Mục lục [Ẩn]
Hen suyễn là một bệnh lý mãn tính đường hô hấp thường gặp. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các cơn hen suyễn cấp tính tái phát nhiều lần. Khi bị lên cơn hen, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu họ không có biện pháp khắc phục phù hợp và kịp thời. Hàng năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 250.000 người tử vong do bệnh hen suyễn. Vậy bạn cần làm gì khi lên cơn hen suyễn? Và đâu là giải pháp giúp cải thiện bệnh tối ưu? Mời bạn cùng Bí Quyết Sống Khỏe tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây!
Bạn cần làm gì khi lên cơn hen suyễn?
Các tác nhân làm bùng phát cơn hen suyễn cấp tính
Hen suyễn là tên thường gọi của bệnh hen phế quản, là một bệnh mạn tính đường hô hấp với đặc trưng là những cơn hen cấp tính. Cơn hen xảy ra khi đường dẫn khí (phế quản) gặp chất kích thích, bị viêm nhiễm, co thắt, sưng phù, tăng tiết dịch nhầy, gây cản trở không khí đi vào phổi khiến bệnh nhân bị thiếu oxy, khó thở.
Ngày nay, các yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển ngày càng nhiều khiến hen suyễn đang thực sự trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với toàn xã hội. Cụ thể, các yếu tố đó là:
- Lông chó, lông mèo, phấn hoa, bụi nhà…
- Khói thuốc lá, thuốc lào.
- Bụi đường, bụi mịn, bụi nano…
- Bụi từ các công trường xây dựng, nhà máy sản xuất vật liệu: Bụi amiăng, bụi nhôm, bụi silic…
- Khí thải từ các phương tiện giao thông (xe máy, ô tô, xe tải…)
- Khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp…
- Khí đốt của bếp than tổ ong, đốt rơm rạ, rác thải ở các vùng nông thôn…
Các yếu tố trên tấn công khiến phổi bị tổn thương và nhiễm độc, làm tình trạng viêm đường dẫn khí ngày càng trầm trọng. Đây vừa là nguyên nhân hình thành bệnh hen suyễn vừa tác động khiến các cơn hen suyễn cấp tính tái phát liên tục.
Nhiễm độc phổi làm tăng tần suất xuất hiện cơn hen suyễn cấp tính
Các dấu hiệu nhận biết cơn hen suyễn cấp tính
Một cơn hen suyễn cấp tính thường có những biểu hiện đặc trưng như sau:
- Khó thở, thở khò khè: Phế quản bị co thắt mạnh làm cản trở luồng khí trong phổi khiến người bệnh khó thở ra, khó thở thành từng cơn kèm theo thở rít.
- Cảm giác bó nghẹt lồng ngực: Triệu chứng này tăng lên cùng với hiện tượng khó thở, khi cơn khó thở qua đi thì cảm giác bó nghẹt này cũng giảm xuống.
- Ho khan hoặc ho khạc đờm: Ho thường đi kèm với triệu chứng khó thở, chủ yếu xảy ra vào thời điểm nửa đêm về sáng hoặc khi người bệnh làm việc gắng sức. Sau khi cơn khó thở giảm dần và kết thúc, người bệnh sẽ bị ho khạc đờm, đờm màu trong, quánh và dính, càng khạc được nhiều đờm thì càng dễ chịu.
Khó thở là triệu chứng điển hình của một cơn hen suyễn
Cơn hen suyễn cấp tính nếu được nhận biết và điều trị kịp thời thì triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ. Nhưng nếu chậm trễ, các triệu chứng sẽ nặng hơn như: Đau ngực, nặng ngực, nói khó, cảm giác lo âu, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi và đầu ngón. Tình trạng trên kéo dài sẽ khiến người bệnh bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não và bị ngất, mất ý thức… thậm chí là tử vong. Vậy bạn cần làm gì khi lên cơn hen suyễn để tránh những hậu quả đáng tiếc đó xảy ra?
Cách xử trí khi lên cơn hen suyễn
Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần nắm vững các bước xử trí khi lên cơn hen suyễn như sau:
- Bước 1: Ngay lập tức rời khỏi các tác nhân kích thích gây cơn hen và đến nơi thoáng khí.
- Bước 2: Làm ấm cơ thể, tránh điều hòa, quạt ẩm.
- Bước 3: Ngồi dậy hoặc nằm kê cao nửa người (trên giường) để dễ thở hơn. Người nhà tuyệt đối không xoa hay vuốt ngực cho người bệnh vì điều này càng khiến khó thở, nặng ngực và tức ngực hơn.
- Bước 4: Sử dụng ngay thuốc giãn phế quản dạng xịt, tác dụng nhanh như Ventolin hoặc Berodual.
+ Nếu cơn hen suyễn nhẹ, thường xịt hít 2 nhát/ lần. Sau 20 phút mà cơn hen vẫn không giảm thì tiếp tục xịt thêm 2 nhát, sau đó nếu triệu chứng vẫn không giảm thì xịt thêm 2 nhát và đưa bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu.
+ Nếu là cơn hen suyễn nặng (lúc ngồi nghỉ cũng khó thở, nói không hết được nguyên câu, thở dốc): Xịt hít thuốc cắt cơn và đưa vào bệnh viện gần nhất.
+ Nếu là cơn hen suyễn đe doạ tính mạng (tím tái, lú lẫn, vã mồ hôi, không thể nói chuyện được): Người nhà cần gọi ngay xe cấp cứu, trong thời gian chờ đợi xe thì phải xịt ngay 2 nhát thuốc cắt cơn hen.
Người bệnh hen suyễn luôn phải mang theo thuốc cắt cơn hen
Do đó, người bệnh cần mang theo thuốc cắt cơn hen suyễn cấp tính dù đang ở bất cứ nơi nào.
Biện pháp phòng ngừa cơn hen suyễn tái phát
Để hạn chế tối đa việc xuất hiện những cơn hen suyễn cấp tính thì bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
- Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc dự phòng cơn hen đều đặn hàng ngày.
- Tránh xa các yếu tố kích thích khiến bản thân lên cơn hen suyễn cấp tính: Lông chó, mèo, phấn hoa, những loại thức ăn dễ gây dị ứng như nhộng tằm, tôm cua...
- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc, đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh xa những nơi có không khí ô nhiễm, sử dụng bảo hộ đầy đủ khi làm việc trong môi trường độc hại…
- Giải độc phổi: Giải độc phổi có ý nghĩa rất lớn đối với người bệnh hen suyễn. Bởi các độc tố tích tụ trong phổi lâu ngày khiến phổi bị nhiễm độc là yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển xấu đi, tăng tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng trong mỗi cơn hen. Một trong những sản phẩm giúp giải độc phổi hiệu quả cho bệnh nhân hen suyễn đã và đang được nhiều người tin tưởng sử dụng chính là BoniDetox đến từ Mỹ.
BoniDetox - Giải pháp hoàn hảo giúp giải độc phổi dành cho bệnh nhân hen suyễn
Công thức toàn diện của BoniDetox
BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sự kết hợp của nhiều thảo dược khác nhau giúp giải độc và bảo vệ phổi luôn khỏe mạnh, từ đó giúp giảm tần suất và mức độ nặng của các cơn hen suyễn cấp tính. Đó là:
- Xuyên tâm liên, cam thảo Ý, lá oliu: Giúp giải độc cho phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, tăng cường chống oxy hóa, giúp bảo vệ phổi trước sự tấn công của các gốc tự do. Tác dụng này của BoniDetox có ý nghĩa vô cùng lớn, giúp giảm nguy cơ gặp phải cũng như mức độ của cơn hen suyễn.
- Cúc tây: Giúp bảo vệ phổi trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh nhờ tăng cường hoạt động của các đại thực bào phế nang. Các đại thực bào có vai trò phát hiện, bắt giữ và phá hủy các bụi bẩn, vi khuẩn, độc tố từ môi trường.
- Xuyên bối mẫu: Giúp kích hoạt lại hoạt động của hệ thống lông chuyển trong đường thở, đẩy các tác nhân lạ ra ngoài khi chúng mới tấn công vào phổi, bảo vệ phổi hiệu quả.
- Baicalin từ hoàng cầm: Baicalin có công dụng rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại,…). Tác dụng này đã được chứng minh bởi nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc và nhiều nghiên cứu khác trên thế giới.
- Lá bạch đàn, bồ công anh, tỳ bà diệp: Giúp giãn phế quản, giảm ho, long đờm, chống viêm kháng khuẩn, làm thông thoáng đường thở. Nhờ đó, các thảo dược này góp phần hiệu quả trong việc giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn.
- Fucoidan từ tảo nâu: Giúp tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi.
Cơ chế tác dụng đột phá của BoniDetox
Nhờ công thức tối ưu như trên, BoniDetox không những giúp giảm tần suất và mức độ các cơn hen suyễn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà còn giúp bảo vệ, phục hồi, nâng cao chức năng phổi một cách toàn diện.
Phản hồi của khách hàng khi sử dụng BoniDetox
Sau khi được phân phối rộng rãi tại Việt Nam, BoniDetox đã mang niềm vui trở lại với hàng ngàn người bệnh hen suyễn. Dưới đây là chia sẻ của một số bệnh nhân đã sử dụng sản phẩm:
Cô Đặng Thị Bích Dư (58 tuổi), ở đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định
Cô Đặng Thị Bích Dư (58 tuổi)
“Cô bị bệnh hen suyễn đã 5 năm nay. Mỗi lần có cơn hen suyễn, cô bị ho sặc sụa, tức ngực, cảm giác không thở nổi, da dẻ tím tái. Hết cơn khó thở là cô toát mồ hôi hột, dàn dụa nước mắt. Bác sĩ chỉ định cho cô dùng thuốc xịt, thuốc uống, còn dặn lúc nào cũng phải mang thuốc xịt theo người, khi nào lên cơn khó thở là phải xịt ngay. Cô dùng thuốc đều đặn theo đúng hướng dẫn mà các cơn hen suyễn vẫn tái phát liên tục, cơ thể ngày càng gầy yếu xanh xao.”
“Nhờ có BoniDetox mà cô đã lấy lại được cuộc sống vui khỏe rồi. Sau độ 1 tháng sử dụng BoniDetox, nếu ở nhà thì cô không bị lên cơn hen suyễn nào nữa, hít thở bình thường, chỉ khi tiếp xúc với khói bụi thì cô mới thấy khó thở nhẹ thôi. Sau 3 tháng kiên trì dùng BoniDetox thì dù có đi đâu hay thay đổi thời tiết đi chăng nữa cô cũng không hề bị tái phát. Cô vẫn cẩn thận mang theo thuốc xịt bên người cho yên tâm, nhưng gần 1 năm nay cô chẳng phải dùng tới nó. BoniDetox hiệu quả thật đó!”
Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi, ở thôn An Dạ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, điện thoại: 0914.060.795
Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi
“Nghề giáo khiến bác hít phải bụi phấn nhiều nên phổi bị nhiễm độc nặng, thành ra bác bị mắc bệnh hen suyễn. Mỗi lần lên cơn hen suyễn là bác lại bị khó thở, không thở ra được, ngực bị bóp chặt lại, bác còn nghe rõ tiếng khò khè, mồ hôi cứ toát hết cả, mệt rũ cả người, xong rồi còn ho, đờm bám chặt ở cổ, khạc không ra. Lúc này mà không có cái thuốc xịt, xịt vô một hai nhát thì bác lại phải vào viện cấp cứu, trước bác không biết nên phải vào viện cấp cứu 2 lần đó. Sau này có kinh nghiệm rồi thì bác cứ mang cái thuốc xịt bên người, lên cơn hen là xịt luôn. Nhưng dù có dùng thuốc đều đặn thì các cơn hen suyễn vẫn tái phát liên tục, nhọc lắm.”
“Tình cờ bác biết đến sản phẩm BoniDetox nên mua về dùng với liều 4 viên mỗi ngày kèm thuốc bác sĩ kê. Sau 3-4 tuần sử dụng, bác thấy người khỏe hơn, bớt đau ngực, giảm ho, khạc được ra đờm, đờm ban đầu còn đóng thành từng cục vàng, sau đó loãng và trắng trong, đỡ khó thở, tần suất cơn hen thưa dần. Tin tưởng sản phẩm, bác dùng BoniDetox đến tháng thứ 4 thì không còn bị ho, đờm hay tức ngực nữa, bác hít thở nhẹ nhàng, người khỏe khoắn. Đã rất lâu rồi bác chưa thấy cơn hen nào tái phát, thật kỳ diệu!”
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ bản thân cần làm gì khi lên cơn hen suyễn, đồng thời tìm ra cho mình biện pháp cải thiện bệnh tối ưu. Giải độc phổi là nhiệm vụ quan trọng đối với người bệnh hen suyễn và BoniDetox sẽ giúp bạn làm được điều đó một cách an toàn và hiệu quả nhất. Nếu có thắc mắc nào khác, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp chi tiết. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Ho có đờm kéo dài dai dẳng - Đừng chủ quan!
- Bệnh hen suyễn có lây không? Giải pháp tối ưu cho người bệnh hen suyễn