Mục lục [Ẩn]
"Bệnh gút kiêng ăn gì?"- Có lẽ đây băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân gút, đặc biệt là những người mới mắc. Họ không biết bản thân mình có lỡ ăn phải thực phẩm cần kiêng kỵ hay không mà cơn gút cấp cứ tái phát liên tục hành hạ người bệnh khổ sở đêm ngày. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn có được lời giải đáp cho câu hỏi trên cũng như giải pháp giúp kiểm soát bệnh gút tối ưu. Mời các bạn cùng đón đọc!
Bệnh gút kiêng ăn gì?
Bệnh gút kiêng ăn gì?
Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu dẫn đến sự tích tụ các tinh thể muối natri urat tại các mô gây ra những cơn gút cấp.
Do đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh nên kiêng các thực phẩm làm acid uric máu tăng như:
Các loại thịt đỏ
Thịt đỏ là tên gọi dễ hiểu của mọi người về các loại thịt mang màu sắc đỏ khi còn tươi như: Thịt chó, thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt ngựa, thịt trâu,… Đây là nhóm thực phẩm mà người bệnh gút cần kiêng khem.
Bởi trong thành phần của thịt đỏ chứa rất nhiều đạm (protein). Dưới tác dụng của enzyme xanthine oxidase, protein trong thịt sẽ được cắt nhỏ thành các acid amin, chuyển thành nhân purin và cuối cùng chuyển hóa thành acid uric. Đó là lý do vì sao khi ăn thịt đỏ bệnh nhân gút dễ bị lên cơn gút cấp và chịu đau đớn.
Ngoài ra, trong thành phần của thịt đỏ còn chứa rất nhiều acetat. Chất này khi vào cơ thể sẽ làm gia tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể, tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng ở bệnh nhân gút.
Bệnh gút kiêng ăn thịt đỏ
Nội tạng động vật
Nhóm thực phẩm tiếp theo mà bệnh nhân gút cần kiêng khem là nội tạng động vật như tim, gan, cật, dạ dày, ruột non... Bởi chúng cũng chứa hàm lượng purin cao, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid uric, làm bùng phát cơn gút cấp và làm nặng thêm tình trạng bệnh gút.
Các loại hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, cá, ốc, hến, sò… cũng là những thực phẩm chứa hàm lượng purin cao. Vì thế, người bệnh gút cần kiêng ăn các loại hải sản này.
Bệnh gút nên kiêng hải sản
Một số loại rau có tốc độ tăng trưởng nhanh
Một số loại rau tăng trưởng nhanh như măng tây, giá đỗ, nấm,... sẽ làm tăng tổng hợp acid uric trong cơ thể. Do đó, người bệnh gút cũng cần hạn chế những thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày của mình.
Rượu bia
Rượu bia là những loại đồ uống mà bệnh nhân gút cần tránh bởi chúng tạo ra một sản phẩm chuyển hóa là acid acetic. Chất này cạnh tranh đào thải với acid uric qua đường nước tiểu. Điều này sẽ khiến acid uric máu tăng lên nhanh chóng.
Ngoài ra, cũng giống như các loại thịt đỏ, hải sản hay phủ tạng động vật, bia là nguồn cung cấp purin rất lớn, gây tăng acid uric máu dẫn tới cơn gút cấp.
Bệnh nhân gút nên kiêng rượu bia
Có thể thấy, trong chế độ ăn uống hàng ngày, bệnh nhân gút phải kiêng khem rất nhiều thứ. Họ vừa phải chịu sự dày vò của cơn gút cấp vừa không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng khiến người bệnh ngày càng gầy yếu, suy kiệt.
Chưa dừng lại ở đó, nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời, bệnh gút ngày một trầm trọng thêm, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút
Hạt tophi
Ở giai đoạn gút mãn tính, acid uric tích tụ ngày một nhiều lên. Khi đó, tinh thể urat lắng đọng hình thành các hạt tophi ở các khớp chân khớp chân gây biến dạng khớp, khiến người bệnh co cứng khớp hoặc teo cơ.
Những hạt tophi bị vỡ có thể gây nhiễm trùng, hoại tử thậm chí phải cắt cụt chi.
Sỏi thận
Biến chứng này chiếm 10-20% các trường hợp bị bệnh gút. Bình thường lượng acid uric được thải qua đường niệu trong 24 giờ từ 400 – 500mg. Nhưng với bệnh nhân gút thì nồng độ acid uric trong máu tăng cao bất thường, nó sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể một lượng lớn, dẫn tới nồng độ acid uric tăng cao trong nước tiểu, đây là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng trong hệ thống dẫn niệu gây sỏi thận.
Biến chứng sỏi thận
Suy thận
Các tổn thương thận gặp khoảng 10 -15% các trường hợp bị gút, biểu hiện chủ yếu là viêm kẽ thận, cầu thận. Đây là nguyên nhân dẫn đến suy thận.
Những biến chứng này khi phát hiện được thì đã rất nguy hiểm và khó điều trị, nhiều trường hợp còn dẫn tới tử vong vì phát hiện quá muộn. Do đó, người bệnh cần có giải pháp giúp hạ và giữ acid uric máu ở ngưỡng an toàn, kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Giải pháp nào giúp kiểm soát bệnh gút tối ưu?
Hiện nay xu hướng sử dụng thảo dược thiên nhiên trong việc kiểm soát bệnh gút đang được các nhà khoa học nghiên cứu bởi tính an toàn và hiệu quả của nó. Có rất nhiều thảo dược được sử dụng để cải thiện bệnh. Trong số đó, nổi bật nhất phải kể đến hạt cần tây.
Theo Tiến sĩ Michael Murray - một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về các loại sản phẩm từ thiên nhiên: cần tây là một liệu pháp tự nhiên hiệu quả giúp cải thiện bệnh gút.
Các nhà khoa học đã phát hiện chiết xuất hạt cần tây có tác dụng giúp ức chế enzyme xanthine oxidase- enzyme tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình chuyển hóa các protein nhân purin trong cơ thể thành acid uric. Nhờ đó loại thảo dược này có tác dụng giúp giảm nồng độ acid uric trong máu hiệu quả.
Đồng thời hạt cần tây còn giúp trung hòa acid uric máu; lợi tiểu tăng đào thải acid uric theo đường nước tiểu.
Hơn thế nữa, hạt cần tây còn có luteolin giúp người bệnh gút giảm đau, chống viêm khi cơn gút cấp tấn công.
Hạt cần tây mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho bệnh nhân gút
Nhận thấy hiệu quả đáng kinh ngạc của hạt cần tây và một số thảo dược tự nhiên khác, các nhà khoa học của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals đã dày công nghiên cứu tạo ra sản phẩm BoniGut + dành riêng cho người bệnh gút.
BoniGut +- Chiến thắng bệnh gút, trút bỏ gánh lo cơn gút cấp tái phát
BoniGut + là sự kết hợp tuyệt vời của hạt cần tây và 11 loại thảo dược tự nhiên giúp hạ acid uric máu và giảm đau, chống viêm hiệu quả, mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh gút. Công thức thành phần toàn diện bao gồm:
- Quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn: Giúp hạ acid uric máu theo nhiều cơ chế khác nhau.
- Trạch tả, bách xù, ngưu bàng tử, hạt mã đề: Có tác dụng giúp lợi tiểu, làm tăng đào thải acid uric trong máu qua đường nước tiểu.
- Gừng, tầm ma, húng tây, bạc hà, kim sa: Có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau, hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm đau trong cơn gút cấp.
Công thức vượt trội của BoniGut +
Nhờ công thức thành phần toàn diện trên, khi người bệnh dùng đúng liều BoniGut + từ 4-6 viên/ ngày trong vòng 2-3 tháng, acid uric trong máu sẽ được giảm rõ rệt rồi dần dần được đưa về ngưỡng an toàn. Khi mức độ acid uric máu giảm về ngưỡng an toàn, việc ăn uống của người bệnh gút sẽ bớt khắt khe, ăn uống thoải mái hơn.
BoniGut + - Bạn đồng hành cùng hàng vạn người chiến thắng bệnh gút
Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniGut + đã giúp hàng vạn người bệnh đẩy lùi cơn đau và đưa chỉ số acid uric về ngưỡng an toàn thành công. Dưới đây là một số phản hồi của những khách hàng đã dùng sản phẩm:
Chú Lê Văn Tam (50 tuổi ở số nhà 08, số nhà 08, thôn Tân Tiến, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắc Lắc
Chú Lê Văn Tam (50 tuổi)
"Chú bị bệnh gút tính đến nay cũng 10 năm rồi. Lần nào cơn gút cấp tái phát, chú cũng phải dùng rất nhiều thuốc, thế mà đến mấy ngày sau nó mới dịu bớt đi. Mà bị bệnh này khổ lắm, chú phải kiêng tất cả các loại thịt đỏ, hải sản, rượu bia…, ăn uống chẳng đủ chất mà cơn gút cấp thì cứ tái phát đều. Chú đi khám thì có lần chỉ số acid uric lên tới tận 564µmol/l, chân còn xuất hiện hạt tophi nữa, nó sưng u một cục ở chân, đi lại khó khăn vô cùng”.
"Mãi cho đến khi chú biết tới BoniGut + của Mỹ thì chú mới không còn phải khổ sở vì cơn gút cấp nữa. Sau 1 tháng dùng sản phẩm này, chú chỉ bị đau 1 lần mà cơn đau cũng nhẹ nhàng hơn trước. Sang đến tháng thứ 3 sử dụng BoniGut +, chú đã không còn bị đau nữa. Các hạt tophi cũng dần dần nhỏ lại, đến nay thì không còn nhìn thấy đâu nữa rồi. Chú đi đo lại chỉ số acid uric chỉ còn 280 µmol/l thôi. Tuyệt vời nhất là chú đã ăn uống thoải mái hơn rất nhiều, thi thoảng còn làm vài chén rượu với bạn bè cũng chẳng hề hấn gì. "
Giải thưởng BoniGut +
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường Việt Nam, BoniGut+ nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành và các tổ chức uy tín. BoniGut + đã 2 lần được vang tên trong lễ trao giải “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” năm 2017 và 2021. Giải thưởng được trao tại Cung Tri thức, số 1 Tôn Thất Thuyết, TP Hà Nội bởi Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF).
BoniGut + - Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp các bạn có được lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh gút kiêng ăn gì?”, đồng thời biết thêm giải pháp BoniGut + giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát tối ưu. Nếu vẫn còn thắc mắc, mời các bạn gọi điện thoại trực tiếp tới các số 1800 1044 – 0984 464 844 giờ hành chính để các dược sĩ sẽ tư vấn cụ thể.
XEM THÊM: