Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh Crohn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Thứ ba, 28-02-2023 15:38 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Hệ tiêu hóa là nơi tiếp nhận thực phẩm từ bên ngoài, giúp co bóp, tiêu hóa thức ăn, hấp thu dưỡng chất và đào thải chất cặn bã. Vì vậy, nếu người bệnh mắc bệnh lý nào đó ở hệ này như bệnh Crohn, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy… sẽ xuất hiện, khiến người bệnh suy dinh dưỡng, sụt cân, sức khỏe giảm sút. Vậy bệnh Crohn là gì? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

 

 Bệnh Crohn là gì?

Bệnh Crohn là gì?

 

Bệnh Crohn là gì?

   Bệnh Crohn viết tắt IBD (Inflammatory Bowel Disease) là bệnh viêm ruột thường ảnh hưởng đến đoạn xa của hồi tràng và ruột kết, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa. Tình trạng viêm ở bệnh Crohn dễ lan rộng và ăn sâu vào thành ruột, gây loét, chảy máu, khiến người bệnh đau đớn khó chịu.

   Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chiếm tỷ lệ cao ở giới trẻ. Tuy y học hiện đại chưa có cách điều trị khỏi căn bệnh này nhưng các phương pháp kiểm soát sẽ giúp giảm triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

 

Nguyên nhân gây bệnh Crohn

   Các nhà khoa học cho rằng, bệnh Crohn hình thành có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền và sự bất thường của hệ thống miễn dịch:

  • Di truyền: Bệnh Crohn thường gặp ở người có tiền sử người nhà mắc bệnh. Vì vậy, gen di truyền có vai trò nhất định trong việc hình thành căn bệnh này.
  • Sự bất thường của hệ thống miễn dịch: Bình thường nếu có vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ hoạt động, tấn công những tác nhân có hại. Tuy nhiên, khi hệ thống này xuất hiện vấn đề, chúng không chỉ tiêu diệt vi sinh vật có hại mà còn tấn công luôn các tế bào trong đường tiêu hóa, dần hình thành bệnh Crohn.

   Ngoài hai nguyên nhân trên, còn có nhiều yếu tố tác động, khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh Crohn cao hơn so với những người khác.

 

Các yếu tố nguy cơ hình thành bệnh Crohn

  • Tuổi tác: Bệnh Crohn thường gặp ở giới trẻ, dưới tuổi 30.
  • Môi trường sống: Những người sống ở khu vực ô nhiễm, gần nguồn nước không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ cao mắc bệnh Crohn.
  • Dân tộc: Theo nghiên cứu trước đây, người da trắng và người gốc Đông Âu có nguy cơ mắc bệnh Crohn cao hơn nhóm chủng tộc khác. Tuy nhiên hiện nay, ngày càng có nhiều người da đen sống ở Bắc Mỹ và Anh bị bệnh này.

 

Bệnh Crohn có thể xuất hiện ở cả người da trắng và da đen

Bệnh Crohn có thể xuất hiện ở cả người da trắng và da đen

 

  • Hút thuốc lá: Người thường xuyên hút thuốc hay hít phải khói thuốc lá nhiều dễ mắc bệnh Crohn. Hơn nữa, khói thuốc cũng khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn, tăng nguy cơ phải phẫu thuật.
  • Chế độ ăn: Người thường xuyên ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thiếu dinh dưỡng sẽ khiến chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm, đồng thời tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn tấn công gây bệnh Crohn.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen  diclofenac và những loại khác. Tác dụng phụ của các thuốc này dễ gây viêm dạ dày ruột, tăng nguy cơ mắc bệnh.

   Có thể thấy, yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh Crohn rất đa dạng. Vậy phải làm sao để nhận biết căn bệnh này?

 

Các triệu chứng nhận biết bệnh Crohn

   Triệu chứng bệnh Crohn có thể diễn ra dần dần hoặc xuất hiện đột ngột mà không có cảnh báo nào tùy thuộc tính chất bệnh, cụ thể:

  • Crohn cấp tính: Với biểu hiện đau bụng do tổn thương thành ruột và ruột co thắt, nhất là ở vùng hố chậu phải. Triệu chứng này dễ nhầm với đau ruột thừa, viêm đại tràng mãn tính, sỏi niệu quản... Cơn đau thường xảy ra sau khi ăn, kèm theo cảm giác buồn đi đại tiện. Sau khi đi xong, cơn đau bụng sẽ giảm hoặc hết đau. Ngoài ra, người bệnh Crohn cấp tính còn hay bị tiêu chảy, đi ngoài có máu trong phân.
  • Crohn mãn tính: Bệnh tiến triển từ từ và kéo dài khoảng trên 2 năm. Người bệnh thường đau bụng âm ỉ, chán ăn do rối loạn tiêu hóa, hấp thu kém gây thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu máu, da xanh, mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân.

   Nếu không điều trị kịp thời, bệnh Crohn sẽ dần tiến triển nặng thành các biến chứng nghiêm trọng.

 

Bệnh Crohn thường gây đau bụng, tiêu chảy

Bệnh Crohn thường gây đau bụng, tiêu chảy

 

Các biến chứng bệnh Crohn

   Các biến chứng của bệnh Crohn bao gồm:

  • Tắc ruột: Bệnh Crohn gây viêm, tổn thương thành ruột, tạo sẹo ở khu vực này. Về lâu dài, chúng khiến lòng ruột hẹp lại, chặn dòng di chuyển của thức ăn đang được tiêu hóa và hấp thu tại đây, gây tắc ruột.
  • Thủng ruột hoặc gây lỗ rò từ hồi tràng vào đại tràng, bàng quang…
  • Loét đường tiêu hóa, bao gồm cả miệng, hậu môn.
  • Nứt hậu môn.
  • Suy dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt hoặc vitamin B12, loạn dưỡng da.
  • Loãng xương, viêm khớp và bệnh túi mật hoặc gan.
  • Ung thư ruột kết: Bệnh Crohn ảnh hưởng đến đại tràng làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

   Như vậy, bệnh Crohn không chỉ có triệu chứng khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Theo đó, khi bị rối loạn tiêu hóa thường xuyên, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị hiệu quả.

 

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Crohn

   Để chẩn đoán chính xác bệnh Crohn, bác sĩ thường chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Nội soi đại tràng: Kỹ thuật này sẽ kiểm tra được toàn bộ đại tràng và phần cuối của hồi tràng bằng một ống mỏng, linh hoạt, có đèn chiếu sáng và camera gắn ở đầu ống. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy các mẫu mô nhỏ để sinh thiết. Nếu có các cụm tế bào viêm được gọi là u hạt thì chứng tỏ người bệnh đang bị Crohn.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: MRI đặc biệt hữu ích để đánh giá lỗ rò quanh vùng hậu môn (MRI vùng chậu) hoặc ruột non (chụp cắt lớp MR).
  • Nội soi viên nang (Capsule endoscopy): Người bệnh sẽ được nuốt một viên nang có gắn máy ảnh để chụp hình ảnh trong ruột non. Các hình ảnh sau đó được tải xuống và hiển thị trên màn hình máy tính. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để kiểm tra dấu hiệu của bệnh Crohn. Máy ảnh trong viên nang sẽ thoát ra khỏi cơ thể sau khi người bệnh đi đại tiện.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng thiếu máu
  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT

   Khi đã chẩn đoán xác định bệnh Crohn, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp.

 

Nội soi đại tràng sẽ giúp chẩn đoán bệnh Crohn

Nội soi đại tràng sẽ giúp chẩn đoán bệnh Crohn

 

Cách điều trị bệnh Crohn

   Y học hiện đại ngày nay chưa có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn bệnh Crohn. Mục tiêu điều trị chủ yếu là giảm tình trạng viêm, phòng ngừa biến chứng, ngăn triệu chứng bệnh tái phát.

   Các thuốc thường được sử dụng bao gồm: Thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc giảm đau, sắt, vitamin B12… Tùy triệu chứng cụ thể của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp tác dụng của nhiều loại thuốc khác nhau.

   Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý giảm liều hay ngừng thuốc kể cả khi triệu chứng bệnh đã thuyên giảm.

 

Cách phòng ngừa bệnh Crohn

   Tuy bạn khó tác động vào nguyên nhân gây bệnh Crohn nhưng bạn hoàn toàn có thể tránh các yếu tố nguy cơ. Bạn nên: 

  • Sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng
  • Tránh các thực phẩm cay, rượu và caffeine.
  • Uống nhiều nước, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc. Nếu nghiện thuốc lá, bạn có thể sử dụng nước súc miệng Boni-Smok để nhanh chóng bỏ được thuốc lá.
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày, vừa tăng cường sức khỏe, vừa giải tỏa căng thẳng, stress.
  • Ngủ đủ giấc. Nếu bị mất ngủ, bạn nên tìm cách cải thiện sớm, tránh để ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm BoniHappy nếu bị mất ngủ do tuổi tác hoặc BoniSleep khi bị mất ngủ do căng thẳng, lo âu nhé.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm được các thông tin chi tiết về bệnh Crohn. Nếu còn băn khoăn nào khác hay cần tư vấn gì về sức khỏe, mời các bạn liên hệ tổng đài miễn cước 1800 1044 giờ hành chính để được giải đáp. Chúc các bạn sức khỏe!

 

XEM THÊM:

 

Tags: Bệnh Crohn

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc