Mục lục [Ẩn]
Gút là một căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng tổn thương tại các khớp do sự tích tụ những tinh thể muối urat. Từ trước đến nay, acid uric vẫn luôn là một chỉ số quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh gút. Do đó, “acid uric cao có phải bị gút?” là thắc mắc của không ít người khi mà chỉ số này tăng lên một cách bất thường. Vậy, lời giải đáp cho vấn đề này là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Acid uric cao có phải bị gút?
Tại sao acid uric máu cao lại gây ra bệnh gút?
Acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa các nhân purin dưới sự xúc tác của enzyme xanthine oxidase. Thông thường, acid uric được giữ an toàn ở mức an toàn là dưới 420 µmol/l (với nam) và 360 µmol/l (với nữ).
Ở dưới mức này, acid uric sẽ đóng vai trò như một chất chống oxy hóa và giúp kích thích não bộ hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, khi acid uric vượt qua ngưỡng này, nó sẽ gây ra một số rối loạn trong cơ thể. Trong đó, tình trạng thường gặp nhất là bệnh gút.
Khi vượt qua ngưỡng bão hòa, acid uric sẽ kết tinh thành những tinh thể muối urat. Nồng độ acid uric trong máu càng tăng cao thì sự hình thành các tinh thể này càng diễn ra nhanh.
Các tinh thể này sẽ bắt đầu tích tụ tại các khớp, thường là các khớp tay, khớp chân. Tại đây, chúng sẽ làm tổn thương các mô mềm tại khớp, gây viêm khớp. Lúc này người bệnh sẽ gặp tình trạng sưng đỏ, đau đột ngột và dữ dội, bỏng rát tại các khớp.
Đối với người bị gút trong thời gian dài, các tinh thể này còn tích tụ thành những hạt tophi ngay dưới da và nhìn thấy được bằng mắt thường. Những hạt tophi này sẽ tăng dần về số lượng và kích thước theo thời gian nếu acid uric trong máu vẫn ở mức cao.
Chính vì những lý do này, acid uric được coi là một “thước đo” dùng để chẩn đoán và điều trị gút. Vậy, acid uric cao có phải chắc chắn bị gút không?
Acid uric cao khiến các tinh thể muối tích tụ tại các khớp
Acid uric cao có phải bị gút không?
Trên thực tế, acid uric cao là một chỉ số quan trọng để chẩn đoán một người có mắc gút hay không. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào điều này thì chưa đủ vì tăng acid uric máu còn là dấu hiệu trong một số bệnh tim mạch hoặc do dùng thuốc.
Nếu kiểm soát tốt các bệnh này và ngưng dùng thuốc, thì mức acid uric trong máu có thể hạ về mức bình thường. Do đó, acid uric có trong những trường hợp này chưa thể được coi là mắc bệnh gút.
Để xác định, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế và làm các xét nghiệm đặc hiệu.
Hiện nay, tiêu chuẩn Bennet và Wood (1968) vẫn đang được áp dụng rộng rãi để xác định bệnh gút với độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Theo đó, người bệnh sẽ được xác định là mắc gút khi:
- Tìm thấy tinh thể muối urat trong dịch khớp hay trong các hạt tophi.
- Có 2 trong số những dấu hiệu sau:
+ Tiền sử hoặc hiện tại có ít nhất hai đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, sưng đau dữ dội, và hết đau trong vòng hai tuần.
+ Tiền sử hoặc hiện tại có một đợt sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.
+ Có hạt tô phi.
+ Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm, giảm đau trong vòng 48h) trong tiền sử hoặc hiện tại.
Tuy acid uric cao chưa phải là điều kiện đủ để chẩn đoán xác định bệnh gút, nhưng nó vẫn là một chỉ số quan trọng trong đánh giá mức độ nặng và hiệu quả điều trị của người bệnh.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ, hiện nay, chúng ta cũng đã có thêm nhiều kỹ thuật khác như: Chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính,... Chúng giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán và đánh giá một cách chính xác tình trạng của người bệnh gút. Từ đó, các bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị phù hợp.
Hình ảnh trên phim chụp X-quang cho thấy sự hiện diện của tinh thể muối urat
Mục tiêu điều trị bệnh gút mà các bác sĩ cần hướng tới là hạ acid uric máu. Vậy, những biện pháp giúp hạ acid uric máu là gì?
Những biện pháp giúp hạ acid uric máu
Phương pháp hạ acid uric được sử dụng nhiều nhất trên lâm sàng hiện nay là sử dụng các loại thuốc tây như: Thuốc ức chế sản xuất, thuốc tăng đào thải, thuốc hủy acid uric,...
Tuy chúng giúp hạ acid uric nhanh nhưng cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ và gây ảnh hưởng đến chức gan, thận. Do đó, để giúp hạn chế việc sử dụng nhiều thuốc tây, các chuyên gia đã khuyến cáo, người bệnh gút nên kết hợp thêm những phương pháp khác như:
Ăn kiêng
Như đã nói, acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa các nhân purin. Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng những thực phẩm giàu nhân purin như: Các loại thịt đỏ (thịt chó, thịt bò,...), thịt thú rừng, hải sản, nội tạng động vật, trứng đã có phôi và một số loại rau có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Nấm, giá đỗ, măng tây,...
Đồng thời, người bệnh cũng không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá,... vì chúng sẽ làm giảm chức năng lọc máu và đào thải acid uric của thận.
Các loại thịt đỏ chứa nhiều nhân purin
Sử dụng thảo dược
Hiện nay, vô số loại thảo dược đã được kiểm chứng là có khả năng hạ acid uric máu một cách hiệu quả, mà lại vô cùng an toàn. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến là: Quả anh đào đen.
