Mục lục [Ẩn]
Bạn có nhận thấy thời gian gần đây mình ăn nhiều hơn mọi khi nhưng lại nhanh đói hơn. Thậm chí, mới xong bữa chưa được bao lâu bạn đã thấy bụng cồn cào, chân tay bủn rủn? Nếu vậy, bạn đừng chủ quan bởi đó rất có thể là một dấu hiệu bệnh tiểu đường rất điển hình. Để làm rõ hơn vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây!
Ăn nhiều nhưng vẫn đói là một dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường
Ăn nhiều nhưng vẫn đói là một dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa glucose dẫn tới lượng đường tăng cao trong máu và các tế bào bị thiếu năng lượng để hoạt động. Bệnh xảy ra khi tuyến tụy không sản sinh hoặc sản sinh rất ít insulin hoặc cơ thể không phản ứng với insulin (hay còn gọi là đề kháng insulin).
Rất nhiều trường hợp sau khi thấy mình ăn nhiều nhưng vẫn đói kèm theo đó là tình trạng sụt cân không rõ nguyên nhân thì phát hiện mình bị tiểu đường sau khi đi khám. Vậy, tại sao tiểu đường lại khiến người bệnh ăn nhiều nhưng vẫn đói?
Bình thường, thức ăn sẽ được phân cắt thành glucose rồi hấp thu vào máu, sau đó glucose được vận chuyển vào tế bào để nuôi dưỡng và tạo năng lượng cho tế bào hoạt động nhờ tác dụng của insulin. Khi tế bào thiếu nguyên liệu để tạo năng lượng, các tín hiệu sẽ được chuyển đến hệ thần kinh và con người cảm thấy đói.
Ở bệnh nhân tiểu đường, insulin được tiết ra không đầy đủ hoặc hoạt động không hiệu quả sẽ khiến lượng đường trong máu dù cao nhưng lại không được vận chuyển vào tế bào. Vì vậy, tế bào gần như lúc nào cũng trong trạng thái thiếu nguyên liệu để sinh năng lượng. Điều đó giải thích tại sao người bệnh tiểu đường thường xuyên cảm thấy đói cho dù mới ăn no xong. Kèm theo đói là tình trạng mệt mỏi, uể oải do cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động.
Ăn nhiều nhưng vẫn đói là một dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường
Ăn nhiều nhưng vẫn đói có thể do một số nguyên nhân khác
Nếu thấy mình ăn nhiều nhưng vẫn nhanh đói, bạn không nên kết luận ngay mình bị tiểu đường mà nên đi khám sớm để được chẩn đoán chính xác. Bởi tình trạng này có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Do ngủ không đủ giấc: Khi ngủ không ngủ giấc, cơ thể sẽ giảm tiết hormon leptin - hormone chịu trách nhiệm thông báo cho bộ não rằng bạn đã no. Đồng thời cơ thể cũng tăng tiết ghrelin - một hormone có vai trò làm tăng cảm giác thèm ăn và cơn đói bụng, từ đó khiến bạn ăn lâu no, nhanh đói.
- Do ăn thực phẩm cung cấp rất ít năng lượng: Một số thực phẩm dùng để ăn kiêng, giảm cân có chứa ít tinh bột, ít đường, không hoặc rất ít sinh năng lượng sẽ khiến tế bào thiếu năng lượng để hoạt động, từ đó khiến bạn nhanh cảm thấy đói hơn.
- Do căng thẳng, stress: Khi rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng kéo dài, cơ thể sẽ tăng tiết hormon cortisol để đối phó với tình trạng đó. Hormon này làm tăng cảm giác thèm ăn, khiến con người có cảm giác đói và ăn nhiều hơn.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm hay thuốc chứa corticosteroid đều có tác dụng phụ là tăng cảm giác thèm ăn.
Ăn nhiều nhưng vẫn đói có thể do tác dụng phụ của thuốc
Những dấu hiệu bệnh tiểu đường khác bạn cần chú ý
Ngoài tình trạng ăn nhiều nhưng nhanh đói, người bệnh tiểu đường còn thường gặp những dấu hiệu sau đây:
- Khát nhiều: Người bệnh gần như lúc nào cũng cảm thấy khát, cho dù mới uống rất nhiều nước, trong đó đa số sẽ thèm nước ngọt hơn nước khoáng.
- Đi tiểu nhiều: Số lần đi tiểu tăng lên nhiều lần so với bình thường. Một người bình thường sẽ đi tiểu khoảng 6-8 lần/ngày. Khi bạn đi tiểu liên tục, nhiều hơn bình thường kèm theo hiện tượng khát nhiều thì cần nghĩ đến đây có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường và đi khám sớm.
- Thèm đồ ngọt: Người bệnh không chỉ đói và ăn nhiều hơn mà cảm giác thèm đồ ngọt luôn trực chờ, thích ăn hoa quả ngọt, nước ngọt hay các loại bánh kẹo ngọt.
- Gầy nhiều: Tuy ăn nhiều, ăn liên tục và ăn nhiều đồ ngọt nhưng người bệnh không tăng cân mà còn sụt cân nhanh chóng. Trong vòng khoảng 2-3 tháng, người bệnh thường sẽ sụt đến 5-6 kg, thậm chí là sụt nhiều hơn.
- Mệt mỏi, uể oải: Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, sức lao động bị giảm sút cho dù ăn nhiều, uống nhiều và nghỉ ngơi đầy đủ.
Người bệnh tiểu đường sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
- Thị lực bị kém đi: Mắt mờ hơn, nhìn không rõ mọi vật, có khoảng tối trong tầm nhìn.
- Có các dấu hiệu ban đầu trên da: Da của người bệnh bị khô, ngứa và dễ bị sạm với những khoảng tối rõ dần do sự rối loạn bài tiết mồ hôi.
Khi có những dấu hiệu bệnh tiểu đường như trên, bạn cần nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị kịp thời. Bởi tiểu đường là một căn bệnh thực sự rất nguy hiểm, cần điều trị sớm và điều trị hiệu quả.
Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới - IDF, trên thế giới có hơn 415 triệu người đang sống chung với bệnh tiểu đường, chiếm khoảng 8.8%. Như vậy, cứ 100 người thì có khoảng 9 người mắc căn bệnh này. Một con số đáng sợ hơn nữa đó là chỉ trong vòng 8 giây, trên thế giới sẽ có một người tử vong do bệnh tiểu đường gây ra.
Những dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu kể trên chỉ là những biểu hiện bên ngoài. Khi không có phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Những biến chứng cấp tính: Nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu (do đường huyết tăng quá cao), tụt đường huyết quá mức. Những biến chứng này đều có thể mang đến cái chết đột ngột nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.
- Những biến chứng mạn tính: Việc đường huyết tăng cao, tế bào thiếu đường để sinh năng lượng kéo theo hàng loạt các biến chứng mạn tính nguy hiểm trên gần như toàn bộ cơ thể. Đó là:
+ Biến chứng bệnh tiểu đường ở mắt: Bệnh võng mạc tiểu đường, phù hoàng điểm do tiểu đường, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
Bệnh tiểu đường dễ gây biến chứng trên mắt
+ Biến chứng trên thần kinh: Các tổn thương thần kinh dẫn đến hàng loạt các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương, các vấn đề ở chi dưới (đau, ngứa ran, mất cảm giác).
+ Biến chứng trên hệ tiết niệu: Thống kê cho thấy, có khoảng 1 trong số 3 người lớn mắc bệnh tiểu đường bị bệnh thận mãn tính. Biến chứng này làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tiểu đường trên thế giới.
+ Những biến chứng trên mạch máu lớn: Đột quỵ, những cơn thiếu máu não thoáng qua, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tắc mạch và hoại tử chi,…
+ Các biến chứng trên da: Tróc nhẹ các mảng da, xuất hiện các mảng da từ nâu nhạt đến nâu sẫm hoặc màu hồng đến đỏ, ngứa rát, loét lở hoặc đau.
+ Biến chứng bàn chân tiểu đường: Các rối loạn thần kinh và mạch máu khiến các vết thương dù nhỏ ở chi dưới nhưng lại rất khó lành, dễ bị loét, trở nên trầm trọng và có nguy cơ phải cắt cụt chi.
Người bệnh tiểu đường cần cẩn thận với biến chứng loét bàn chân
Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, người mắc sẽ phải sống chung với bệnh đến cuối đời. Không chỉ vậy, dùng thuốc tây điều trị tiểu đường là việc cần thực hiện liên tục, đều đặn hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc tây liên tục kéo dài sẽ khiến người bệnh đối mặt với nhiều tác dụng không mong muốn.
Chính vì những lý do trên, bạn tuyệt đối không được chủ quan khi có những dấu hiệu bệnh tiểu đường mà cần thực hiện các phương pháp kiểm soát bệnh thật tốt.
Làm thế nào để kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất?
Đưa chỉ số đường huyết về an toàn và ổn định lượng đường trong máu, không để chúng lên xuống thất thường là mục tiêu hàng đầu của người bệnh tiểu đường.
Để làm được điều đó, TS.BS Nguyễn Trí Bình - Bệnh viện lão khoa TW cho biết: “Người bệnh cần chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng, giảm liều, đặc biệt là không được bỏ thuốc. Đồng thời, người bệnh cần chú ý ăn uống kiêng khem theo hướng dẫn, tập luyện thể dục thể thao đều đặn và điều độ. Ngoài ra, sự kết hợp của các nguyên tố vi lượng như crom, kẽm, magie, selen với những thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường như dây thìa canh, hạt methi, lô hội, mướp đắng sẽ giúp hạ và ổn định đường huyết an toàn, hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh một cách hiệu quả hơn. Hiện nay, các thành phần trên đều đã có trong sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ.”
Chia sẻ của TS.BS Nguyễn Trí Bình về biện pháp giúp hạ và ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường
BoniDiabet + - Bí quyết giúp hạ và ổn định đường huyết đến từ Mỹ
BoniDiabet + là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, rất an toàn và hiệu quả với người bệnh tiểu đường. Tác dụng đột phá của BoniDiabet + đến từ các nguyên tố vi lượng và một số thành phần khác:
- Các nguyên tố vi lượng:
+ Kẽm, chrom: Giúp làm tăng độ nhạy với insulin ở bệnh nhân tiểu đường, hạn chế các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu.
+ Selen: Nghiên cứu tại khoa sinh học đại học AnKaRa Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh vai trò của selen trong việc giúp kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, thận, tiểu cầu, đặc biệt là biến chứng trên tim.
+ Magie: Giúp tăng dự trữ glucose dưới dạng glycogen ở cơ và gan, điều hòa làm ổn định đường huyết, đồng thời giúp ổn định huyết áp.
- Các thành phần khác:
+ Các thảo dược tự nhiên giúp hạ đường huyết là dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi. Bên cạnh đó, BoniDiabet + được bổ sung quế giúp hạ cholesterol, cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, cùng với lô hội giúp nhanh làm lành vết thương.
+ Vitamin C, acid folic và acid alpha lipoic: Giúp tăng hiệu quả hạ đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim mạch, mắt, thận và phòng ngừa tai biến mạch máu não.
Thành phần toàn diện trong sản phẩm BoniDiabet +
Hiệu quả vượt trội của BoniDiabet + còn đến từ công nghệ bào chế hiện đại Microfluidizer. Với công nghệ này, các thành phần trong BoniDiabet + có kích thước dưới 70nm, giúp tối đa khả năng hấp thu, hiệu quả thu được là cao nhất. Đây là một trong những ưu điểm vượt trội của BoniDiabet + so với các sản phẩm sản xuất trong nước cũng như nhiều sản phẩm khác trên thế giới.
Đặc biệt, BoniDiabet + là sản phẩm duy nhất cho bệnh tiểu đường hiện nay có hiệu quả đã được kiểm chứng trên lâm sàng. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, kết quả tốt và khá trong việc giúp hạ và ổn định đường huyết chiếm tỷ lệ cao: 96,67%.
BoniDiabet có thực sự tốt
Để giải đáp thắc mắc này, mời quý bạn đọc theo dõi phản hồi của những người đã sử dụng sản phẩm sau đây.
Cô Phan Thị Bông, 61 tuổi, ở số 2615/2B hẻm 252 đường Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12, số điện thoại: 0909281336
Chia sẻ của cô Phan Thị Bông, 61 tuổi
Cô Bông chia sẻ: “7 năm trước, cô thấy mình sụt cân nhanh, hay đói cho dù cô đã ăn rất nhiều. Cô còn thường xuyên thấy khát nước, người mệt mỏi, có lỡ đứt tay đứt chân thì đến cả tuần sau mới lành. Có người bảo cô đấy là dấu hiệu bệnh tiểu đường nên cô đi khám. Đến bệnh viện, cô thấy rất suy sụp khi biết mình bị tiểu đường, đường huyết lên đến 400 mg/dl. Cô uống thuốc liên tục trong 1 tháng mà đường huyết cũng chỉ giảm xuống 395 mg/dl, tháng tiếp theo xuống còn 390 mg/dl. Đã thế cô còn bị chóng mặt và nôn ói thường xuyên nữa.”
“Nhờ có BoniDiabet + mà giờ cô khỏe mạnh lắm. Sau 1 tháng, đường huyết đã về 254 mg/dl. Dần dần, tới tháng thứ ba thì đường huyết chỉ còn 110 mg/dl và cứ giữ ổn định quanh quẩn 108 tới 110 mg/dl mấy năm nay rồi, không lên cao quá mà cũng không xuống thấp quá, rất ổn định. Những triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều hay ăn nhiều, nhanh đói của cô giờ cũng không còn nữa rồi”.
Chú Nguyễn Quang Tuấn, 59 tuổi ở số 11 Tô Hiệu, phường Trại Cau, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, điện thoại: 0912.498.208
Chú Nguyễn Quang Tuấn, 59 tuổi
“Chú bị tiểu đường đã 5 năm rồi, hồi đó chú thấy mình ăn nhiều hơn trước mà vẫn đói, đói là ăn mà cứ được một lúc sau bụng đã lại cồn cào. Thế là chú đi khám thì bàng hoàng khi biết mình bị tiểu đường, đường huyết của chú là 16,5 mmol/l, HbA1c là 10,5. Chú uống thuốc theo đơn bác sĩ đều đặn và ăn uống kiêng khem thì sau 3 tháng, đường huyết có về 7 mmol/l nên đâm ra chú cũng chủ quan. Một thời gian sau, chú gặp các biến chứng tiểu đường như ngứa ngáy, nổi mẩn khắp người, da sần sùi và cảm giác bỏng rát từ chân lên đến tận hai bên háng, mắt mờ hẳn đi. Chú lo lắng vô cùng!”
“Thật may mắn vì chú được biết đến sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ nên mua về dùng với liều 4 viên/ngày, kết hợp với thuốc tây. Sau 2 tháng, chân tay chú đỡ tê bì, không còn ngứa ngáy, bỏng rát, bứt rứt khó chịu như trước nữa, da dẻ chú đẹp trở lại, không bị ngứa và chỗ da nào bị sần sùi thì cũng đã láng mịn lại. Sau 3 tháng sử dụng BoniDiabet +, chú đi khám lại thì đường huyết đã về chỉ còn 6,3 mmol/l, HbA1c là 6,0%. Vì thế, bác sĩ đã chủ động giảm liều thuốc tây cho chú rồi. Mắt chú cũng sáng rõ trở lại, tình trạng nhanh đói cũng không còn nữa rồi”.
Đến đây, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về hiện tượng ăn nhiều nhưng vẫn đói và không còn chủ quan khi gặp tình trạng này nữa. Bởi nó rất có thể là dấu hiệu bệnh tiểu đường - một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Để kiểm soát tốt bệnh, bạn cần chú ý uống thuốc đều đặn, ăn kiêng và tập luyện theo hướng dẫn và dùng thêm sản phẩm BoniDiabet + của Mỹ. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM: