Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh mất ngủ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, những hệ lụy nguy hiểm và giải pháp giúp ngủ ngon là gi?

Thứ bảy, 21-12-2019 14:59 PM

    Bệnh mất ngủ không còn là căn bệnh của người già nữa mà nó đang càng ngày được trẻ hóa bởi những căng thẳng, stress trong cuộc sống thường ngày. Hiện nay, có tới 15% dân số trên thế giới đang mắc phải căn bệnh quái ác này, chúng không chỉ gây nên những mệt mỏi, suy nhược cơ thể mà còn là nguyên nhân gây nên các vấn đề về tim mạch, đột quỵ. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng quan nhất về bệnh mất ngủ, hiểu rõ hơn về căn bệnh này để từ đó có biện pháp phòng tránh và điều trị hợp lý.

 

Nội dung bài viết

  1. Bệnh mất ngủ là gì?
  2. Phân loại bệnh mất ngủ
  3. Nguyên nhân gây nên bệnh mất ngủ
  4. Triệu chứng bệnh mất ngủ
  5. Tác hại của bệnh mất ngủ
  6. Phương pháp điều trị bệnh mất ngủ

 

 

 

1. BỆNH MẤT NGỦ LÀ GÌ?

Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh nhiều người gặp phải, gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt của rất nhiều người. Đây là dạng rối loạn giấc ngủ, có nhiều dạng, muốn ngủ nhưng không ngủ được, khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc, ngủ không yên và sâu giấc, dễ giật mình tỉnh dậy lúc nửa đêm, dậy sớm nhưng không ngủ lại được, ngủ mê man hay gặp ác mộng, tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần kéo dài hơn 30 phút và trường hợp nặng thậm chí còn không ngủ được.

Triệu chứng của bệnh mất ngủ rất dễ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Theo thống kê thì có tới 33% dân số bị một hoặc nhiều triệu chứng của bệnh mất ngủ, 15% sẽ có biểu hiện buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật ban ngày, 18% dân số không thỏa mãn với giấc ngủ của chính mình và có khoảng 30% dân số bị bệnh mất ngủ có liên hệ với bệnh tâm thần.

 

2, PHÂN LOẠI BỆNH MẤT NGỦ

Có thể chia chứng mất ngủ thành 3 loại chính:

  • Mất ngủ thoáng qua: Dạng này sẽ có hiểu hiện khó ngủ dưới 1 tuần
  • Mất ngủ ngắn hạn: là tình trạng khó ngủ kéo dài từ 1-4 tuần
  • Mất ngủ mãn tính: là tình trạng bệnh mất ngủ đã diễn ra trong khoảng thời dài từ 1 tháng trở lên.

Trong đó mất ngủ mãn tính là điều trị khó khăn nhất, còn mất ngủ thoáng qua và mất ngủ ngắn hạn, nếu không được quan tâm và điều trị kịp thời sẽ chuyển thành mất ngủ mãn tính và gây ra những hệ lụy nguy hiểm

 

 3. NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH MẤT NGỦ

Nguyên nhân gây nên bệnh mất ngủ cực kỳ phức tạp bởi có quá nhiều nguyên nhân khác nhau tác động tới, nhiều người bệnh bị mất ngủ triền miên không có cách chữa cũng là bởi không tìm được nguyên nhân chính xác tại sao lại mất ngủ. Thậm chí có trường hợp đã tìm được nguyên nhân gậy mất ngủ nhưng vì bệnh để quá lâu, chuyển sang mất ngủ mãn tính nên việc điều trị lại tiếp tục gặp khó khăn.

    3.1 Nguyên nhân khách quan: gồm có nhiều yếu tố

  • Môi trường: Đây là một nguyên nhân cơ bản, rất nhiều người gặp phải như ô nhiễm, tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng quá nhiều, trong phòng đã thiết kế hợp lý chưa, hướng giường ngủ, vệ sinh phòng ngủ…
  • Thói quen của người ngủ cùng: Ngáy, nghiến răng, mộng du, nói mơ…
  • Thói quen ăn uống, sinh hoạt: Từ chế độ ăn uống, thành phần dinh dưỡng trong thức ăn cùng lối sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân gây mất ngủ. Hoặc một số thói quen như sử dụng các chất kích thích như rượu bia, trà, café, thuốc lá trước khi đi ngủ… Hoặc không chịu đi ngủ đúng giờ, ngủ quá nhiều ban ngày, vận động mạnh trước khi đi ngủ, thức quá khuya…
  • Chênh lệch múi giờ và thay đổi lịch làm việc: Điều này sẽ khiến cơ thể bạn không kịp thích ứng và dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Áp lực cuộc sống, bệnh lo âu, căng thẳng trong công việc, học tập. gia đình: khiến bạn bị mất cân bằng tâm lý, stress và dẫn tới mất ngủ

   

Xem thêm: Thói quen thức khuya ảnh hưởng tới giấc ngủ 

 

  3.2 Nguyên nhân chủ quan: gồm có yếu tố bệnh lý và yếu tố sinh lý:

Yếu tố bệnh lý:

  • Do các bệnh lý nội khoa: đau dạ dày, đại tràng, hen phế quản, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, béo phì, tiêu hóa, xương khớp… Bệnh viêm xoang.
  • Do các bệnh lý tâm thần: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, tâm thần phân liệt, rối loạn stress sau chấn thương, bệnh sa sút trí tuệ…
  • Nghiện các chất kích thích: rượu, các dạng thuốc phiện…

Yếu tố sinh lý

  • Tuổi già: Thường liên quan tới sự suy giảm của hormon tăng trưởng, hormon này đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập lại giấc ngủ sinh lý vì thế người có tuổi thường bị mất ngủ.
  • Phụ nữ mãn kinh
  • Tiền kinh nguyệt
  • Phụ nữ mang thai

 

 

4. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH MẤT NGỦ

Bệnh mất ngủ có thể được nhận biết dễ dàng bởi những triệu chứng nổi bật sau:

  • Khó vào giấc ngủ đêm, khó duy trì giấc ngủ hoặc không ngủ được
  • Thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm hoặc thức dậy quá sớm và không ngủ lại được.
  • Sau khi thức dậy không có cảm giác đã ngủ và nghỉ ngơi.
  • Uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
  • Cáu gắt, lo âu, trầm cảm.
  • Khó tập trung, gặp vấn đề về việc ghi nhớ.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Dạ dày và ruột khó chịu.
  • Cảm thấy bồn chồn, dễ nóng giận.
  • Trường hợp nặng có thể nhìn thấy ảo giác.

Ở giai đoạn đầu có thể người bệnh sẽ không gặp đầy đủ những triệu chứng trên nhưng sau một thời gian bệnh không tiến triển thì tình trạng nặng hơn, thậm chí người bệnh sẽ gặp phải hầu hết những triệu chứng trên.

 

5. TÁC HẠI CỦA BỆNH MẤT NGỦ

Nếu bạn nghĩ rằng, mất ngủ chỉ làm cơ thể mệt mỏi, lờ đờ thiếu sức sống thì bạn đã nhầm to bởi mất ngủ có thể gây ra những tác hại vô cùng khốc liệt.

  • Mất ngủ làm mất tập trung: Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, bộ não dành rất ít thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và mơ- trong khi đây là giai đoạn rất cần thiết. Kết quả, con người sẽ cảm thấy chậm chạp và gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ.
  • Mất ngủ làm giảm hiệu suất công việc: Thiếu ngủ có thể làm giảm hiệu suất công việc. Một giấc ngủ trưa ngắn có thể thúc đẩy tâm trạng và hiệu suất công việc, giúp giảm cảm giác buồn ngủ, lấy lại tinh thần sảng khoái, hồi phục năng lượng nhanh và có thể giúp tỉnh táo để bắt tay vào công việc ngay. Thiếu ngủ khiến cơ thể không sản sinh ra hormon sinh trưởng mà lần lượt tạo ra cortisol, một loại hormon căng thẳng được tìm thấy, có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể. Loại hormon căng thẳng này làm tăng tình trạng viêm do mụn và hơn hết, có thể làm làn da hình thành nếp nhăn sớm..
  • Mất ngủ gây rối loạn tâm lý: Thiếu ngủ, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực. Nó thường dẫn đến tình trạng rối loạn, lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi,… Đồng thời gây nảy sinh rất nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ,…
  • Mất ngủ gây bệnh tim mạch: Khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Hơn nữa, khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ đường huyết bình thường, do đó có tác động xấu tới mạch máu và tim.
  • Mất ngủ làm tăng cân: Thiếu ngủ không chỉ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn khiến việc thừa cân ngày càng trầm trọng hơn. Khi thiếu ngủ, cơ thể chúng ta sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, các cơ quan không đảm trách được chức năng vốn có của cơ thể, khiến cho lượng calo không thể tiêu hao, tăng lượng mỡ tích tụ.
  • Mất ngủ làm tăng huyết áp: Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ đối mặt với nguy cơ tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy kích thích tố căng thẳng có xu hướng gia tăng ở những người bị thiếu ngủ. Tăng nội tiết tố này có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời huyết áp, và sau đó sẽ trở thành vĩnh viễn sau một khoảng thời gian.
  • Mất ngủ gây trầm cảm: Thiếu ngủ là nguyên nhân làm giảm chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng con người.
  • Mất ngủ làm suy giảm trí nhớ: Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn tới suy giảm hoạt động của não bộ, gây suy giảm trí nhớ.
  • Mất ngủ ảnh hưởng đến làn da
  • Nguy cơ ung thư vì mất ngủ: Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư. Lý do là hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u và khi thiếu ngủ, hormone này bị hạn chế rất nhiều.

 

Xem thêm: Hậu quả khôn lường của mất ngủ

 

6. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT NGỦ

Mất ngủ kéo dài dẫn tới nhiều hệ lụy như thế, chính vì thế giải quyết bệnh mất ngủ cần được điều trị sớm và sau đây là 1 số biện pháp giúp lấy lại giấc ngủ ngon:

  • Thay đổi lối sống, sinh hoạt:

Đây là biện pháp đơn giản và ít tốn kém nhất khi bệnh nhân chỉ cần thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày như: Thức giấc và lên giường đi ngủ vào một thời gian nhất định, massage hoặc ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ. Không ăn nhiều, không sử dụng những chất kích thích trước khi đi ngủ….