Một nghiên cứu trên 634 bệnh nhân gút tại đại học y khoa Boston (Mỹ) năm 2008 đã được thực hiện nhằm chứng thực tác dụng của loại thảo dược này. Kết quả cho thấy, nhóm dùng bột anh đào đen thì tỉ lệ tái phát cơn gút cấp đã giảm được tới 60%, 100% bệnh nhân hạ acid uric trong đó 57% đã về ngưỡng bình thường.
Theo một số nghiên cứu khác, quả anh đào đen hạ được acid uric máu là do khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase, từ đó giúp giảm tổng hợp acid uric máu.
Đồng thời, quả anh đào đen còn chứa nhiều chất oxy hóa, chống viêm mạnh nên giúp giảm tổn thương tại các khớp. Trên thị trường, BoniGut + của Mỹ chính là sản phẩm có chứa loại thảo dược đặc biệt này.
Quả anh đào đen giúp hạ acid uric máu
BoniGut + - Giải pháp giúp hạ acid uric máu an toàn hiệu quả
Bên cạnh quả anh đào đen, BoniGut + còn được bổ sung thêm nhiều loại thảo dược khác như:
- Hạt cần tây, chiết xuất hạt nhãn cũng có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase tương tự như quả anh đào đen. Nhờ đó, BoniGut + giúp ức chế sự hình thành acid uric. Đặc biệt, hạt cần tây còn có tính kiềm, giúp trung hòa acid uric trong máu.
- Mã đề, ngưu bàng tử, bách xù, trạch tả có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải acid uric qua đường nước tiểu.
Đồng thời, BoniGut + còn giúp chống viêm, giảm đau khớp trong các đợt gút cấp nhờ có các loại thảo dược như: Bạc hà, gừng, kim sa, húng tây, tầm ma.
Với các thảo dược này, BoniGut + sẽ giúp hạ acid uric máu và giữ nó ở ngưỡng an toàn. Từ đó, người bệnh sẽ hạn chế tối đa việc tái phát các cơn gút cấp, co nhỏ các hạt tophi và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh gút.
Thành phần và công dụng của BoniGut +
Ngoài ra, BoniGut + còn được sản xuất bằng công nghệ nano Microfluidizer, giúp đưa các thành phần về kích thước dưới 70nm. Nhờ đó, sản phẩm được loại bỏ các tạp chất, tăng độ ổn định và khả năng hấp thu.
Dùng BoniGut + như thế nào?
Liều dùng BoniGut + : Từ 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần. Liều dùng này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Bạn hãy liên hệ tới tổng đài 1800.1044, dược sĩ sẽ tư vấn liều phù hợp với bạn.
Hiệu quả của BoniGut + :
- Sau 1 – 2 tháng, BoniGut + sẽ giúp giảm tần suất tái phát, giảm sưng đau và viêm trong các cơn gút cấp.
- Sau 3 tháng, acid uric máu sẽ được hạ về ngưỡng an toàn. Theo thời gian, sản phẩm sẽ giúp co nhỏ những hạt tophi và phòng ngừa cơn gút cấp tái phát.
Để có hiệu quả tốt nhất, bạn cần sử dụng BoniGut + đều đặn và kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.
Đánh giá BoniGut +
Qua nhiều năm lưu hành, BoniGut + đã nhận được sự ủng hộ của hàng vạn khách hàng trên toàn quốc. Chúng ta cùng lắng nghe những chia sẻ của:
Bác Hoàng Xuân Quyền, 75 tuổi, trú tại đội 4, thôn Quảng Yên, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
Bác Quyền chia sẻ: “Bác bị cơn gút cấp đầu tiên vào năm 2018, chân sưng to và đau kinh khủng. Trước đó, bác cũng bị đau rồi, nhưng chỉ lâm râm nên không để ý tới. Sau đó, bác đi khám và được chẩn đoán là bị gút. Acid uric đã tăng đến 593 μmol/l. Bác uống colchicine vào thì thấy có hiệu quả thật, chỉ 3 ngày là đỡ sưng đau rồi. Nhưng khổ nỗi, cứ lần nào uống vào là bác lại bị đi ngoài đến mấy lần một ngày. Từ ngày bị bệnh đến giờ, bác chẳng còn dám động vào mấy món như thịt bò, thịt dê hay hải sản nữa. Bia rượu thì lại càng không vì cứ mỗi lần uống vào là lại đau đớn vô cùng.”
“Sau đó, bác vô tình biết đến sản phẩm BoniGut + qua chương trình trên VTV2. Bác đã mua về dùng thử xem thế nào. Mấy ngày đầu bị đau bác dùng đến 8 viên. Sau khi hết đau, bác giảm xuống 4 viên chia 2 lần. Sau khoảng 3 tháng dùng đều, bác đi kiểm tra lại thì acid uric còn có 481 μmol/l. Lần đi khám cuối cùng thì acid uric còn có 405 μmol/l thôi. Lúc đấy bác mới để ý, gần đây bác hầu như không gặp cơn gút cấp nào cả, chân cũng êm hơn, đi lại nhẹ nhàng, không còn cảm giác đau âm ỉ như trước nữa. Cho đến tận bây giờ, bác chỉ còn dùng 2 viên thôi mà vẫn hiệu quả, ăn uống cũng thoải mái hơn nhiều.”
Bác Quyền chia sẻ về quá trình sử dụng BoniGut +
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp quý độc giả giải đáp được câu hỏi: “Acid uric cao có phải bị gút?”. BoniGut + chính là giải pháp toàn diện nhất hiện nay để đối phó với căn bệnh gút và những phiền toái mà nó gây ra. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Xin cảm ơn!
XEM THÊM: