Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh gút: allopurinol có tác dụng gì? Uống nhiều allopurinol có tốt không?

Thứ năm, 15-09-2022 15:12 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Allopurinol là loại thuốc được dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh gút. Thế nhưng không phải bệnh nhân nào cũng hiểu rõ về tác dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng loại thuốc này. Đặc biệt, có nhiều người còn hay băn khoăn liệu uống nhiều allopurinol có tốt không? Để nhận thức rõ hơn về những vấn đề này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

 

Bệnh gút uống nhiều allopurinol có tốt không?

Bệnh gút uống nhiều allopurinol có tốt không?

 

Bệnh gút là gì?

   Trước khi tìm hiểu về thuốc allopurinol trong điều trị bệnh gút, bạn cần nắm được bản chất căn bệnh này là gì.

   Bệnh gút là tình trạng rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi nồng độ acid uric máu tăng cao kéo dài do cơ chế tăng sản xuất hoặc suy giảm khả năng đào thải acid uric, từ đó hình thành các tinh thể muối urat lắng đọng tại các tổ chức, mô, khớp gây ra viêm đau cấp tính tái đi tái lại và có thể diễn tiến thành mãn tính.

   Bệnh gút thường xảy ra ở nam giới (tỉ lệ 95%), bệnh hay khởi phát trong độ tuổi 40 đến 60 tuổi. Phải có 80-90% cơn gút đầu tiên xuất hiện tại khớp ngón chân cái sau đó là các khớp khác như: mu bàn chân, cổ chân, gót chân, gối, ngón tay, cổ tay, khuỷu tay,…

   Khi lên cơn gút cấp, bệnh nhân sẽ bị đau dữ dội, vô cùng khó chịu thậm chí không thể đi lại được. Lúc đó sẽ có các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau đồng thời da phía ngoài khớp đau có thể căng, nóng, bóng và màu sắc hơi đỏ hoặc tím. Ngoài ra bệnh nhân còn cảm thấy toàn thân mệt mỏi, sốt cao, ớn lạnh.

   Không chỉ vậy nếu nồng độ acid uric máu vẫn cứ tăng cao trong thời gian dài, tần suất xuất hiện cơn gút cấp sẽ ngày càng dày hơn. Đồng thời bệnh tình còn có nguy cơ trở thành mãn tính kèm theo nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như hạt tophi, tàn phế khớp, hủy hoại thận và thậm chí là đột quỵ.

 

Allopurinol có tác dụng gì trong bệnh gút

   Acid uric trong cơ thể là sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein nhân purin và được đào thải chủ yếu qua thận (90%).

   Allopurinol có tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase - enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp ra acid uric. Do đó, thuốc này có tác dụng ngăn cơ thể tạo acid uric, làm giảm nồng độ acid uric trong máu, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát.

   Allopurinol được sử dụng khi mức acid uric cao hơn ngưỡng bình thường. Tùy thể trạng và nồng độ acid uric trong máu của bệnh nhân gút mà bác sĩ sẽ kê liều dùng phù hợp.

   Thêm nữa, Allopurinol còn được dùng với mục đích để dự phòng cơn gút cấp mới. Khi bệnh nhân đã có cơn gút cấp trước đó, sau khoảng 3 tháng, acid uric máu có khả năng sẽ tăng cao trở lại. Lúc này bạn cần dùng Allopurinol để hạ uric máu, giảm nguy cơ tái phát cơn gút cấp.

   Tuy nhiên bạn cần lưu ý, Allopurinol không có tác dụng giảm đau và chống viêm nên không dùng trong điều trị các đợt gút cấp. Thuốc có thể làm viêm kéo dài và nặng lên trong đợt cấp.

 

Uống nhiều allopurinol có tốt không?

   Khoảng 20% bệnh nhân dùng Allopurinol bị tác dụng phụ và có khoảng 5% phải ngừng thuốc. Những tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng Allopurinol bao gồm:

 

 Allopurinol gây tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa

Allopurinol gây tác dụng phụ rối loạn tiêu hóa

 

  • Rối loạn tiêu hóa: Đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Dị ứng da: Phát ban đỏ, ngứa.
  • Sốt cao, hoại tử thượng bì gây nhiễm độc, suy giảm bạch cầu.
  • Viêm gan gây vàng da, vàng mắt, suy giảm chức năng gan.
  • Suy giảm chức năng thận và tử vong.

   Đồng thời khi sử dụng allopurinol bạn cần lưu ý:

  • Trao đổi với bác sĩ để nắm được: mục đích dùng thuốc, cách dùng hiệu quả và thời gian dùng, tác dụng phụ, đối tượng chống chỉ định, tiền sử bệnh lý và tiền sử sử dụng thuốc của bạn.
  • Uống nhiều nước và không tùy ý thay đổi liều lượng cách dùng.
  • Cần thường xuyên thăm khám để có những điều chỉnh phù hợp kịp thời theo tình trạng bệnh.

    Có thể thấy, allopurinol gây rất nhiều tác dụng phụ hại đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh. Trong khi đó, bệnh gút là bệnh lý mãn tính phải dùng thuốc lâu dài. Do vậy, uống nhiều allopurinol không phải lựa chọn đường dài tối ưu cho người bệnh.

   Xu hướng của y học hiện đại ngày nay là sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp hạ acid uric máu, vừa hiệu quả cao vừa cực kỳ an toàn, không có tác dụng phụ hại đến sức khỏe người bệnh.

 

Thảo dược thiên nhiên giúp hạ acid uric máu

   Nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều loại thảo dược có tác dụng tốt, giúp hạ acid uric máu theo nhiều cơ chế khác nhau như quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, trạch tả… Trong đó, nổi trội nhất là tác dụng của hạt cần tây.

Quả anh đào đen

   Theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Boston (Mỹ) trên 634 bệnh nhân gút năm 2008 cho kết quả: nhóm sử dụng bột anh đào đen sau 4 tuần đã giảm tỷ lệ tái phát cơn gút cấp tới 60%, về chỉ số acid uric máu thì 100% bệnh nhân đều giảm đi trong đó có đến 57% đưa được về ngưỡng bình thường. 

   Trong quả anh đào đen có chứa hàm lượng cao chất anthocyanins là chất chống oxy hóa rất mạnh giúp ức chế chuyển hóa protein nhân purin thành acid uric, đồng thời còn có nhiều hợp chất thuộc nhóm flavonoid và quercetin có khả năng chống sưng viêm. Vì vậy quả anh đào đen được dùng để hạ acid uric máu và giúp giảm đau giảm viêm trong bệnh gút vô cùng hiệu quả.

 

Quả anh đào đen

Quả anh đào đen

 

Hạt nhãn

   Nhiều người thường coi đây là phần bỏ đi của quả nhãn, coi nó không có lợi ích gì cả, thế nhưng dịch chiết từ hạt nhãn có chứa nhiều polyphenol như corilagin có tác dụng giúp ức chế enzym xanthine oxidase qua đó làm giảm acid uric. Bên cạnh đó dịch chiết hạt nhãn còn có khả năng cải thiện sự tăng trưởng của các tế bào sừng, thúc đẩy làm lành các vết thương ngoài da nhanh hơn.

 

Hạt nhãn

Hạt nhãn

 

Hạt cần tây

   Cũng tương tự như 2 thảo dược trên, hạt cần tây cũng có khả năng ức chế enzym xanthine oxidase thông qua những hợp chất như là 3-n-butylphthalide, vitamin K, folate,... nhờ đó mà giảm sản sinh acid uric. Đồng thời hạt cần tây còn có tính kiềm giúp trung hòa acid uric trong máu, có thể ức chế COX - 2 (enzym tham gia tổng hợp các chất gây viêm) nên giúp chống viêm giảm đau. Hơn nữa hạt cần tây còn có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải acid uric ra ngoài theo nước tiểu. Với nhiều lợi ích như thế, không sai khi xếp hạt cần tây vào top đầu trong nhóm các thảo dược sử dụng cho bệnh gút.

 

Hạt cần tây

Hạt cần tây

 

   Thảo dược tuy cho tốc độ cải thiện chậm hơn thuốc tây y nhưng lại rất an toàn, hiếm khi gặp tác dụng phụ nên phù hợp sử dụng cho kiểm soát bệnh lâu dài.

   Để bệnh nhân sử dụng phương pháp này một cách thuận tiện và hiệu quả nhất, tập đoàn Viva group đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm BoniGut+ giúp bệnh nhân gút kiểm soát tốt acid uric máu, ngăn ngừa cơn gút cấp tái phát cũng như giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm. Mời bạn tham khảo về sản phẩm này ở nội dung dưới đây.

 

BoniGut+ - Sản phẩm thảo dược giúp kiểm soát bệnh gút hiệu quả. 

   Tập đoàn Viva group có trụ sở tại Mỹ và Canada, là một trong những thương hiệu hàng đầu trong sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng trên toàn thế giới. BoniGut+ được sản xuất trên dây chuyền hiện đại bậc nhất của tập đoàn, sử dụng công nghệ microfluidizer giúp tận dụng tối đa tác dụng và giúp các thành phần thẩm thấu sâu nhất có thể. 

   Về công thức, BoniGut+ là sự kết hợp đầy đủ của các thành tố có khả năng giúp hạ acid uric máu theo toàn diện các cơ chế:

  • Nhóm ngăn cản sản xuất acid uric máu thông qua ức chế enzyme xanthine oxidase có đủ cả 3 loại thảo dược nêu ở phần trên: quả anh đào đen, chiết xuất hạt nhãn, hạt cần tây.
  • Thảo dược có tính kiềm giúp trung hòa acid uric máu là hạt cần tây.
  • Nhóm thảo dược tăng đào thải acid uric qua thận gồm trạch tả, mã đề, bách xù, ngưu bàng tử. Ngoài ra nhóm này còn giúp tăng cường chức năng thận, bàng quang và sức khỏe đường niệu, ngăn ngừa nhiễm trùng đường niệu và làm giảm tiểu rắt.
  • Nhóm thảo dược có tác dụng giảm đau chống viêm giúp giảm mức độ của các cơn đau gút gồm gừng, bạc hà, tầm ma, kim sa, húng tây.

 

Thành phần sản phẩm BoniGut+

Thành phần sản phẩm BoniGut+

 

   Như vậy BoniGut+ vừa có công dụng giúp giảm nồng độ acid uric máu về các mức an toàn vừa giảm đau chống viêm. Qua đó sản phẩm giúp ngăn ngừa các cơn gút cấp, ngừa hạt tophi và các biến chứng của bệnh. Với công thức 100% từ các thảo dược thiên nhiên vô cùng lành tính, BoniGut+ rất an toàn và phù hợp cho việc sử dụng lâu dài. Vì thế đây chính là lựa chọn hoàn hảo giúp bệnh nhân kiểm soát gút và phòng ngừa cơn gút cấp hàng ngày.

   BoniGut+ đã được Bộ Y tế Việt Nam chứng nhận an toàn và cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Với hơn 10 năm có mặt trên thị trường, sản phẩm đã nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của những bệnh nhân sử dụng trực tiếp. Không những thế BoniGut+ còn nhiều lần vinh dự được trao tặng giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” bởi Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tác dụng của allopurinol trong bệnh gút, tháo gỡ được băn khoăn uống nhiều allopurinol có tốt không, đồng thời nắm bắt thêm biện pháp kiểm soát bệnh gút bằng thảo dược hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì khác, bạn hãy gọi đến số hotline miễn cước 1800 1044 để được tư vấn chi tiết nhé.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc