Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh gút uống thuốc gì? Giải pháp tối ưu cho người bệnh gút

Thứ tư, 09-09-2020 14:55 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Gút là một bệnh lý rất phổ biến ở đàn ông tuổi trung niên. Đây là một loại bệnh mãn tính, hiện nay trên thị trường chưa có thuốc nào điều trị dứt điểm căn bệnh này. Việc điều trị hiện tại chỉ mới dừng lại ở việc kiểm soát bệnh để ngăn ngừa cơn gút cấp cũng như phòng ngừa những biến chứng nghiêm trọng. Vậy bệnh gút uống thuốc gì tốt nhất? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

 

Bệnh gút uống thuốc gì tốt nhất?

Bệnh gút uống thuốc gì tốt nhất?

 

Bệnh gút là gì?

   Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến nồng độ acid uric tăng cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của acid uric) hoặc tinh thể acid uric tại các mô.

   Nếu acid uric lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ làm cho khớp bị viêm, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến biến dạng khớp, cứng khớp. Nếu acid uric lắng đọng ở thận (ống thận, xoang thận) sẽ gây ra viêm thận kẽ, sỏi thận…

   Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 40 trở lên, thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.

 

Acid uric máu tăng cao là nguyên nhân gây bệnh gút

Acid uric máu tăng cao là nguyên nhân gây bệnh gút

 

5 dấu hiệu của bệnh gút

   Các triệu chứng bệnh gút rất khó nhận biết bởi nó dễ bị nhầm lẫn với những bệnh viêm khớp khác. Dưới đây là 5 dấu hiệu bệnh gút bạn cần phải biết để phát hiện bệnh sớm và điều trị một cách kịp thời:

Cơn đau gút cấp thường khởi phát vào nửa đêm hay gần sáng

   Theo thống kê của chuyên khoa xương khớp thuộc trường đại học American, có hơn 8 triệu người Mỹ mắc bệnh gút và những người này thường xuyên bị tấn công bởi các cơn gút cấp xảy ra vào 2 khoảng thời gian trong ngày là ban đêm và lúc trời gần sáng.

   Nguyên nhân là do vào lúc ban đêm, nhiệt độ cơ thể bị hạ thấp và mất nước tạo điều kiện cho sự kết tinh các tinh thể muối urat tại các khớp khiến cơn gút cấp bùng phát.

 

Cơn gút cấp thường xảy ra vào lúc nửa đêm hay gần sáng

Cơn gút cấp thường xảy ra vào lúc nửa đêm hay gần sáng

 

Đau khớp dữ dội

   Cơn đau do bệnh gút gây ra thường khởi phát ở ngón chân cái, sau đó cơn đau lan dần sang các khớp xung quanh: Khớp mu bàn chân, gót chân, khớp gối, khớp chân, khớp tay…

 Da bị đỏ, ngứa và bong tróc

    Bệnh gút sẽ làm các khớp của người bệnh bị viêm và sưng tấy lên. Lúc này, phần da quanh khớp bị đỏ, trông như nhiễm trùng. Khi cơn đau thuyên giảm, hiện tượng ngứa sẽ xảy ra tại khớp bị đau và đôi khi vùng da này còn bị bong tróc.

Gặp khó khăn khi vận động

   Khi bệnh gút tiến triển, acid uric lắng đọng ở các khớp càng nhiều làm các khớp càng đau đớn hơn khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

 

Người bệnh gút thường gặp khó khăn trong vận động

Người bệnh gút thường gặp khó khăn trong vận động

 

Cơn đau dễ tái phát

   Cơn đau gút cấp dễ tái phát, thông thường thời gian đầu bị bệnh là 1-2 cơn mỗi năm, sau đó khoảng cách giữa các cơn ngắn lại, nhưng cũng có thể tới trên 10 năm mới tái phát. Thời gian gút tái phát nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh.

    Nếu phát hiện ra bản thân có các dấu hiệu trên, các bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có những biện pháp chữa trị kịp thời.

 

Bệnh gút uống thuốc gì?

   Mục tiêu chính trong điều trị bệnh gút là:

   - Chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp

   - Hạ acid uric máu về ngưỡng an toàn để ngăn ngừa bệnh tái phát

   Các loại thuốc thường được chỉ định cho người bệnh gút bao gồm:

Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau

   Nhóm thuốc này thường được bác sĩ kê với mục đích giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng khi bị cơn gút cấp tấn công. Cụ thể là:

 - Thuốc chống viêm Colchicin

   Colchicin là thuốc chống viêm, giảm đau đặc hiệu được chỉ định trong cơn gút cấp; dự phòng cơn gút cấp ở bệnh nhân gút mãn tính và được sử dụng như một test thăm dò trong chẩn đoán bệnh gút.

  Tuy nhiên, Colchicin có chỉ định khá hẹp và người bệnh chỉ được sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bởi Colchicine có rất nhiều độc tính như:

  •    Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
  •    Mề đay, phát ban dạng sởi, giảm bạch cầu, tiểu cầu, rối loạn thần kinh cơ.
  •    Liều cao gây ức chế tủy xương, viêm dây thần kinh, độc với gan, thận, gây đông máu nội mạch rải rác, rụng tóc…

 - Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

     Các NSAIDs thường dùng trong điều trị chống viêm giảm đau cơn gút cấp như diclofenac, indomethacin, naproxen, ibuprofen, piroxicam…, các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (celecoxib, etoricoxib…). Các thuốc này thường được chỉ định đơn trị liệu hay phối hợp với colchicin nhằm giảm đau trong các cơn gút cấp.

   Đặc biệt, đối với người cao tuổi và người có bệnh kèm theo, cần thận trọng, cân nhắc khi dùng, chỉ nên sử dụng thuốc này trong thời gian ngắn với liều thấp. Thuốc cần tránh dùng đối với bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng, viêm loét dạ dày - tá tràng tiến triển hay bệnh nhân mắc bệnh lý chảy máu không được kiểm soát đang dùng thuốc chống đông.

  - Glucocorticoid

    Glucocorticoid có nhiều tác dụng phụ và do tình trạng lạm dụng thuốc ở nước ta nên nhóm thuốc này không được các bác sĩ khuyến khích sử dụng.

    Các bác sĩ chỉ sử dụng các glucocorticoid khi các thuốc NSAIDs hay colchicin không cho kết quả hoặc có chống chỉ định nhưng nhóm thuốc này cần rất hạn chế sử dụng và chỉ nên dùng ngắn ngày.

   Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra là:

  • Phù, tăng huyết áp do giữ natri và nước.
  • Loét dạ dày, tá tràng. 
  • Vết thương chậm lên sẹo, dễ nhiễm trùng. 
  • Tăng đường huyết hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường.
  • Nhược cơ, teo cơ, mỏi cơ.
  • Loãng xương, xốp xương.
  • Rối loạn phân bố mỡ. 
  • Suy thượng thận cấp khi ngừng thuốc đột ngột.
  • Các tác dụng không mong muốn khác như: đục thủy tinh thể, mất ngủ, rối loạn tâm thần…

Thuốc giảm acid uric máu

   Có 2 nhóm thuốc giảm acid uric máu. Đó là nhóm ức chế tổng hợp acid uric và nhóm tăng thải acid uric:

 - Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric

   + Allopurinol được lựa chọn ưu tiên trong điều trị gút mãn tính. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ các xét nghiệm gan, công thức máu và chức năng thận. Độc tính trong thuốc có khả năng gây phát ban, nhiễm độc gan, ức chế tủy xương và các phản ứng nghiêm trọng.

  + Febuxostat là thuốc được chỉ định kết hợp với allopurinol hoặc thay thế khi không đáp ứng hoặc không dung nạp hay dị ứng với allopurinol.

- Nhóm thuốc tăng thải acid uric

    Các thuốc trong nhóm bao gồm: Probenecid, sulfinpyrazon và benzbromaron. Các thuốc này có tác dụng tăng đào thải acid uric qua nước tiểu do cạnh tranh với acid uric trên hệ thống vận chuyển anion ở ống thận.

   Nhóm thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ như tăng số lần tiểu tiện, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, nôn mửa,… và một số tác dụng phụ hiếm gặp có mức độ nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, thiếu máu bất sản, hội chứng thận hư, thiếu máu tan huyết và hoại tử gan.

    Trên đây là một số thuốc thông dụng thường được sử dụng để điều trị bệnh gút mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên  người bệnh không được tự ý mua thuốc về sử dụng, bạn cần phải đi khám để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Việc tự ý sử dụng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ rất nguy hiểm.

   Các loại thuốc tây được sử dụng trong điều trị bệnh gút có thể mang đến hiệu quả nhanh chóng nhưng về lâu dài, nó lại gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là chức năng gan, thận. Do đó, các chuyên gia khuyên người bị gút nên tìm cho mình giải pháp an toàn hơn, mang đến hiệu quả cao hơn. Vậy bệnh gút uống thuốc gì tốt nhất? BoniGut+ chính là câu trả lời hoàn hảo nhất mà hàng triệu người bệnh gút đang tìm kiếm.

 

BoniGut+  - Giải pháp tối ưu cho người bệnh gút

 

BoniGut+- Sự lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh gút

BoniGut+- Sự lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh gút

 

    BoniGut+ là một sản phẩm của Mỹ có công thức rất toàn diện với sự kết hợp của 12 loại thảo dược tự nhiên giúp hạ acid uric máu và giảm đau chống viêm hiệu quả:

- Nhóm thảo dược giúp trung hòa acid và ức chế hình thành acid uric máu: Anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn.

 - Nhóm thảo dược có tác dụng giúp giảm đau chống viêm như: Lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa. 

- Nhóm có tác dụng giúp lợi tiểu làm tăng đào thải acid uric bao gồm: Trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử.

 

Công thức toàn diện của BoniGut+

Công thức toàn diện của BoniGut+

 

    Nhờ công thức toàn diện như trên, BoniGut+ với tác dụng 2 trong 1 vừa giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả, vừa giúp giảm đau chống viêm. Nhờ vậy, khi người bệnh dùng đúng liều từ 4-6 viên/ ngày trong vòng 2-3 tháng, acid uric trong máu sẽ được giảm rõ rệt rồi dần dần được đưa về ngưỡng an toàn. Khi đó, người bệnh sẽ không phải chịu bất kỳ đau đớn nào do cơn gút cấp gây ra nữa. BoniGut+ đã và đang giúp những người bệnh gút có thể chung sống hòa bình với căn bệnh nguy hiểm và gây ra nhiều đau đớn này.

   Hơn thế nữa, vì có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên nên BoniGut+ rất an toàn, không gây bất kỳ tác dụng không mong muốn nào trên gan, thận, tiêu hóa cũng như toàn bộ cơ thể, khắc phục được tất cả các nhược điểm của những loại thuốc tây.

  BoniGut+ được sản xuất tại hệ thống nhà máy của tập đoàn dược phẩm Viva group, nhà máy đạt chuẩn GMP cùng công nghệ microfluidizer – công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới giúp loại bỏ được nguồn ô nhiễm, sản phẩm ổn định, hạn sử dụng kéo dài và khả năng hấp thu có thể lên tới 100%.

     Đồng thời Mỹ là thị trường kiểm duyệt thực phẩm chức năng rất gắt gao, nghiêm ngặt, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng tuyệt đối mới được đưa ra thị trường và xuất khẩu ra nước ngoài.

    Với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên dành riêng cho những người bệnh gút, vì thế BoniGut+ rất hiệu quả với những người bệnh gút, thậm chí là những người có acid uric cao, bị bệnh gút lâu năm, đã hình thành những hạt tophi ở các khớp…

 

Cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng BoniGut+

   Sau nhiều năm có mặt ở thị trường Việt Nam, BoniGut+ đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá rất cao từ những bệnh nhân trực tiếp sử dụng. Dưới đây là một số trường hợp mọi người có thể tham khảo:

   Chú Nguyễn Đăng Bộ, 67 tuổi ở số 86, khu 1A, thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

 

Chú Nguyễn Đăng Bộ, 67 tuổi

Chú Nguyễn Đăng Bộ, 67 tuổi

 

  Chú Bộ chia sẻ: “10 năm sống chung với bệnh gút, cuộc sống của chú bị căn bệnh này hành hạ vô cùng khổ sở. Mỗi khi cơn đau gút tái phát, chú bị sưng tấy cả 2 ngón chân cái, sau đó cơn đau lan dần sang mắt cá chân, đầu gối, ngón tay, bàn tay chỗ nào cũng đau khủng khiếp. Một thời gian sau, khuỷu tay trái của chú còn mọc thêm hạt tophi to như quả quýt. Chú đi đo acid uric, chỉ số lên tới 720 µmol/l.”

 “May mắn thay chú gặp được BoniGut+. BoniGut+ đúng là vị cứu tinh của cuộc đời chú. Sau 3 tháng sử dụng, cơn gút cấp đã chấm dứt, chú cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon, ngủ ngon, tinh thần sảng khoái hơn. Chú đo lại chỉ số acid uric chỉ còn có 377µmol/l. Tuyệt vời nhất là hạt tophi ở khuỷu tay trước đây không những không to thêm ra mà có phần xẹp đi hơn và không có hạt nào mọc thêm nữa. Chú thật sự rất hài lòng với BoniGut+."

 

 Chú Nguyễn Văn Uyển (52 tuổi, ở thôn Tạ Thượng, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, điện thoại: 0389.356.868)

 

Chú Nguyễn Văn Uyển, 52 tuổi

Chú Nguyễn Văn Uyển, 52 tuổi

 

    "Năm 2015, tôi phát hiện ra bản thân bị bệnh gút. Mỗi khi cơn gút cấp đến, bàn chân trái tôi sưng to lên, đến nỗi tôi không xỏ được dép, đau đớn tới mức không nhấc chân lên được, đau đến chết đi sống lại. Bác sĩ có kê cho tôi colchicin và Diclofenac mà tháng nào tôi cũng bị đau lại, mỗi lần đau dù tôi đã dùng thuốc tây đều nhưng cũng kéo dài phải 1 tuần liền mới dứt. Sau đó, bệnh  nặng dần và các hạt tophi bắt đầu xuất hiện ở đầu gối chân trái của tôi, kích thước lên tới 3-4 phân vuông;  làm cho chuyện đi lại, sinh hoạt, làm việc của tôi trở lên khó khăn vô cùng”. 

    “BoniGut+ đã giúp tôi vượt qua nỗi đau bệnh gút một cách nhẹ nhàng. Sau 3 tháng dùng, các cơn đau đã hoàn toàn biến mất, hạt tophi tồn đọng ở chân ngày càng bé đi. Bây giờ nó đã phẳng lỳ không còn nhìn thấy gì nữa. Tôi rất hài lòng và sẽ luôn tin dùng BoniGut+".

   Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc câu trả lời  cho câu hỏi "Bệnh gút uống thuốc gì” đồng thời tìm ra được giải pháp tối ưu nhất dành cho người bệnh. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về bệnh Gút và sản phẩm BoniGut+ của chúng tôi, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Xin cảm ơn!

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc