Mục lục [Ẩn]
Bệnh hen suyễn (hen phế quản) là bệnh hô hấp mãn tính khá phổ biến ở nước ta, khi lên cơn hen người bệnh có thể bị đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì thế bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về bệnh hen suyễn (hen phế quản) một cách chính xác nhất.
Nội dung bài viết:
1. Bệnh hen suyễn (hen phế quản) là gì?
2. Nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn (hen phế quản) ?
3. Triệu chứng của bệnh hen suyễn (hen phế quản)?
4. Cách phòng tránh bệnh hen suyễn (hen phế quản)
5. Giải pháp từ BoniDetox - thảo dược cho người bệnh hen suyễn (hen phế quản)
Bệnh hen suyễn (hen phế quản) là một bệnh đường hô hấp
Bệnh hen suyễn (hen phế quản) là gì?
Hen phế quản (dân gian còn gọi là hen suyễn), là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho. Tùy vào mức độ kích thích các tiểu phế quản và tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Nguyên nhân gây nên bệnh hen suyễn (hen phế quản) ?
Nhiều chuyên gia cho rằng tác nhân gây bệnh có sự phối hợp giữa yếu tố môi trường và các yếu tố di truyền. Việc phơi nhiễm với các dị nguyên có thể khởi phát các triệu chứng của bệnh hen suyễn trên lâm sàng.
Yếu tố cơ địa
- Di truyền: gặp 35 - 70% ở bệnh nhân hen phế quản. Có nhiều gen liên quan đến bệnh sinh của hen phế quản và khác nhau theo nhóm chủng tộc. Gen kiểm soát đáp ứng miễn dịch trong hen phế quản là HLA-DRB1-15. Gen liên quan đến sản xuất các cytokin viêm, IgE và tăng đáp ứng phế quản ở NTS 5q.
- Tạng Atopy (cơ địa dị ứng): là yếu tố nguy cơ quan trọng phát triển hen phế quản, khoảng 50% bệnh nhân hen phế quản có tạng Atopy.
- Giới tính: giới tính nam là yếu tố nguy cơ hen phế quản trẻ em (trẻ em tỷ lệ mắc hen phế quản ở bé trai nhiều hơn bé gái). Khi trưởng thành tỉ lệ mắc HPQ ở nữ nhiều hơn nam.
- Chủng tộc: người da đen có tỷ lệ mắc hen phế quản cao hơn người da trắng.
- Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ hen phế quản.
Yếu tố môi trường
- Dị nguyên: là yếu tố quan trọng nhất phát triển hen phế quản.
+ Dị nguyên trong nhà: bụi nhà (trong đó có con bọ nhà như Dermatophagoides Pteronyssius, Dermatophagoides farinae, Dermatophagoides micoceras), dị nguyên động vật (lông chó, mèo), gián (Blatella Orientalis ), nấm (Penicillium, Aspergillus ).
+ Dị nguyên ngoài nhà: phấn hoa (cây, cỏ) , nấm (Alternaria, Cladosporium).
+ Tác nhân nhạy cảm nghề nghiệp: các chất hoá học có trọng lượng phân tử thấp và cao.
- Khói thuốc lá: trong khói thuốc có Polycylic hydrocarbon, Cacbon monoxide, carbon dioxid, nitric oxid. Hút thuốc chủ động và thụ động làm tăng nguy cơ hen phế quản ở người tiếp xúc với tác nhân nhạy cảm nghề nghiệp.
- Ô nhiễm không khí:
+ Ô nhiễm trong nhà: do nấu ăn với gas, gỗ (có chứa nitric oxid, nitrogen oxid, carbon monoxid, sulfuldioxid ) .
+ Ô nhiễm ngoài nhà: khói công nghiệp, hoá ảnh, bụi bẩn..
- Nhiễm trùng hô hấp: giả thuyết nhiễm trùng là yếu tố nguy cơ đã được chứng minh ở người hen phế quản không có cơ địa dị ứng. Hay gặp nhiễm virus hô hấp (Rhinovirus, Coronavirus, Influenza virus, Respiratory syncytial virus, Adenovirus), nhiễm khuẩn (Chlamydiae pneumoniae, Mycobarterium bovis), nhiễm ký sinh trùng.
- Các yếu tố khác: tình trạng kinh tế xã hội thấp kém, gia đình đông người, chế độ ăn kiêng, dùng thuốc (thuốc thuộc nhóm NSAID ).
Đặc biệt trong các yếu tố trên, các dị nguyên đường hô hấp như phấn hoa, mạt bụi, bào tử nấm mốc, vẩy da thú cưng, khói thuốc lá, khí thải, bụi bẩn từ môi trường ô nhiễm… là yếu tố chiếm tỉ lệ cao nhất ở những bệnh nhân bị hen suyễn (hen phế quản). Khi chúng tấn công đường hô hấp sẽ làm phổi bị nhiễm độc, từ đó gây suy yếu khả năng phòng vệ của phổi trong việc chống lại nhiễm trùng, khiến tình trạng viêm nhiễm diễn ra nặng nề lâu dần sẽ hình thành bệnh hen suyễn hen phế quản).
Không khí ô nhiễm là tác nhân hàng đầu gây hen suyễn (hen phế quản)
Triệu chứng của bệnh hen suyễn (hen phế quản)?
Triệu chứng hen suyễn trên lâm sàng thay đổi tùy theo từng bệnh nhân. Người bệnh có thể thường xuyên phải đối mặt với các cơn hen phế quản hoặc chỉ sau các yếu tố khởi phát như luyện tập thể lực.
Bệnh hen suyễn có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như:
- Thở nhanh, thở dốc
- Ho, khạc đàm, nặng hơn khi có nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Thở rít, thở khò khè. Đây là dấu hiệu giúp hướng tới chẩn đoán hen suyễn ở trẻ.
- Cảm giác bóp nghẹn hoặc đau ngực
- Rối loạn giấc ngủ, ngáy do khó thở, ho, thở rít xuất hiện vào ban đêm.
- Trong cơn khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy rải rác.
Khi bệnh diễn tiến nặng nề hơn, tần suất xuất hiện của các cơn hen suyễn dày đặc hơn, triệu chứng khó thở trở nên nặng nề hơn và bệnh nhân cần được sử dụng thuốc cắt cơn đường hít thường xuyên hơn.
Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu của một cơn hen phế quản nặng, đe dọa tính mạng để đến các cơ sở y tế kịp thời:
- Thở dốc hoặc thở rít tiến triển nặng nề hơn một cách nhanh chóng
- Triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh bằng đường hít tại nhà như albuterol.
- Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi hay chỉ hoạt động nhẹ.
Cách phòng tránh bệnh hen suyễn (hen phế quản)
Hen suyễn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm gián đoạn hoạt động thường ngày như làm việc hay học tập, trường hợp nặng thậm chí phải nhập viện, vì vậy, người bệnh hen suyễn cần chú ý những điều sau đây:
- Tuân thủ kế hoạch điều trị.: Hãy viết một kế hoạch chi tiết cho việc dùng thuốc và kiểm soát cơn hen dựa trên hướng dẫn của bác sĩ. Hen suyễn là một tình trạng liên tục cần theo dõi và điều trị thường xuyên.
- Tiêm vắc-xin cúm và viêm phổi: Tiêm chủng theo khuyến cáo có thể ngăn ngừa cúm và viêm phổi kích phát cơn hen suyễn.
- Xác định và tránh các tác nhân gây hen suyễn: Một số chất gây dị ứng và chất kích thích ngoài trời - từ phấn hoa và nấm mốc đến không khí lạnh và ô nhiễm không khí - có thể kích hoạt các cơn hen suyễn. Tìm hiểu nguyên nhân hoặc tác nhân làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và thực hiện các bước để tránh những tác nhân đó.
- Theo dõi nhịp thở: Hãy học cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo về một cơn hen sắp xảy ra, chẳng hạn như ho nhẹ, khò khè hoặc khó thở. Nhưng vì chức năng phổi có thể giảm trước khi người bệnh nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào, hãy thăm khám thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa.
- Nhận diện và điều trị sớm: Nếu bạn hành động kịp thời, cơn hen khó trở nặng hơn, bạn cũng sẽ không cần uống nhiều thuốc. Khi kết quả đo lưu lượng đỉnh thở ra giảm cảnh báo một cơn hen sắp đến, hãy uống thuốc theo hướng dẫn và ngay lập tức ngừng bất kỳ hoạt động nào có thể kích thích cơn hen. Nếu triệu chứng không cải thiện, hãy gọi cấp cứu ngay.
- Uống thuốc theo đơn: Bạn không nên tự ý thay đổi thuốc hoặc ngừng thuốc khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Bạn nên mang thuốc theo mỗi lần đi khám, để bác sĩ có thể kiểm tra xem bạn có đang uống đúng thuốc đúng liều không.
Tuân thủ điều trị giúp bạn khống chế tốt hen suyễn
Giải pháp từ BoniDetox - thảo dược cho người bệnh hen suyễn (hen phế quản)
BoniDetox với thành phần 100% thảo dược giúp tác động vào nguyên nhân chính gây bệnh hen suyễn đó là nhiễm độc phổi nhờ các thảo dược sau:
- Baicalin (Hoàng cầm): Nghiên cứu của học viện Y học cổ truyền Hắc Long Giang, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc được đăng trên Tạp chí khoa học phân tử quốc tế, năm 2013 cho biết: Baicalin rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý viêm nhiễm, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại) và thông thoáng đường thở ở bệnh nhân hen suyễn, COPD
- Xuyên tâm liên: Andrographolide trong xuyên tâm liên có tác dụng giải độc phổi, làm sạch phổi nhờ thúc đẩy hoạt động của glutathion, nâng cao nồng độ glutathion nội bào trong phổi của người tiếp xúc với thuốc lá , hóa chất độc hại. Glutathione (GSH) chính là trung tâm của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa cho cơ thể, hệ thống này bảo vệ các tế bào chống lại các tác nhân vật lý, sự ô nhiễm, độc tố, hóa chất.
- Cam thảo Ý: Tăng cường nồng độ enzym CYP450- enzym giải độc của cơ thể. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào) của Anh thì cam thảo có tác dụng giải độc phổi, cải thiện chức năng phổi bị tổn thương, làm giảm phù phổi, giảm xơ hóa phổi và giảm tích lũy chất độc trong phổi.
- Oleuropein (lá Ô liu): Lá Ô liu chứa Oleuropein - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ với các đặc tính chống ung thư được ghi nhận bởi nhiều nghiên cứu hiện đại. Nghiên cứu tại khoa hóa sinh, trường đại học Florence, Ý đã chứng minh: Oleuropein ức chế sự tăng sinh và di căn của tế bào ung thư phổi ở người cũng như làm giảm các gốc tự do oxy hóa nội bào
Đồng thời, BoniDetox còn chứa những thảo dược giúp bảo vệ đường hô hấp khi bị các tác nhân gây bệnh hen suyễn tấn công, đó là những thảo dược:
- Cúc tây: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, từ đó giúp điều hòa miễn dịch, làm sạch phổi, bảo vệ phổi khỏi bụi mịn, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.
- Xuyên bối mẫu: Kích hoạt lại hệ thống thông mao đẩy các chất thải ra ngoài. Trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất khái (trừ ho), thanh nhiệt tán kết.
Ngoài ra BoniDetox còn chứa nhiều thành phần thảo dược khác như:
- Thảo dược làm giảm triệu chứng bệnh hiệu quả như tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh có tác dụng giảm ho, làm giảm tiết chất nhầy trong đường hô hấp và tống đờm ra ngoài. Đờm bị tống ra ngoài sẽ làm sạch phổi, giúp thông thoáng đường thở, phục hồi chức năng thông khí của phổi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
- Chứa Fucoidan được chiết xuất từ tảo biển có tác dụng ngăn ngừa một trong những biến chứng nguy hiểm của nhiễm độc phổi đó là ung thư phổi.
Như vậy, BoniDetox vừa cải thiện triệu chứng vừa tác động vào nguyên nhân gây bệnh hen suyễn (hen phế quản) mà lại an toàn không tác dụng phụ.
Cảm nhận của người bệnh sau khi sử dụng BoniDetox :
Cô Đặng Thị Bích Dư ( 58 tuổi), đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định
Cô bị hen phế quản cách đây 5 năm, mặc dù đã dùng cả thuốc uống và thuốc xịt nhưng cơn hen vẫn liên tục tái phát. Mỗi lần lên cơn là tự nhiên thấy ngứa cổ rồi ho sặc sụa, tức ngực, cố gắng rít thật sâu mà vẫn không thở nổi, da dẻ tím tái hẳn. Vậy mà từ ngày dùng BoniDetox cô đã hết hẳn cơn hen, người khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. Cô ngủ một mạch cả đêm mà không bị một cơn thở khò khè nào. Dù có đi đâu hay thay đổi thời tiết đi chăng nữa cô cũng không hề bị tái phát.
Như vậy qua bài viết trên các bạn đã biết thêm nhiều thông tin về bệnh hen suyễn (hen phế quản) và giải pháp cho bệnh này từ thảo dược. Nếu vẫn còn những thắc mắc, hãy liên hệ với dược sỹ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984 464 844.
XEM THÊM: