Tập thể dục có thể giúp ngăn chặn những cơn phát tác của bệnh gút. Với những động tác đơn giản như bài tập giãn cơ, cardio, bạn có thể đẩy lùi căn bệnh này.
Bệnh gút gây sưng và viêm cơ ở đầu gối, khuỷu tay, ngón tay, mắt cá chân, cổ tay và ngón chân cái. Nguyên nhân của những lần phát tác đau đớn là sự hoạt động không hiệu quả của hệ bài tiết hoặc toàn bộ cơ thể gây ra sự tích tụ của axit uric.
Tập thể dục có thể giúp ngăn chặn những cơn phát tác của bệnh gút. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tập luyện cũng có thể dẫn đến nguy cơ viêm cơ. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ và thảo luận để có phương pháp luyện tập tốt nhất, phù hợp với bản thân để đẩy lùi căn bệnh này.
Dưới đây là những bài tập tốt nhất bạn có thể thử nếu bị bệnh gút:
Bài tập giãn cơ
Giãn cơ có thể giảm được sự tích tự axit uric trong cơ thể. Giãn cơ còn có thể giúp tăng khả năng hoạt động cũng như sự linh hoạt cho các cơ.
Bài tập lưng và cơ đùi sau
Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng trước mặt. Vươn mình về phía trước cho đến khi tay chạm ngón chân. Giữ tư thế trong 15 giây và cố gắng làm thêm 3 lần nữa.
Bài tập vai
Đầu tiên dành vài phút để khởi động, nhất là phần cơ thể trên. Sau đó cuộn người về phía trước trong 30 giây rồi cuộn người về phía sau trong 30 giây. Tay luôn để sát theo cơ thể.
Bài tập cổ tay
Tay nắm hình nắm đấm, xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ 30 giây, đổi chiều ngược lại tiếp tục tập trong 30 giây.
Bơi lội
Bơi và aerobic dưới nước là một cách tuyệt vời để tăng cường các chức năng của cơ, bởi khi bạn di chuyển trong nước, các cơ của bạn sẽ phải chịu ít lực hơn.
Bắt đầu từ từ và dần dần tăng thời gian đi bơi. Hãy nhớ rằng tốc độ và khoảng cách không quan trọng bằng tổng thời gian dành để bơi. Bắt đầu với 2 ngày một tuần, mỗi lần ít nhất 15 phút. Mục tiêu của giai đoạn này là bơi 30-45 phút một tuần.
Bài tập Aerobic nhẹ nhàng và bài tập Cardio
Tập luyện tim mạch giúp tăng cường khả năng sử dụng oxy để chuyển hóa axit ở trong cơ thể và cải thiện chức năng phổi. Nó còn giúp tăng cường sức mạnh của các cơ bắp dưới.
Chọn các bài tập Aerobic nhẹ nhàng như leo cầu thang, đi bộ fitness và tập nhảy. Bắt đầu với 10 phút hàng ngày và càng về sau càng kéo dài thời gian. Hãy chú ý rằng, mục tiêu của bạn là 30-45 phút một ngày, một tuần 5 ngày.
Nếu bạn không quen vận động, đừng vội vàng bắt đầu các bài tập nặng vì nó chỉ khiến bệnh gút tồi tệ hơn. Nếu không biết bắt đầu thế nào, hãy tìm đến huấn luyện viên và tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đã vạch ra cho bạn.
Ổn định acid uric dễ dàng với BoniGut của Mỹ và Canada
Một trong những sự quan tâm hàng đầu của người bệnh gút là nồng độ acid uric trong máu. Đây chính là yếu tố chủ yếu gây ra bệnh và nếu không kiểm soát tốt được chỉ số này thì người bệnh gút sẽ phải đối diện với những nguy cơ biến chứng vô cùng nặng nề không chỉ trên xương khớp mà còn trên cả thận, tim mạch, mắt và phổi.
Để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của gút thì người bệnh cần phải kiểm soát tốt nồng độ acid uric trong máu thường xuyên ổn định ở mức an toàn. Một trong những giải pháp hàng đầu hiện nay giúp ổn định acid uric máu cho người bệnh gút là sản phẩm BoniGut của công ty Botania. BoniGut với công thức thành phần vượt trội bao gồm 12 thảo dược thiên nhiên sẽ giúp người bệnh hạ và điều hòa acid uric máu toàn diện theo 3 cơ chế khác nhau:
+ Giúp trung hòa acid uric trong máu nhờ các thảo dược có tính kiềm: hạt cần tây
+ Giúp ngăn ngừa sự tạo thành acid uric nhờ các thảo dược ức chế enzyme xanthine oxidase: quả anh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn
+ Giúp lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric ra ngoài qua đường tiểu nhờ các thảo dược: ngưu bàng tử, mã đề, trạch tả, cây bách xù.
BoniGut - Bí quyết chiến thắng bệnh gút !
XEM THÊM: