Mục lục [Ẩn]
Những đồ ăn ngọt chắc hẳn là niềm yêu thích của rất nhiều người trong chúng ta và bệnh nhân tiểu đường cũng không phải ngoại lệ, tuy nhiên đó lại là món ăn xa xỉ với họ bởi nỗi lo đường huyết tăng cao. Vậy để giúp bệnh nhân tiểu đường có thể ăn được đồ ngọt, thoải mái thưởng thức các món ăn mang hương vị ngọt ngào, các nhà khoa học đã đem tới giải pháp mang tên “Đường cho người bệnh tiểu đường”. Nếu bạn hoặc người thân bạn bị tiểu đường và có niềm đam mê bất tận với đồ ngọt, bài viết dưới đây là điều chắc hẳn bạn sẽ cần.
Bệnh nhân tiểu đường thèm đồ ngọt.
Người bệnh tiểu đường có được ăn ngọt hay không?
Bệnh nhân tiểu đường phải từ bỏ các món ăn yêu thích để tuân thủ chế độ ăn khắt khe, nói không còn các món tráng miệng trái cây, bánh ngọt, cũng chia tay các món bánh, kẹo, kem, nước ngọt trong các cuộc liên hoan. Chế độ ăn thanh đạm có lẽ là một cực hình với nhiều người bệnh tiểu đường, ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần.
Để tìm hướng giải quyết cho vấn đề này, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra nhiều loại đường đặc biệt dành cho bệnh nhân đái tháo đường, giúp người bệnh có thể thưởng thức món “ngọt”. Tuy nhiên, “đường cho bệnh tiểu đường” cần phải đảm bảo được những tiêu chí khắt khe sau:
- Cần có độ ngọt cao, độ ngọt được so sánh với đường glucose.
- Có lượng calo thấp hoặc gần như không có năng lượng.
- Không làm tăng đường huyết của bệnh nhân.
- An toàn cho người bệnh, có thể sử dụng lâu dài mà không ảnh hưởng tới bệnh tiểu đường.
Như vậy, các loại đường thông thường được biết tới như đường trắng, đường glucose, đường trong hoa quả, mật ong, bánh kẹo,... đều không phải là loại đường được dùng cho bệnh nhân tiểu đường. Vậy đâu mới là “đường” cho nhóm đối tượng đặc biệt này?
Các loại “đường” dành cho bệnh nhân tiểu đường thèm ngọt
Dựa trên những tiêu chí lựa chọn đã kể trên, chúng tôi gửi tới bạn những loại “đường” được phép sử dụng với bệnh đái tháo đường.
Đường stevia
Đường stevia - đường cây cỏ ngọt
Các nhà sản xuất đã chiết xuất và tinh chế các hợp chất glycoside steviol từ lá của cây cỏ ngọt tạo nên đường stevia. So với glucose, Stevia có độ ngọt gấp 250-300 lần. Đường cây cỏ ngọt không làm tăng đường trong máu hay cung cấp lượng calo ít, nên người bệnh tiểu đường có thể bổ sung tới 4 mg/kg/ ngày. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc các điểm sau trước khi sử dụng stevia:
- Là đường thiên nhiên và sản lượng thấp nên tương đối đắt đỏ
- Vị đắng nhẹ tự nhiên khiến nhiều người thưởng thức khó chịu nên nhiều nhà sản xuất cố ý thêm các loại đường điều vị vào và có thể làm tăng đường huyết của người dùng.
- Một số trường bị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi, đau bụng khi ăn cỏ ngọt.
Đường Saccharin
Saccharin là đường nhân tạo lâu đời nhất, được phát hiện từ năm 1879. Chúng ngọt gấp 200-700 lần glucose. Năm 1970, saccharin được báo cáo làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang ở chuột thí nghiệm. Tuy nhiên, với hơn 30 nghiên cứu về sự an toàn của loại đường nhân tạo này, Viện Y khoa Hoa Kỳ đã xóa tên saccharin khỏi danh sách các chất có khả năng gây ung thư.
FDA Hoa Kỳ khuyến cáo lượng saccharin tiêu thụ mỗi ngày có thể lên tới 15 mg/kg cân nặng. Chúng là loại đường khá phổ biến, giá thành phải chăng và cũng đang là lựa chọn của nhiều bệnh nhân tiểu đường.
Đường Acesulfame Potassium
Acesulfame Potasium còn được gọi là acesulfame Kali hay acesulfame K là đường nhân tạo có độ ngọt gấp 200 lần glucose. Hơn 90 nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng Acesulfame Potasium ít calo và an toàn với người sử dụng. FDA Hoa Kỳ khuyến nghị mức tiêu thụ loại đường nhân tạo này lên tới 15 mg/kg mỗi ngày.
Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường khi lựa chọn loại đường nhân tạo này cần lưu ý:
- Tương tự stevia, Acesulfame K cũng có dư vị đắng nhẹ nên thường các nhà sản xuất đã lựa chọn điều vị bằng các loại đường khác. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới đường huyết.
- Acesulfame K dùng lâu dài có nguy cơ gây tăng cân và điều này thì không tốt với việc duy trì cân nặng hợp lý của bệnh nhân đái tháo đường.
Đường Sucralose
Đường sucralose là đường nhân tạo làm từ sucrose, được sử dụng rộng rãi nhất từ kẹo cao su cho tới bánh nướng. Độ ngọt của sucralose gấp 600 lần glucose. So với hầu hết các loại đường khác, sucralose bền với nhiệt do vậy nó là lựa chọn hoàn hảo cho các món nướng không đường và đồ uống nóng. Chúng cũng có chi phí tương đối hợp lý.
Theo FDA Hoa Kỳ, lượng sucralose tiêu thụ hàng ngày có thể lên tới 5 mg/kg/ngày. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng, nguy cơ ung thư ác tính tăng lên ở chuột đực tiêu thụ loại đường nhân tạo này. Do vậy bạn nên cân nhắc có nên sử dụng sucralose dài ngày hay không.
Đường sucralose dùng cho các đồ uống nóng
Đường Neotame
Neotame là đường nhân tạo có độ ngọt cao, gấp 10000 lần so với đường kính. Năm 2002, FDA Hoa Kỳ đã cấp phép cho loại đường như một loại hương liệu cho các sản phẩm. Chúng có độ bền nhiệt cao nên được dùng cho các món bánh nướng. 113 nghiên cứu đã chứng minh sự an toàn của loại đường nhân tạo này.
FDA khuyến cáo, người tiêu dùng chỉ nên tiêu thụ tối đa 0,3 mg/kg mỗi ngày.
Đường Tagatose
Tagatose là một dạng của đường fructose, ngọt hơn glucose. Chúng là một loại đường tự nhiên tương đối hiếm gặp, xuất hiện trong một số loại quả như cam, táo, dứa. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, tagatose có chỉ số đường huyết (GI) thấp, hay hiểu đơn giản là chúng không làm mức đường máu tăng nhanh sau ăn.
Đây là loại đường tốt cho bệnh nhân tiểu đường cần chế độ ăn có chỉ số GI thấp. Tuy nhiên, thực tế thì chúng tương đối đắt đỏ và khó mua trên thị trường.
Đường Palatinose
Palatinose là một đường đôi của glucose và fructose. Nhờ liên kết tương đối bền vững giữa hai đường đơn trong công thức, palatinose được thủy phân và hấp thu chậm. Do vậy giống như tagatose, chúng có chỉ số GI thấp.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng an toàn cho nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, palatinose lại thuộc nhóm đường đắt đỏ với đa phần người sử dụng và số lượng sản xuất rất hạn chế.
Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho mọi bệnh nhân tiểu đường
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc lạm dụng các chất ngọt kể trên làm não bộ người bệnh quen dần với vị ngọt nhân tạo. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, cảm giác ngon miệng từ đồ ngọt sẽ kích thích mọi người ăn nhiều hơn. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Dưới đây, chúng tôi gợi ý cho bạn 4 nguyên tắc ăn uống khoa học cho bệnh tiểu đường.
Các nhóm thực phẩm lành mạnh
Các thực phẩm lành mạnh cho người bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường không có nghĩa bệnh nhân phải cắt hoàn toàn tinh bột và các loại đường ra khỏi bữa ăn. Bởi năng lượng từ tinh bột vẫn chiếm tới 40-50% toàn bộ năng lượng cần thiết mỗi ngày.
Dưới đây là một số gợi ý lựa chọn cho bạn:
Nguồn dinh dưỡng |
Khuyến khích |
Hạn chế |
Tinh bột |
yến mạch, gạo nứt, bánh mỳ đen,... |
Cơm trắng, bún, phở, bánh mì, khoai lang, sắn, bánh kẹo, nước ngọt, quả ngọt, nước ép hoa quả,... |
Đạm (protein) |
Thịt đỏ như thịt lợn, bò, chó,... |
thịt trắng như thịt gà bỏ da, cá, thịt lợn lạc, hải sản,... |
Chất béo (lipid) |
chất béo bão hòa như mỡ lợn, dầu dừa, mỡ động vật,... |
Chất béo chưa no như dầu cá, dầu hướng dương, dầu oliu,... |
Chất xơ |
Nên nhiều loại rau xanh như các loại rau cải, các loại trái cây ít ngọt như cà chua, dưa chuột, dưa bở,... các loại ngũ cốc như gạo nứt, yến mạch,... |
|
Phân bố các bữa ăn trong ngày
Một sai lầm thường gặp nhất đó là việc phân bố các bữa ăn trong ngày không hợp lý. Nhiều người bệnh cho rằng việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ra sẽ giúp đường huyết không tăng đột ngột sau một bữa ăn chính nào đó.
Tuy nhiên nếu không thực hiện đúng thì việc chia nhỏ bữa ăn sẽ trở thành phản khoa học. Bởi vì nhiều người không hiểu rõ chia nhỏ bữa ăn thế nào là hợp lý. Bệnh nhân ăn các bữa với số lượng thực phẩm nhiều như nhau, làm cho đường huyết liên tục tăng cao thành 6-7 đỉnh sau ăn mỗi ngày thay vì 3 đỉnh như trước. Điều này khiến việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt khó khăn với nhóm bệnh nhân tiêm insulin.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn mấy bữa mỗi ngày?
Do vậy, điều cần làm đối với bệnh nhân tiểu đường:
- Tuyệt đối không bỏ ăn sáng
- Phân chia dinh dưỡng hợp lý giữa các bữa ăn chính và phụ. (sáng 30%, trưa 30%, tối 20%, còn lại là bữa phụ 10-20%)
- Các bữa ăn phụ là cần thiết cho các trường hợp hạ đường huyết xa bữa ăn, tiêm insulin, trước khi tập luyện thể dục và trường hợp bị đường huyết thấp trước ngủ.
- Với trường hợp có thói quen ăn bữa phụ, người bệnh nên sử dụng các loại hoa quả ít ngọt như dưa chuột, dưa bở, ổi,...
Thứ tự ăn trong bữa ăn
Thứ tự ăn trong bữa ăn là một điều quan trọng nhưng không phải ai cũng biết. Hướng dẫn sau đây áp dụng đặc biệt hiệu quả cho bệnh nhân tiểu đường muốn kiểm soát cân nặng:
- Uống một cốc nước lọc nhỏ 250ml trước mỗi bữa ăn
- Ưu tiên ăn rau củ trước, sau đó mới tới món ăn có chất đạm và tinh bột.
- Hoa quả tráng miệng nên ăn sau cùng, lưu ý không uống nước ép trái cây.
Việc áp dụng quy tắc ăn đơn giản này có hai lợi ích:
- Rau nhiều chất xơ sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, từ đó giúp đường huyết không bị tăng cao sau ăn.
- Uống nước và ăn rau trước giúp tăng cảm giác no bụng, giảm cảm giác thèm ăn. Do vậy người bệnh dễ dàng kiểm soát được lượng đường nạp vào.
Cách chế biến món ăn
Hấp giúp lưu giữ vị ngọt tự nhiên của rau củ
Nấu ăn lành mạnh không chỉ mang lại lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường mà còn có ý nghĩa cho mọi thành viên gia đình. Dưới đây là hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng:
- Thực phẩm nên ưu tiên luộc, nấu, hấp. Người bệnh nên hạn chế món ăn xào, rán, chiên bởi nhiều chất béo chuyển hóa có hại.
- Các loại rau củ tránh thái nhỏ, hầm nhừ để không làm mất đi các vitamin.
- Người bệnh nói không với các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, mỳ tôm, rau củ muối, thịt nguội,..
- Hạn chế đồ ăn mặn, hạn chế dùng thêm nước chấm như nước mắm, nước tương,...
- Với các loại trái cây, người bệnh không sử dụng nước ép mà ăn nguyên quả.
Bằng chế độ dinh dưỡng khoa học trên đây, các chuyên gia dinh dưỡng hy vọng rằng, người bệnh tiểu đường sẽ dần quen với vị ngọt tự nhiên của các loại rau củ, thịt, cá,... mà không cần sử dụng tới các loại đường nhân tạo.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn có thể cân nhắc dùng thêm các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng giúp hạ và ổn định đường huyết như mướp đắng, dây thìa canh, lô hội, quế, hạt methi,... Tuy nhiên, nếu bạn là người ưa đồ ngọt, bạn hẳn sẽ không thích vị đắng của mướp đắng, lô hội, vị cay nồng của quế. BoniDiabet+ sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn trong trường hợp này vì nó không những che dấu hoàn toàn mùi vị khó chịu của các loại thảo dược kể trên mà còn rất hiệu quả trong việc làm giảm chỉ số đường huyết cũng như ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
BoniDiabet+- sự chọn tuyệt vời cho bệnh tiểu đường
BoniDiabet+-sự kết hợp các thảo dược thiên nhiên dùng cho bệnh tiểu đường
Có nhiều người đặt câu hỏi với chúng tôi “Tại sao lại lựa chọn BoniDiabet+ mà không phải một sản phẩm khác?”. Câu trả lời rất đơn giản vì BoniDiabet+ có công thức hoàn hảo và chất lượng tuyệt vời.
- BoniDiabet+ là sự kết hợp của các thảo dược kinh điển giúp hạ và ổn định đường huyết về ngưỡng an toàn như dây thìa canh, quế, lô hội, mướp đắng, hạt methi,... Nhờ tác dụng hiệp đồng của các thảo dược này, mỗi viên BoniDiabet+ cho hiệu quả cao gấp nhiều lần so với việc sử dụng mỗi thành phần riêng lẻ.
- BoniDiabet+ bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng như Se, Cr, Mg, acid lipoic,...giúp ngăn ngừa và làm giảm biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, thận, mắt, thần kinh,...
- BoniDiabet+ rất lành tính, không gây độc trên gan, thận khi phải dùng lâu dài.
- BoniDiabet+ được sản xuất trên dây truyền hiện đại tại nhà máy thuộc tập đoàn dược phẩm đa quốc gia Viva group và được nhập khẩu nguyên lọ về Việt Nam.
- BoniDiabet+ sản xuất trên dây truyền đạt tiêu chuẩn GMP khắt khe của FDA Hoa Kỳ, WHO và được cấp phép lưu hành tại Việt Nam hơn 10 năm qua.
- BoniDiabet+ được kiểm chứng lâm sàng tại Viện y học Cổ truyền Hà Đông đạt tỷ lệ 96,667% người tham gia có đường huyết hạ và ổn định về ngưỡng an toàn sau 1-2 tháng sử dụng.
Và minh chứng rõ ràng nhất là khi BoniDiabet+ vẫn luôn là lựa chọn tin cậy của các bệnh nhân tiểu đường trên khắp dải đất hình chữ S trong suốt hơn 10 năm qua. Chúng tôi rất hạnh phúc và tự hào mỗi khi nhận được những phản hồi về hiệu quả của sản phẩm đem lại cho người bệnh.
BoniDiabet+ trong góc nhìn của bệnh nhân tiểu đường
Chú Nguyễn Quang Tuấn, 59 tuổi ở số 11 Tô Hiệu, phường Trại Cau, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, điện thoại: 0912.498.208
Chú Nguyễn Quang Tuấn
Chú Tuấn chia sẻ: “Cuối năm 2016, cơ thể chú bắt đầu có các dấu hiệu lạ. Một bữa ăn tới 3-4 bát cơm liền, mà lúc nào cũng thèm đồ ngọt. Đi kèm với đó, chú sụt gần 10 cân sau 6 tháng, đêm thì mất ngủ vì tiểu đêm 4-5 lần. Lúc đó, chú đi khám thì đường huyết đã lên tới 16,5; HbA1C đã là 10.5 rồi. Sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ kết hợp ăn uống kiêng khem, nhưng đường huyết của chú vẫn thất thường, cao thì 10 phẩy, thấp thì xuống 7, lâu dần chú có biến chứng. Lúc đầu chỉ là ngứa thôi, sau rồi da sần sùi, bỏng rát từ hai chân lên tới hai bên háng. Mắt chú nhòe dần đi, không đọc được sách báo nữa.”
“Nhưng từ ngày sử dụng đều đặn BoniDiabet+ ngày 4 viên cùng với đơn bác sĩ sức khỏe của chú tốt lên trông thấy. Chú khỏe hơn, không thèm ăn như trước, không còn tiểu đêm nữa. Da dẻ sau 2 tháng không còn sần sùi, ngứa ngáy, hết hẳn bỏng rát luôn rồi. Chú nhìn rõ hơn, đọc được báo, xem ti vi như xưa. Sau 3 tháng dùng BoniDiabet+, đường huyết của chú chỉ còn 6.3; HbA1C là 6%. Bác sĩ gật gù khen chú kiêng khem tốt đấy và chủ động giảm một nửa liều thuốc tây cho chú nữa”
Cô Phan Thị Bông, 61 tuổi, ở số 2615/2B hẻm 252 đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12, TP Hồ Chí Minh, số điện thoại: 0909281336
Mời các bạn xem video cô Bông chia sẻ về việc sử dụng BoniDiabet+
Cô Bông chia sẻ: “ Cô bị tiểu đường từ năm 2013. Thời điểm đầu phát hiện, cô sụt mất 8 kí trong vỏn vẹn 2 tháng, da sạm đi, người xanh xao mệt mỏi. Đêm cứ 15 phút cô lại dậy đi tiểu một lần, người ngợm thì ngứa ngáy, gãi chảy máu mà vẫn không đỡ ngứa. Vết thương nhỏ ở tay tưởng bé như con kiến cắn mà cứ lở hoài không thấy liền lại. Mắt cứ mờ dần đi, nhìn gì cũng lem nhem. Chân tay tê bì, sáng dậy phải mấy 1-2 tiếng mới co duỗi lại bình thường được. Đi khám, đường huyết của cô lên tới 400mg/dl, còn bị thêm mỡ máu nữa. Cô uống thuốc tây đều đặn theo đơn bác sĩ, kiêng khem nghiêm ngặt lắm, bỏ hết đồ ngọt, nước ngọt, cơm ăn rất ít chủ yếu ăn rau xanh với uống nước lọc thôi. Nhiều lúc, cô thấy bủn rủn chân tay, hoa mắt, chóng mặt,... Vậy mà tái khám đường huyết vẫn cứ cao trót vót 390 rồi 395 cháu ạ.”
“May sao cô thấy BoniDiabet+ trên báo rồi lại có trên ti vi bảo là hàng của Mỹ nên cô yên tâm mua về dùng. Đều đặn cô uống 3 viên ngày 2 lần cùng thuốc tây, ngờ đâu đường huyết nó giảm tốt như vậy. Tháng đầu nó giảm còn 254mg/dl, từ tháng thứ 3 trở đi nó cứ dao động loanh quanh mức 109-110mg/dl. Bao năm nay cô vẫn đi khám đều đặn hàng tháng, bác sĩ khen cô kiêng khem tốt quá và giảm liều thuốc tây cho cô. Từ ngày có BoniDiabet+ cô thấy người khỏe hơn, không mất ngủ vì tiểu đêm nhiều lần, cũng hết hẳn ngứa ngáy. Chân tay cô giờ không còn tê bì nữa, cô làm việc nhà làm vườn thấy thoải mái lắm. Mừng nhất là đường huyết của cô ổn định ở ngưỡng an toàn rồi mà mỡ máu cũng đỡ hẳn. Tất cả là nhờ có BoniDiabet+ đồng hành cùng cô trong suốt 6 năm qua đấy.”
BoniDiabet+ hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng
Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã biết được rằng liệu bệnh nhân tiểu đường có thể ăn được đồ ngọt và loại đường nào có thể sử dụng được cho bệnh nhân tiểu đường, cũng như những ưu và nhược điểm của chúng. Đồng thời cũng biết cách để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả cùng với sản phẩm BoniDiabet+. Nếu có bất cứ băn khoăn gì, đừng ngần ngại nhấc điện thoại lên và gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Đội ngũ dược sĩ chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
XEM THÊM: