Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Allopurinol và những tác dụng phụ nguy hiểm!

Thứ bảy, 23-01-2021 10:06 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Allopurinol là một trong những loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân gút. Thế nhưng, cũng giống như các loại thuốc tây y khác, Allopurinol có thể gây ra rất nhiều các dụng phụ nguy hiểm, nhất là khi sử dụng lâu dài! Vậy những tác dụng phụ đó là gì? Biện pháp nào giúp khắc phục tối ưu bệnh gút? Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu ngay nhé!

 

Allopurinol có những tác dụng phụ nguy hiểm nào?

Allopurinol có những tác dụng phụ nguy hiểm nào?

 

Allopurinol có tác dụng như thế nào với bệnh gút?

   Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa, đặc trưng bởi tình trạng nồng độ acid uric tăng cao trong máu, hình thành muối urat và lắng đọng ở các tổ chức.

   Khi muối urat tích tụ trong các ổ khớp sẽ gây cơn gút cấp với biểu hiện khớp sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội. Acid uric máu càng cao, tần suất tái phát cơn gút cấp càng dày đặc. Đồng thời, bệnh gút dần tiến triển nặng, người bệnh có nguy cơ cao gặp phải biến chứng nguy hiểm như hạt tophi gây tàn phế khớp, sỏi thận, suy thận…

   Allopurinol có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong máu bằng cách ức chế enzym xanthin oxidase - enzym tham gia vào quá trình tổng hợp acid uric.

   Do đó, Allopurinol được sử dụng khi mức acid uric cao hơn ngưỡng an toàn (>420 µmol/l). Tùy thể trạng và nồng độ acid uric trong máu của bệnh nhân gút mà bác sĩ sẽ kê liều dùng phù hợp. Thuốc thường được dùng dài hạn với mục đích duy trì nồng độ acid uric ở mức ổn định, dự phòng cơn gút cấp tái phát, ngăn ngừa biến chứng bệnh gút.

   Tuy là loại thuốc được bác sĩ chỉ định phổ biến nhưng cũng giống như các loại thuốc tây y khác, Allopurinol có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Vậy những tác dụng phụ đó là gì?

 

 Allopurinol là thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh gút

Allopurinol là thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh gút

 

Những tác dụng phụ nguy hiểm khi sử dụng Allopurinol

Thuốc Allopurinol có thể gây những tác dụng phụ nguy hiểm dưới đây:

  • Rối loạn tiêu hóa: Đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Dị ứng: Phát ban đỏ trên da, ngứa, hội chứng Stevens Johnson...
  • Sốt cao, hoại tử thượng bì gây nhiễm độc, suy giảm bạch cầu.
  • Viêm gan gây vàng da, vàng mắt, suy giảm chức năng gan.
  • Suy giảm chức năng thận và tử vong.

   Trong những tác dụng phụ nêu trên, phản ứng dị ứng Allopurinol tuy ít gặp nhưng rất nguy hiểm với người bệnh. Hiện tượng này có thể biểu hiện nhẹ như nổi mẩn, ngứa nhưng cũng có thể rất nghiêm trọng như tăng men gan, viêm thượng bì hoại tử, hội chứng Stevens Johnson... Khi có biểu hiện bất thường xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên ngừng dùng thuốc và trực tiếp hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, tuyệt đối không được tiếp tục sử dụng thuốc.

 

Allopurinol gây tương tác với nhiều loại thuốc khác

Allopurinol gây tương tác với nhiều loại thuốc khác

 

Có những loại thuốc nào không được sử dụng chung với Allopurinol?

  • Thuốc ức chế men chuyển captopril.
  • Thuốc lợi tiểu thiazid.

   Hai thuốc này được khuyến cáo là không được sử dụng chung với Allopurinol bởi sẽ làm tăng nguy cơ gặp phản ứng dị ứng với Allopurinol cho người bệnh gút.

   Ngoài ra, người bệnh còn được khuyên không nên dùng kháng sinh nhóm beta lactam trong thời gian đang dùng Allopurinol vì thuốc này làm tăng khả năng dị ứng của các kháng sinh đó. Một số kháng sinh nhóm beta lactam bao gồm các loại penicillin, cephalosporin, ampicillin, amoxicillin.

   Khi đang dùng những thuốc có tương tác với Allopurinol, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh thời điểm dùng các thuốc cách xa nhau hoặc thay Allopurinol bằng một số loại thuốc khác.

 

Một số loại thuốc tây y thay thế Allopurinol

   Dị ứng Allopurinol tuy không phổ biến nhưng có thể khiến người bệnh phải ngừng thuốc này đến suốt đời. Điều đáng ngại là hiện nay, trên thị trường có khá ít thuốc tây y có thể thay được Allopurinol.

   Loại thuốc có cơ chế tương tự như Allopurinol bao gồm Febuxostat và Topiroxostat. Tuy nhiên, 2 thuốc này cũng gây nhiều tác dụng phụ như: Tăng nguy cơ cơn gút cấp khi mới điều trị hoặc tăng liều, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn chức năng gan, tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân gút có bệnh tim mạch...

   Ngoài ra, bác sĩ có thể kê một số thuốc tăng thải acid uric máu theo đường nước tiểu để thay thế Allopurinol như Probenecid (benemid), Sulfinpyrazone (desuric, anturan). Thế nhưng, nhóm thuốc này thường chống chỉ định với bệnh nhân gút có bệnh về thận như sỏi thận, tổn thương thận hoặc suy giảm chức năng thận.

   Như vậy, Allopurinol và các thuốc hạ acid uric khác đều có nhiều tác dụng phụ hại đến sức khỏe người bệnh. Trong khi gút là bệnh lý mãn tính, phải dùng thuốc lâu dài. Do đó, sử dụng thuốc tây y sẽ tăng nguy cơ tác dụng phụ.

   Chính vì thế, xu hướng mới an toàn hơn được các chuyên gia hàng đầu tin tưởng và khuyên người bệnh gút sử dụng chính là viên uống từ thảo dược thiên nhiên, vừa giúp giảm đau cơn gút cấp, vừa giúp hạ acid uric máu hiệu quả. Nổi bật nhất trong các sản phẩm từ thảo dược dành cho người bệnh gút chính là BoniGut + đến từ Mỹ.

 

BoniGut + - Hướng đi an toàn và hiệu quả dành cho người bệnh gút

BoniGut + - Hướng đi an toàn và hiệu quả dành cho người bệnh gút

 

BoniGut + - Hướng đi an toàn và hiệu quả dành cho người bệnh gút

   BoniGut + là sản phẩm nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Công thức toàn diện của sản phẩm được tạo nên từ sự kết hợp đột phá các loại thảo dược thiên nhiên, không chỉ giúp hạ acid uric máu hiệu quả và an toàn, mà còn giúp giảm đau, chống viêm trong cơn gút cấp.

BoniGut + giúp hạ acid uric máu theo cả 3 cơ chế đột phá

  • Giúp ức chế hình thành acid uric thông qua việc ức chế enzyme xanthine oxidase (enzyme chuyển hóa purin thành acid uric) bằng sự hiệp đồng tác dụng của quả anh đào đen, hạt cần tây và hạt nhãn.
  • Giúp trung hòa acid uric trong máu nhờ tính kiềm của hạt cần tây.
  • Giúp lợi tiểu, tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu nhờ bách xù, hạt cần tây, trạch tả, ngưu bàng tử và hạt mã đề.

BoniGut + giúp chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp

   Các thành phần thảo dược mang đến tác dụng giúp chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp gồm có: Lá húng tây, bạc hà, gừng, tầm ma, kim sa. Sự hiệp đồng tác dụng của những thảo dược này giúp giảm đau trên cả thần kinh trung ương và ngoại vi, làm dịu cơn đau khớp, giúp bệnh nhân vượt qua cơn gút cấp dễ dàng hơn.

 

Công thức toàn diện của BoniGut +

Công thức toàn diện của BoniGut +

 

   Nhờ công thức toàn diện như trên, bạn chỉ cần dùng từ 4-6 viên BoniGut + đều đặn mỗi ngày, chỉ sau khoảng 2-3 tháng, acid uric trong máu sẽ được giảm rõ rệt, giúp ngăn ngừa cơn đau gút cấp tái phát, đồng thời phòng ngừa biến chứng của bệnh gút.

   Đặc biệt, duy trì sử dụng BoniGut + sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh gút mà không cần phải dùng đến thuốc tây y, từ đó cơ thể sẽ tránh được tác dụng phụ có hại do thuốc tây gây ra.

 

Có BoniGut +, nỗi lo bệnh gút chỉ còn là quá khứ!

   Sau nhiều năm có mặt ở thị trường Việt Nam, BoniGut + đã giúp hàng vạn người lấy lại cuộc sống thoải mái, đẩy lùi bệnh gút mà không cần lo lắng gặp tác dụng phụ như khi sử dụng các thuốc tây y.

Bác Vũ Đình Vân, 68 tuổi, ở số 6, khu biệt thự liền kề mới Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. điện thoại 0913563599

 

Bác Vũ Đình Vân, 68 tuổi

Bác Vũ Đình Vân, 68 tuổi

 

   Bác Vân chia sẻ: “Ban đầu, khi bác mới bị bệnh gút, cơn đau cấp phải 2,3 tuần mới bị một lần nhưng đau lần nào là “biết mặt nhau” lần ấy, khớp cổ chân và mắt cá sưng to, đỏ ửng, khiến bác không thể đi lại được. Bác đi khám thì acid uric lên tới 550 µmol/l rồi. Bác dùng thuốc tây colchicin và allopurinol đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Thế nhưng, người bác luôn mệt mỏi không dứt, đầy bụng chướng hơi, dù cơn đau cấp có vẻ giãn ra nhưng chân bác vẫn bị đau âm ỉ, châm chích ở ngón chân cái liên tục hàng ngày. Nghe nói thuốc tây y rất độc cho gan, thận, nên bác cũng lo lắng lắm nhưng không dùng lại bị đau!”

   “May thay có ông bạn giới thiệu cho bác sản phẩm Boni Gut, bác chỉ uống 2 viên/ngày thôi. Độ 1 tuần sau, cơn đau âm ỉ đã không còn nữa. Sau khoảng 1 tháng, bác đo lại acid uric thì chỉ còn 400 µmol/l. Thấy BoniGut + có hiệu quả tốt nên bác xin bác sĩ giảm dần liều thuốc tây. Đến nay, bác không còn phải dùng thuốc tây y nữa, cơn đau gút cấp cũng không thấy tái lại, acid uric thì chỉ còn 350 µmol/l. Đặc biệt dùng BoniGut +, bác không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, chân bị đau gút cũng đã hoạt động bình thường như trước đây. Bác mừng lắm!”

Anh Lê Văn Tam (50 tuổi ở số nhà 08, thôn tân tiến, xã Ea Yông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắc Lắc, số điện thoại: 0982.521.289)

 

Anh Lê Văn Tam (50 tuổi)

Anh Lê Văn Tam (50 tuổi)

 

   Anh Tam chia sẻ: “10 năm trước anh lên cơn đau gút cấp đầu tiên, từ đó đến nay cơn đau cứ ngày một dày. Ban đầu, anh chỉ uống 2-3 ngày thuốc giảm đau đã đỡ thì dần dần anh phải uống mất cả tuần. Allopurinol anh vẫn dùng đều đặn nhưng acid uric máu luôn ở mức 600µmol/l, đã thế còn xuất hiện hạt tophi ở khớp to như hạt nhãn, khổ sở lắm!”

   “Được một bác cũng bị gút giới thiệu cho sản phẩm BoniGut +, anh về tìm hiểu thêm rồi quyết định dùng. Dùng BoniGut + anh thấy không hết đau ngay nhưng cơn đau thưa dần, thời gian đau rút ngắn hơn, acid uric giảm dần rồi về còn 280µmol/l, hạt tophi đã co nhỏ đi. Thấy hiệu quả tốt nên anh xin bác sĩ giảm liều thuốc tây y. Đến nay anh không còn phải dùng thuốc tây nữa mà bệnh gút vẫn được kiểm soát tốt. Mừng nhất là anh dùng BoniGut + không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, anh đi khám men gan định kỳ đều rất đẹp. Nếu ai còn băn khoăn “BoniGut có tốt không?” thì anh sẽ nói rằng đây là sản phẩm giúp kiểm soát bệnh gút tốt nhất mà anh từng biết!”

   Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết được các tác dụng phụ nguy hiểm của Allopurinol. Hiện nay, hướng đi an toàn và hiệu quả dành cho người bệnh gút chính là BoniGut + của Mỹ. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniGut+ 30V

230.000đ

BoniGut+ 60V

405.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc