vẻ) không được cung cấp đủ khiến bệnh nhân thường thấy căng thẳng, lo lắng. Còn với bệnh nhân bị cường giáp thì stress, căng thẳng sẽ gây ra sự mất cân bằng các hormon trong cơ thể khiến các triệu chứng bệnh cường giáp tăng lên. Tập thể dục khiến endorphin (hormone "cảm thấy dễ chịu") tăng lên và khiến bạn cảm thấy dễ chịu.
  • Tăng mật độ xương của bạn: Thiếu hụt canxi trong xương có thể xảy ra với cường giáp, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng tập luyện sức mạnh sẽ giúp bạn phục hồi phần nào sự thiếu hụt đó.
  • Tăng cường trao đổi chất: Khi bạn bị suy giáp, quá trình trao đổi chất của bạn bị giảm sút, khiến bạn tăng cân. Việc tập thể dục kết hợp với dùng thuốc điều trị sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất, đốt cháy calo, chất béo, phát triển cơ bắp.
  • Tập thể dục thậm chí còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, điều này rất quan trọng vì rối loạn tuyến giáp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở bệnh nhân.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù tập thể dục rất có lợi cho việc làm giảm các triệu chứng của bệnh tuyến giáp nhưng không nên dùng nó để thay thế thuốc.

Trước khi tập luyện, bạn hãy chắc chắn rằng bệnh tuyến giáp đang được kiểm soát tốt. Bởi vì:

  • Với bệnh nhân cường giáp, tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến hormon tuyến giáp dư thừa, làm tăng quá trình trao đổi chất và nhịp tim lên đáng kể. Nếu bệnh cường giáp không được kiểm soát, việc bệnh nhân tập thể dục quá nhiều, nhất là ở cường độ cao, có thể dẫn đến suy tim (theo Tạp chí Archives of Medical Science).
  • Ngược lại, với bệnh nhân suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém không sản xuất đủ hormon tuyến giáp, làm chậm quá trình trao đổi chất và nhịp tim. Vì vậy nếu bạn tập thể dục khi bệnh suy giáp chưa được kiểm soát thì sẽ gây gánh nặng cho tim của bạn (theo Phòng khám Cleveland).

 Nếu bạn có bất kỳ ý kiến thắc mắc nào trong quá trình tập, hãy xin tư vấn của các chuyên gia y tế.

 

Cách chọn các bài tập cho bệnh nhân tuyến giáp

 

bài tập phù hợp cho bệnh nhân tuyến giáp

Những bài tập phù hợp cho bệnh nhân tuyến giáp (Nguồn: verywellheath)

 

Nếu bệnh nhân không tập thể dục trong một thời gian dài, bệnh nhân nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng, không cần phải dùng sức quá mạnh khi tập luyện để cơ thể dần thích nghi. Dưới đây là một số lựa chọn:

  • Đi bộ
  • Đạp xe đạp
  • Leo cầu thang
  • Thái Cực Quyền
  • Thể dục nhịp điệu dưới nước
  • Bơi lội
  • Nhảy, khiêu vũ
  • …..

Bạn có thể tập một hoặc nhiều bộ môn bạn yêu thích vào các ngày khác nhau và tăng dần cường độ khi cơ thể bạn đã quen với cường độ cũ.

Nếu bạn đã thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và bạn đã sẵn sàng để chuyển sang cấp độ tiếp theo, hãy cân nhắc thêm một số bộ môn có cường độ cao này:

  • Chạy bộ
  • Nhảy dây
  • Nhảy dang tay chân (Jumping jack)
  • Leo núi
  • …..

 

Hướng dẫn tập luyện cho bệnh nhân tuyến giáp

   Theo các hướng dẫn hiện hành của Tổ chức Phòng chống Dịch bệnh và Nâng cao Sức khỏe Hoa Kỳ về hoạt động thể chất, để thấy được những lợi ích rõ rệt về sức khỏe, người lớn nên nhắm đến một trong những hoạt động sau mỗi tuần (mỗi phiên nên kéo dài 10 phút hoặc lâu hơn):

  • Hai tiếng rưỡi tập thể dục cường độ vừa phải, như chơi quần vợt đôi, đi bộ nhanh (4,8km/giờ trở lên), thể dục nhịp điệu dưới nước, đi xe đạp (dưới 16km /giờ) hoặc làm vườn
  • Một giờ 15 phút tập thể dục cường độ mạnh, chẳng hạn như bơi vòng, chơi quần vợt đơn, chạy bộ, đạp xe (10 dặm / giờ trở lên), nhảy dây.
  • Hoặc bạn kết hợp cả 2 cường độ trên.

   Bạn cũng nên tập các bài tập tăng cường cơ bắp với cường độ trung bình đến cao, sử dụng tất cả các nhóm cơ chính của bạn, chẳng hạn như nâng tạ hoặc sử dụng dây kháng lực, ít nhất hai ngày một tuần.

Khi bạn quen thuộc hơn, bạn có thể nâng thời gian tập lên gấp đôi.

 

Động lực duy trì tập luyện cho bệnh nhân tuyến giáp

   Cũng như những người khác, bệnh nhân tuyến giáp cũng dễ mất kiên trì trong quá trình tập luyện. Dưới đây là những lời khuyên từ các bệnh nhân tuyến giáp khác, những người đã thành thạo và tận hưởng việc tập thể dục thường xuyên:

 

Tập luyện với bạn bè để duy trì việc tập luyện dễ hơn.

 

  • Hãy đặt mục tiêu và tập trung vào kết quả: Nếu bạn đặt mục tiêu tập thể dục, bạn sẽ có động lực hơn để tập luyện và đạt được chúng. Mục tiêu là số lần tập luyện bạn thực hiện mỗi tuần, số phút hoặc quãng đường (chạy, đi bộ, đạp xe) của các bài tập, tốc độ bạn di chuyển hoặc khối lượng tạ bạn nâng.
  • Tập thể dục với bạn bè: Khi bạn tập thể dục với bạn bè, việc cùng nhau cam kết tập luyện sẽ giúp bạn duy trì việc tập luyện dễ hơn. Ngoài lợi ích đó, việc tập luyện với bạn bè cũng giúp bạn ít nhàm chán hơn khi tập.
  • Âm nhạc: Âm nhạc là một biện pháp lâu đời để bạn quên đi thời gian tập. Bạn hãy chọn một danh sách nhạc yêu thích, phù hợp với tốc độ hoặc cường độ tập luyện.
  • Nghe sách nói hoặc podcast: Điều này rất tuyệt vời, bạn sẽ học được điều gì đó trong khi tập luyện.
  • Tham gia một lớp tập một bộ môn nào đó: Hãy tìm kiếm 1 lớp tập luyện gần khu vực sống của bạn, tốt nhất đó là bộ môn bạn yêu thich: chẳng hạn Zumba, Yoga, Aerobic,…
  • ……

   Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc tập thể dục ở bệnh nhân tuyến giáp và những chú ý khi tập thể dục. Việc tập thể dục phù hợp và thường xuyên mang lại cho bệnh nhân tuyến giáp nhiều lợi ích. Cảm ơn các bạn đọc!

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc