Mục lục [Ẩn]
Bệnh gút gây nên những cơn đau đớn kinh hoàng, đau tới mức khiến người bệnh chết đi sống lại nhưng sự thật bệnh gút có nguy hiểm không? Đó vẫn là những thắc mắc của rất nhiều người, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ nhất cho các bạn câu trả lời từ các chuyên gia đồng thời mang tới những giải pháp cụ thể nhất.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh gút
Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể mà acid uric là sản phẩm chuyển hóa của các acid amin có trong nhân purin, với những dấu hiệu rất đặc trưng mà chỉ cần tinh ý là người bệnh có thể dễ dàng nắm bắt được như:
- Xuất hiện cơn sưng đau, tấy đỏ, phù căng ở các khớp vào sáng sớm hoặc nửa đêm.
- Cảm thấy nóng, ấm và ngày càng đau dữ dội ở các khớp, mặc dù chỉ chạm nhẹ cũng thất đau.
- Cơn đau khớp thường kéo dài trong 1 vài giờ hoặc 1-2 ngày. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau gút cũng có thể xảy ra liên tục trong vài tuần (trường hợp nặng) hoặc xuất hiện nhiều lần trong tháng hay tái đi tái lại nhiều lần trong năm.
- Có sự lắng đọng muối urat ở các khớp, xuất hiện hạt tophi (u cục) ở dưới da.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh gút rất đa dạng, có thể kể tới các nguyên nhân sau:
- Do chế độ ăn uống thiếu khoa học, dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu purin như: thịt bò, hải sản, đậu Hà Lan, đậu lăng, bột yến mạch, cải bó xôi, măng tây, nấm,…; uống nhiều rượu, bia…
- Do yếu tố di truyền và cơ địa, xuất hiện do quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng lên dẫn tới nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Qua nghiên cứu, các chuyên gia của Viện Gút đã đưa ra kết luận: yếu tố di truyền chiếm 25% nguyên nhân gây ra gút nguyên phát và nếu trong gia đình có bố mẹ mắc gút thì con cái nguy cơ mắc bệnh tăng 20%.
Nguyên nhân gây bệnh gút chủ yếu do chế độ ăn uống
- Ngoài ra, có một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nồng độ axit uric trong máu như các bệnh lý: bệnh về thận (viêm thận mạn tính, suy thận,…), bệnh máu (đa hồng cầu, đa u tủy xương,…), suy giáp, đái tháo đường nhiễm toan, hội chứng down, tăng huyết áp, ung thư.
Bệnh gút có nguy hiểm không?
Trước hết để biết bệnh gút có nguy hiểm không, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một vài con số sau đây:
- Từ năm 1960 đến 1990, tỷ lệ mắc gút ở Mỹ tăng hơn gấp đôi. Bệnh gút đã ảnh hưởng tới 8,3 triệu người Mỹ, tương đương với 4% dân số nước này. Tỷ lệ tăng nồng độ axit uric cũng cao hơn, ảnh hưởng tới 43,3 triệu người Mỹ (chiếm 21%).
- Tỷ lệ bệnh gút đang ngày một gia tăng ở cả các nước Âu Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới như Nhật Bản, New Zeland, Trung Quốc,... Tỷ lệ bệnh gút ở Anh và Đức trong những năm 2000 - 2005 là 1,4% và ở Mỹ vào năm 1996 là 0,94%. Số ca mắc bệnh gút tại 5 thành phố lớn ở phía Tây của Trung Quốc chiếm 1,14%. Hiện nay, những con số này đang không ngừng tăng lên, thách thức ngành y tế toàn cầu. Tại Anh, nếu như năm 2004 chỉ có 2658 trường hợp bị gút thì sau 10 năm, con số này đã tăng lên thành 5810 người.
- Tại Việt Nam, trước đây bệnh gút vẫn được coi là bệnh nhà giàu vì quan niệm cho rằng chỉ những người có điều kiện, ăn uống đầy đủ, nhiều chất đạm mới có thể mắc bệnh gút. Tuy nhiên, từ những năm 90 của thế kỷ 20 cho tới nay, tỷ lệ bệnh gút tại Việt Nam có xu hướng gia tăng chóng mặt và khó kiểm soát.
Bệnh gút có nguy hiểm không?
- Theo thống kê của Khoa xương khớp Bệnh viện Bạch Mai, trong vòng 20 năm qua, tốc độ gia tăng của bệnh gút rất đáng báo động. Khảo sát của Viện Gút cho thấy, trong vòng 5 năm (từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 7 năm 2012) trên cả nước có hơn 22.000 người mắc bệnh gút. Trong đó, số bệnh nhân mắc bệnh tại TP HCM là cao nhất, lên tới 8.246 người, chiếm hơn 1/3 tổng số lượng bệnh nhân gút cả nước.
- Tỷ lệ người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này nằm trong lứa tuổi từ 20 - 40 cũng tăng lên khoảng 30% so với trước đây. Đó thật sự là một con số thúc đẩy nhóm đối tượng trẻ tuổi phải có những hành động thiết thực để bảo vệ bản thân mình khỏi sự tấn công của bệnh gút.
Đó là những con số đáng báo động về thực trạng bệnh gút ở trên thế giới, đáng để chúng ta phải cẩn thận. Nếu biết kiểm soát bệnh gút thì chúng ta hoàn toàn có thể sống chung hòa bình với căn bệnh tuy nhiên bệnh gút sẽ trở lên nguy hiểm nếu chúng ta không có biện pháp kiểm soát bởi nguy cơ gặp phải những biến chứng kinh hoàng sau:
- Xuất hiện hạt tophi: Tophi là những khối tinh thể urate cứng dưới da và thường xuất hiện trong giai đoạn gút mạn tính. Chúng có thể hình thành trên hầu hết các khớp và sụn bao gồm: Ngón tay, bàn tay, bàn chân và mắt cá chân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các hạt tophi sẽ ngày càng lớn dần, chèn ép hệ thần kinh và mạch máu, đôi khi còn bị vỡ, lở loét và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát sinh nhiều bệnh khác.
- Tổn thương xương khớp: Là hệ lụy mà bất cứ người bệnh gout nào cũng có thể phải đối mặt nếu không may mắc phải căn bệnh này. Cụ thể, người bệnh có thể bị hủy hoại khớp, tổn thương đầu xương, biến dạng khớp, dính khớp, liệt nửa người, tàn phế. Chưa kể khi xuất hiện hạt tophi ngoài việc gây mất thẩm mỹ thì khi hạt tophi bị vỡ sẽ gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết ở người bệnh.
- Mắc bệnh về thận: Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới khớp xương, bệnh gút còn làm tổn thương thận, chủ yếu là viêm ở khe thận, cầu thận. Nồng độ axit uric trong máu tăng cao và được đào thải qua đường nước tiểu là điều kiện thuận lợi để muối urat lắng đọng tại hệ thống dẫn niệu, gây sỏi thận. Cũng có khi, nhiều bệnh nhân không biết thận đang bị tổn thương nên vẫn dùng các thuốc điều trị gút khiến nguy cơ sỏi thận tăng hoặc ngày càng trầm trọng và gây ra hậu quả là bị suy thận.
- Tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến: Đây là biến chứng nguy hiểm của gút. Nguyên nhân do tinh thể urat lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, gây tổn thương hệ mạch, giảm lưu thông máu, tổn thương van tim, đây là một trong những biến chứng của bệnh gút. Người bị gút thường có nguy cơ đột quỵ, tai biến cao gấp nhiều lần so với người bình thường.
- Ảnh hưởng tới tâm lý: Bệnh gút mạn tính có thể gây đau đớn liên tục, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, làm việc của người mắc. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động tiêu cực tới tâm lý của người mắc bệnh.
- Dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác: Bệnh gout còn là con đường ngắn nhất dẫn đến các bệnh suy giảm sinh lý, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột non, huyết áp cao, mỡ máu, béo phì, rối loạn lipid, tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim… ở người bệnh.
Làm sao để kiểm soát được bệnh gút hiệu quả
Để kiểm soát bệnh gút hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề sau:
a.Thức ăn
Hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:
+ Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như : thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê...;
+ Phủ tạng động vật như: lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc...;
+ Các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn...
+ Đạm thực vật: đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh..., các chế phẩm từ đậu nành như : đậu phụ, sữa dầu nành, tào phớ... nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.
+ Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
b.Đồ uống
+ Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than... vì cồn làm giảm bài tiết acid uric qua thận.
+ Hạn chế đồ uống có tính lợi tiểu như nước ngọt có ga, trà, café, nước mát nấu từ thực vật (rau má, mía lau rễ chanh...) vì nó có cơ chế làm giảm bài tiết acid uric qua nước tiểu, nước uống ngọt nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gout.
+ Giảm các đồ uống có tính toan như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
c.Vận động
+ Giảm cân, tránh béo phì.
+ Vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Tập luyện nhẹ nhưng thường xuyên.
+ Tránh làm việc nặng, quá sức hoặc luyện tập thể thao với cường độ mạnh.
+ Giữ ấm cơ thể, tránh để lạnh, tránh dầm mưa lạnh.
+ Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng (stress là một trong những yếu tố gây phát cơn gút cấp).
+ Ngâm chân nước nóng hàng tối, có thể làm thường xuyên nhưng không nên dung nước quá nóng, cũng không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp.
Kiểm soát bệnh gút hiệu quả từ thảo dược mang tên BoniGut
Như vậy, qua những phân tích trên các bạn có thể thấy mức độ nguy hiểm của bệnh gút đến đâu thậm chí gây tử vong sớm. Chính vì vậy, khi phát hiện mắc bệnh gút hay có nồng độ axit uric trong máu cao, bạn cần cải thiện bằng cách thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt điều độ. Ngoài ra điều quan trọng nhất với những bệnh nhân mắc gút đó là làm sao đưa được acid uric về ngưỡng an toàn từ đó giúp phòng ngừa những cơn đau gút cấp và phòng ngừa được biến chứng nguy hiểm của bệnh gút.
Để đạt được điều này, các nhà khoa học của Mỹ đã sử dụng các loại thảo dược, kết hợp với công nghệ bào chế hiện đại và sản xuất ra sản phẩm dạng viên uống tiện sử dụng mang tên BoniGut.
5 lý do khiến BoniGut trở thành lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân gút:
Thành phần: Thành phần vô cùng toàn diện giúp giải quyết tất cả các vấn đề người bệnh gút mắc phải, cụ thể như sau:
- Giúp hạ acid uric máu: BoniGut giúp hạ acid uric máu theo cơ chế 3 vòng liên tiếp mà không sản phẩm nào có được.
Vòng 1 - Ức chế hình thành acid uric máu nhờ tác dụng của quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn. Chúng có tác dụng ức chế enzyme xanthin oxydase là enzyme xúc tác chuyển hóa thực phẩm chứa nhân purin ngay thành acid uric, từ đó giúp ngăn ngừa hình thành acid uric máu.
Vòng 2 - Trung hòa acid uric máu: Nếu acid uric nào vượt qua được vòng 1 thì ngay lập tức sẽ bị trung hòa nhờ thảo dược có tính kiềm là quả anh đào đen và hạt cần tây.
Vòng 3 - Phá vỡ cấu trúc acid uric và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu: Acid uric qua được vòng thì tiếp tục bị phá vỡ cấu trúc nhờ tác dụng của chất Athocyanin trong quả anh đào đen: Đây là chất chống oxy hoá rất mạnh, gấp 50 lần vitamin c và 20 lần vitamin E, có tác dụng phá vỡ tinh thể Axit Uric, giúp đào thải Acid Uric được đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu nhờ tác dụng lợi tiểu của các thảo dược là trạch tả, mã đề, ngưu bàng tử nhanh hơn, dễ dàng hơn.
- Thành phần giúp giảm đau, chống viêm: Nhờ tác dụng của hàng loạt các thảo dược như húng tây, tầm ma, kim sa, gừng…chúng có tác dụng giảm đau chống viêm trên cả hệ thần kinh trung ương lẫn ngoại vi, đồng thời còn hiệp đồng tác dụng giúp khả năng giảm đau, chống viêm nhanh và mạnh hơn. Việc sử dụng những thảo dược này vừa an toàn lại giúp người bệnh không phải sử dụng thuốc tây nên hạn chế được tác dụng phụ của thuốc tây y.
- Thành phần giúp chống oxy hóa, bảo vệ các khớp xương: Các khớp xương được bảo vệ, chống lại các tác động của các gốc tự do có hại từ đó cũng hạn chế biến chứng tàn phế ở người bệnh gút nhờ những thảo dược là quả anh đào đen, ngưu bàng tử, tầm ma, hạt cần tây.
Thành phần của BoniGut
Nguồn gốc xuất xứ
BoniGut là sản phẩm của Canada và Mỹ, thuộc tập đoàn Viva Group, tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng lớn nhất tại Canada và Mỹ, đạt chứng nhận GMP của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA, chứng nhận GMP của tổ chức y tế thế giới WHO và Bộ y tế Canada.
Công nghệ bào chế:
BoniGut được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer – công nghệ siêu nano, một trong những công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới. So với các phương pháp thông thường, công nghệ microfluidizer có sinh khả dụng cao hơn, hấp thu và tác dụng tốt hơn, hạn sử dụng kéo dài hơn và đặc biệt an toàn không tác dụng phụ.
Nhà phân phối
BoniGut được phân phối bởi Công ty Botania (1 trong 5 công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe lớn nhất hiện nay. Năm 2018, Công ty Botania vinh dự được nhận giải thưởng TOP 10 - Thương hiệu, nhãn hiệu tin dùng do Trung tâm Chống hàng giả, Hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu TP. Hà Nội cùng với các cơ quan chức năng khác trao tặng.
Giải thưởng:
BoniGut đã vượt qua hàng ngàn sản phẩm khác nhận được giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do PGS.TS Trần Đáng, chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng trao tặng.
Cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng BoniGut:
Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, BoniGut ngày càng được nhiều bệnh nhân gút tin tưởng sử dụng và cho hiệu quả cao. Sau đây là một số trường hợp cụ thể:
Chú Lê Ngọc Đình, 56 tuổi ở 03 Trần Hưng Đạo, Tp Pleiku, Gia Lai, điện thoại: 0982.154.269
Mắc bệnh gút hơn 10 năm nay, chú Đình liên tục bị bệnh hành hạ mà không có cách gì khắc phục. Vậy mà sau 1 tháng dùng BoniGut chú chỉ bị đau có 1 lần, mà không dữ dội như mọi lần khác đâu. Chú chỉ cần tăng liều BoniGut lên 6 viên/ ngày, khoảng 2 ngày sau là hết đau không phải dùng thuốc tây nữa. Sau 2 tháng chú đi kiểm tra lại acid uric máu thì đã hạ xuống gần 450 µmol/l. Sau 3 tháng là acid uric trở lại chỉ số rất tốt chỉ còn 340 µmol/l, và chú không còn bị đau lại thêm lần nào nữa.
Hi vọng qua bài viết trên các bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi “bệnh gút có nguy hiểm không?”. Nếu vẫn còn thắc mắc, mời các bạn gọi điện thoại trực tiếp tới các số 1800 1044 – 0984 464 844 giờ hành chính để các dược sĩ sẽ tư vấn cụ thể.
XEM THÊM: