Mục lục [Ẩn]
Hỏi: Thưa chuyên gia, năm nay tôi ngoài 50 tuổi, dạo gần đây tôi thấy ngón chân của mình hay bị sưng đau, tôi uống vài viên giảm đau thì hết. Nhưng tôi lo là triệu chứng đó giống hệt lúc chồng tôi mới phát hiện ra bị bệnh gút. Nếu đúng là tôi bị gút thì cần phải làm gì để cải thiện bệnh. (Ngọc Anh, Hà Nội)
Câu hỏi của chị Ngọc Anh cũng là thắc mắc của nhiều chị em hiện nay. Dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng sự thật là phụ nữ cũng bị gút. Vậy đặc điểm bệnh gút ở phụ nữ là gì? Làm sao để cải thiện bệnh hiệu quả? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết ngay sau đây.
Đặc điểm của bệnh gút ở nữ giới
Những yếu tố nguy cơ gây bệnh gút ở phụ nữ
Nếu như nguyên nhân chính gây bệnh gút ở nam giới là do chế độ ăn uống giàu đạm và uống rượu bia thì các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gút ở phụ nữ lại có nhiều điểm khác biệt. Phụ nữ ít uống rượu bia hơn, chế độ ăn uống cũng sẽ có sự điều chỉnh hợp lý hơn nên chế độ ăn uống không phải là yếu tố hàng đầu. Vậy yếu tố nào là nguy cơ gây ra bệnh gút? Đó là:
- Do yếu tố tuổi tác: Bệnh gút thường xuất hiện ở phụ nữ khi họ bước vào giai đoạn mãn kinh. Nguyên nhân là do khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, cơ thể thường thiếu hụt hormone estrogen. Hormone này được xem là yếu tố giúp bảo vệ phụ nữ trước bệnh gút. Estrogen có tác dụng giúp acid uric được đào thải một cách tự nhiên qua nước tiểu. Khi estrogen suy giảm cũng là lúc nồng độ acid uric máu tăng. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh gút ở nữ giới.
- Di truyền: Bệnh gút có tính di truyền, và nếu người phụ nữ có cha hoặc mẹ bị bệnh gút, nguy cơ mắc căn bệnh này của họ cũng sẽ tăng lên.
- Do thuốc: Sự thay đổi hormone khi đã mãn kinh khiến người phụ nữ phải đối mặt với nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác. Khi đó, họ thường sẽ được chỉ định thuốc lợi tiểu để hạ huyết áp hàng ngày. Tuy nhiên, những thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, furosemid có tác dụng phụ là làm tăng acid uric trong máu, từ đó khiến người phụ nữ khi dùng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
- Một số yếu tố khác: Chế độ ăn giàu đạm, uống rượu bia, béo phì…
Khi gặp cùng lúc những yếu tố trên, người phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh gút.
Triệu chứng bệnh gút ở phụ nữ
Ở nam giới, thông thường cơn gút cấp sẽ khởi phát ở ngón chân cái, sau đó lan ra các khớp khác. Nhưng ở nữ giới, triệu chứng sưng đau không chỉ xuất hiện ở khớp ngón chân cái mà ở cả các khớp khác (ngón tay, mắt cá chân và đầu gối). Các biểu hiện này rất giống với các bệnh khớp khác, do đó dễ bị chẩn đoán nhầm và có phương pháp điều trị sai.
Bên cạnh đó, các biểu hiện cơn gút cấp ở nữ giới cũng tương tự nam giới như:
- Khởi phát đột ngột vào ban đêm với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau, tuy nhiên, cơn đau gút ở nữ giới không dữ dội như ở nam giới, thường âm thầm, lan rộng.
- Khởi phát cơn đau sau 1 bữa ăn giàu đạm hoặc uống đồ uống có cồn như rượu, bia hoặc sau 1 cuộc phẫu thuật hay chấn thương.
- Thường đau kéo dài 5-7 ngày, có thể tự hết đau hoặc hết nhanh hơn khi điều trị bằng colchicin hay các thuốc giảm đau chống viêm không steroid.
Cơn đau gút ở nữ giới thường khởi phát ở nhiều khớp
Bệnh gút ở nữ giới tuy không phổ biến như nam giới, nhưng phụ nữ cũng không nên chủ quan. Bệnh gút ở nữ giới không chỉ khiến người bệnh đau đớn mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm (cục tophi, biến dạng khớp, tàn phế, đột quỵ…), ảnh hưởng nặng nề nhất phải kể đến là các bệnh lý về tim mạch.
Cải thiện bệnh gút ở phụ nữ bằng cách nào?
Phương pháp cải thiện bệnh gút ở phụ nữ cũng tương tự như ở nam giới, đó là kết hợp giữa việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học cùng phương pháp giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả.
Chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh gút
Để cải thiện bệnh gút, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, cụ thể:
- Kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia, các loại nước ngọt có ga.
- Kiêng tất cả những thực phẩm giàu đạm như hải sản, các loại thịt đỏ ( thịt bò, thịt ngựa, thịt dê…), nội tạng động vật, trứng vịt lộn…
- Không ăn những thực phẩm đang trong thời kỳ phát triển nhanh như măng, nấm, giá đỗ,...
- Hạn chế những loại thực phẩm giàu đạm khác như thịt heo, lươn, cua, ốc, các loại đậu hạt…
Người bệnh nên:
- Uống nhiều nước (tối thiểu 2-3 lít nước/ngày).
- Giảm béo (nếu người bệnh đang trong tình trạng thừa cân).
- Để khớp nghỉ ngơi khi có cơn gút cấp, tránh vận động.
- Giữ ấm cơ thể, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress.
- Ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin.
- Ăn, uống thêm sữa và các sản phẩm từ sữa.
Phương pháp giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả
Để có cho mình phương pháp giúp hạ acid uric trong máu, cải thiện hiệu quả bệnh gút, mời bạn lắng nghe chia sẻ của BS CK II Trần Quang Đạt, khoa Đông y, đại học Y Hà Nội trong video sau đây:
Chia sẻ của BS CK II Trần Quang Đạt, khoa Đông y, đại học Y Hà Nội
Bác sĩ Trần Quang Đạt cho biết: “Để hạ acid uric trong máu, các thuốc tây y như allopurinol hay febuxostat sẽ cho tác dụng nhanh nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài. Một phương pháp được ưu tiên lựa chọn hiện nay đó là dùng các sản phẩm thảo dược đã được Bộ Y tế kiểm định và cấp phép, an toàn và hiệu quả với người bệnh gút”.
“Nghiên cứu chỉ ra rằng, quả anh đào đen, hạt nhãn và hạt cần tây giúp hạ acid uric trong máu hiệu quả thông qua 3 cơ chế liên tục đó là ức chế enzym xanthin oxidase, trung hòa acid uric và lợi tiểu tăng đào thải acid uric. Sản phẩm nào có đầy đủ các thảo dược này sẽ cho hiệu quả giúp hạ acid uric, từ đó giúp bệnh gút được cải thiện tốt. Rất may là trên thị trường hiện nay đã có sản phẩm BoniGut + của Mỹ. Sản phẩm này không chỉ có đầy đủ ba loại thảo dược trên mà còn có thêm nhiều thành phần khác, giúp bệnh gút được cải thiện hiệu quả”.
BoniGut + - Giải pháp hiệu quả, an toàn cho người bệnh gút
Để cải thiện hiệu quả bệnh gút, BoniGut + của Mỹ là lựa chọn tối ưu của bạn. Hiệu quả vượt trội cũng như độ an toàn của BoniGut + đến từ các thảo dược tự nhiên:
Các thảo dược này đã được chứng minh giúp hạ acid uric hiệu quả
- Quả anh đào đen, hạt nhãn, hạt cần tây, trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: Các thảo dược này đã được chứng minh giúp hạ acid uric hiệu quả nhờ các cơ chế giúp:
+ Ức chế hình thành acid uric trong máu nhờ cơ chế ức chế enzyme xanthine oxidase
+ Tăng đào thải acid uric qua nước tiểu.
+ Trung hòa acid uric trong máu.
Nhờ đó, mục tiêu hàng đầu của người bệnh gút đó là đưa acid uric trong máu về ngưỡng an toàn sẽ đạt được. Khi đó, tần suất xuất hiện cơn đau gút cấp sẽ giãn dần ra, mức độ đau giảm dần đi, các biến chứng của bệnh được ngăn ngừa hiệu quả.
- Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp chống viêm theo nhiều cơ chế khác nhau, từ đó giúp hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng viêm đau trong cơn gút cấp, dự phòng cơn gút cấp tái phát.
Nhờ cơ chế như trên, người bệnh sau khi dùng BoniGut + đúng liều, đủ liệu trình sẽ đưa được acid uric trong máu dần về ngưỡng an toàn, cơn đau gút cấp sẽ thưa dần, mức độ đau cũng giảm dần. Khi dùng duy trì, việc ăn uống của người bệnh sẽ bớt phải kiêng khem hơn, những nguy cơ về biến chứng cũng được giảm thiểu tối đa.
Công thức toàn diện của BoniGut +
BoniGut + được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP là J&E International (đặt tại Mỹ) của tập đoàn Viva Nutraceuticals. Nhà máy này áp dụng công nghệ bào chế Microfluidizer trong sản xuất. Đây là công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay, giúp tạo ra những phân tử hạt nano có kích thước siêu nhỏ (<70nm), đồng nhất và ổn định. Nhờ đó, sinh khả dụng của sản phẩm có thể lên đến 100%, hiệu quả thu được là cao nhất.
Hàng vạn người đã thu được trái ngọt nhờ đặt niềm tin nơi BoniGut +
Những chia sẻ của các khách hàng đã sử dụng sản phẩm dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan nhất về việc “BoniGut có tốt không?”
Chia sẻ của cô Thu Bình trên trang facebook cá nhân
Trao đổi với chúng tôi, cô Bình cho biết: “Tôi bị bệnh gút từ tháng 1/2019 với chỉ số acid uric là 480 umol/l. Tôi rất bất ngờ vì nghĩ rằng chỉ đàn ông mới bị căn bệnh này. Tôi đã sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau rồi nhưng cũng không thấy cải thiện gì”.
“May mắn được một người bạn giới thiệu, tôi biết đến và mua sản phẩm BoniGut + về dùng. Ban đầu tôi cũng không tin lắm vì uống nhiều loại rồi có đỡ đâu. Sau khi uống được 2 lọ đầu tiên, tôi thấy cơn đau đỡ hơn, thấy khả quan nên tôi kiên trì uống tiếp. Uống được 5 lọ thì các khớp ngón tay hết sưng, không còn tê, buồn bực nữa, cảm giác co duỗi ngón tay rất thoải mái. Đi khám định kỳ, bác sĩ bảo chỉ số acid uric của tôi đã về mức bình thường, tôi giờ chỉ phải ăn kiêng thôi. Tôi cảm ơn BoniGut + rất nhiều”.
Hy vọng bài viết dưới đây đã cung cấp cho chị Ngọc Anh cùng bạn đọc những thông tin quan trọng về bệnh gút ở nữ giới. Để bệnh gút được cải thiện hiệu quả, sử dụng sản phẩm BoniGut + với liều 4-6 viên mỗi ngày là phương pháp tối ưu dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Giải đáp thắc mắc: Chỉ số acid uric 530 là cao hay thấp, đã bị gút hay chưa?
- Hỏi: Bệnh Gút có ảnh hưởng đến sinh lý nam không ?