  • Luyện tập vận động thời xuyên:

Đã có rất nhiều các bằng chứng khoa học chứng minh rằng, trong khi vận động, hormon giúp ngủ ngon sẽ được tiết ra đều đặn khiến cho người bệnh sẽ dễ có được giấc ngủ ngon. Người bệnh có thể chơi những môn thể thao đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền, luyện khí công, yoga, dưỡng sinh… tránh những môn thể thao quá nặng, mất sức vì như thế có thể phản tác dụng, làm bạn mất ngủ nặng hơn.

  • Sử dụng các biện pháp dân gian

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa bệnh mất ngủ từ những nguyên liệu tự nhiên ví dụ như tâm sen, lạc tiên, củ bình vôi… Hoặc một số món ăn, nước uống tốt cho giấc ngủ như trà hoa cúc, bột yến mạch…

Tuy nhiên, bài thuốc này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng mất ngủ nhẹ, còn với trường hợp mất ngủ nặng hoặc nghiêm trọng thì chúng ta phải phối hợp nhiều biện pháp.

  • Sử dụng thuốc tây y

Tây y chủ yếu điều trị vào triệu chứng của bệnh, làm giảm triệu chứng giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn. Một số loại thuốc thường được sử dụng như: nhóm thuốc benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm, nhóm thuốc amitriptylin…

Lưu ý: Tất cả các loại thuốc trị mất ngủ tây y đều chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ, theo đúng phác đồ điều trị, không tự ý mua và sử dụng vì có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Khác với các biện pháp trên là chữa bệnh mất ngủ chỉ quan tâm tới triệu chứng, cònsử dụng hormon tăng trưởng sẽ tác động tới căn nguyên gây ra bệnh, giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh mất ngủ.

Hormone tăng trưởng HGH là một loại hormon peptide do thùy trước tuyến yên tiết ra, là hormone chính kiểm soát các cơ quan và chức năng trong cơ thể, chịu trách nhiệm trực tiếp tái tạo mô, thay thế tế bào, cải thiện chức năng não và chức năng enzym, thiết lập lại giấc ngủ sinh lý.

Hormon tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất vào lúc ngủ ngon, ngủ sâu sau 10 giờ tối. Vì thế, ở những bệnh nhân mất ngủ, việc không ngủ được hay chất lượng giấc ngủ kém khiến hormone tăng trưởng không được tiết ra đầy đủ, thiếu hụt hormone tăng trưởng trong cơ thể dẫn tới mất ngủ, mất ngủ lại làm giảm tiết hormone tăng trưởng. Đây là vòng tròn bệnh lý, cũng là nguyên nhân tại sao ở bệnh nhân mất ngủ, khi những yếu tố gây mất ngủ ban đầy như CÚ SỐC TÂM LÝ, STRESS, THAY ĐỔI MŨI GIỜ, LÀM CA ĐÊM,… ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT, mà giấc ngủ vẫn không quay trở lại

Hơn nữa, hormone tăng trưởng giảm tiết theo tuổi. Tỉ lệ sản xuất hormone tăng trưởng HGH ở người sẽ giảm xuống 80% từ tuổi 21 đến 61, do vậy sẽ dẫn đến mất ngủ và các triệu chứng khác của tuổi già. Chính vì thế việc bổ sung chất kích thích tiết hormon tăng trưởng chính là chìa khóa giải quyết bệnh mất ngủ mãn tính. Các nhà khoa học cũng tìm ra hai loại acid amin thiết yếu có tác dụng kích thích tuyến yên tăng tiết hormon tăng trưởng là L-Arginin và GHRP-2 (Growth hormone-releasing peptide-2) và hiện nay 2 thành phần quan trọng này đã có mặt trong sản phẩm BoniHappy của Canada và Mỹ do công ty Botania phân phối tại Việt Nam.

 

Bonihappy - Cho giấc ngủ sâu và ngon hơn

 

Chính vì thế Bonihappy không những giúp tái tạo và điều hòa giấc ngủ sinh lý tự nhiên, tạo giấc ngủ sâu và ngon cho bệnh nhân mất ngủ mà BoniHappy còn giúp:

- Cải thiện và phục hồi sức khỏe

- Tăng cường khả năng miễn dịch

- Cải thiện chức năng sinh lý

- Làm săn da, giảm nếp nhăn, giảm mỡ cơ thể

- Cải thiện đường huyết, ổn định huyết áp

- Cải thiện trí nhớ và thị giác

 

Kết luận: Trên đây là toàn bộ những thôn tin cần thiết về bệnh mất ngủ. Nếu có những thắc mắc cần lời khuyên và giải đáp, hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 18001044 – 0984464844 giờ hành chính, các dược sĩ sẵn sàng giải đáp cho bạn.

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniHappy+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc