Mục lục [Ẩn]
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không những khiến bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức, tê bì, nặng mỏi chân, chuột rút về đêm… rất khó chịu, mà còn có thể dẫn dến nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử chi, thuyên tắc phổi… Căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến, trong đó 70% số người mắc bệnh là nữ giới. Tại sao lại như vậy? Phải làm sao để cải thiện bệnh hiệu quả? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Vì sao phụ nữ dễ mắc suy giãn tĩnh mạch hơn nam giới?
Vì sao phụ nữ dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân hơn nam giới?
Tĩnh mạch chân là các mạch máu thuộc hệ tuần hoàn, đảm nhiệm vai trò vận chuyển máu có lượng oxy thấp từ chi dưới trở về tim, gồm có thành tĩnh mạch và các van trong lòng tĩnh mạch.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hình thành do sự hư hại của các van trong lòng tĩnh mạch 2 chi dưới, làm cho máu chảy theo chiều ngược lại với thông thường. Thay vì được bơm từ chân lên tim, máu sẽ đi theo chiều ngược lại, làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch.
Phụ nữ dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân hơn nam giới vì những lý do sau:
- Thay đổi nội tiết tố: Trong các giai đoạn thay đổi nội tiết tố như thời kỳ mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh… cơ thể người phụ nữ sản sinh nhiều progesterone ảnh hưởng trực tiếp đến sự co bóp, tính bền vững và độ đàn hồi của các tĩnh mạch, làm tăng nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch.
- Ảnh hưởng từ quá trình mang thai:
+ Sự chèn ép của tử cung: Khi mang thai, sự phát triển của em bé sẽ khiến tử cung ngày càng lớn, chèn ép lên các tĩnh mạch chân, làm tăng áp lực tĩnh mạch lên gấp nhiều lần bình thường, dẫn tới giảm lưu thông máu.
+ Sự gia tăng lượng máu: Lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên khi mang thai sẽ làm gia tăng thêm gánh nặng cho các tĩnh mạch chân.
Phụ nữ mang thai dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân
- Thói quen sinh hoạt không tốt: Nhiều phụ nữ có thói quen mang giày cao gót, mặc quần áo bó sát, ngồi vắt chéo chân làm tăng áp lực cho các tĩnh mạch chân, đồng thời cản trở lưu thông máu trong cơ thể, lâu ngày dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch chân phiền toái hơn bạn nghĩ
Người mắc suy giãn tĩnh mạch chân thường xuyên phải chịu đựng nhiều triệu chứng khó chịu, ví dụ như:
- Đau nhức, nặng mỏi, tê bì, cảm giác buồn, bứt rứt ở chân.
- Chân sưng phù vào buổi chiều tối
- Chuột rút về đêm.
- Tĩnh mạch mạng nhện hoặc tĩnh mạch nông nổi to ngoằn ngoèo dưới da.
Không những thế, nếu không được khắc phục kịp thời, suy giãn tĩnh mạch chân diễn biến nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là biến chứng huyết khối - sự hình thành các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Trường hợp nhẹ sẽ gây tắc mạch tại chỗ tạo ra các vết loét, nhiễm trùng rất khó điều trị. Còn trường hợp kém may mắn hơn thì huyết khối có thể di chuyển đến các mạch máu ở phổi hay động mạch chủ dẫn đến thuyên tắc động mạch phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng thuyên tắc phổi do suy giãn tĩnh mạch rất nguy hiểm
Do đó, khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác bệnh và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Lời khuyên của chuyên gia về biện pháp giúp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Chia sẻ về giải pháp giúp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, ThS.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết:
“Để khắc phục hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, điều đầu tiên mà người bệnh cần làm đó là thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học: Thay đổi tư thế thường xuyên, tránh đứng lâu, ngồi nhiều; tập thể dục đều đặn hàng ngày bằng những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội,...; kê cao chân khi đi ngủ;... Đồng thời, người bệnh không nên mặc những loại quần bó sát, mang giày cao gót, mang vác nặng, ngâm chân nước nóng, xoa cao dầu nóng,...”
Đạp xe tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
“Bên cạnh đó, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là người bệnh cần có biện pháp giúp tăng sức bền và cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, khắc phục nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân; đồng thời giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa biến chứng huyết khối.”
“Sản phẩm BoniVein + của Mỹ có sự kết hợp của nhiều thảo dược thiên nhiên như hạt dẻ ngựa, hoa hòe, vỏ cam chanh, lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, bạch quả, cây chổi đậu… sẽ giúp người bệnh đạt được tất cả các mục tiêu kể trên, cải thiện bệnh một cách an toàn và hiệu quả.”
Chia sẻ của ThS.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan về giải pháp giúp cải thiện hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
BoniVein +- Công thức toàn diện giúp đẩy lùi bệnh suy giãn tĩnh mạch chân
Thành phần của BoniVein + là sự kết hợp của 100% thảo dược thiên nhiên, tác động đến mọi khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, cụ thể bao gồm:
- Hạt dẻ ngựa, diosmin và hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), rutin (chiết xuất từ hoa hòe): Giúp tăng sức bền thành mạch, cải thiện độ đàn hồi tĩnh mạch, khắc phục nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, giảm rõ rệt các triệu chứng khó chịu của bệnh như chuột rút, đau nhức, nặng mỏi chân, co nhỏ và làm mờ các tĩnh mạch bị suy giãn...
- Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông: Giúp chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ thành tĩnh mạch, giảm lão hóa mạch máu.
- Bạch quả, cây chổi Đậu: Giúp tăng lưu thông máu, hoạt huyết, giảm ứ máu, ngăn ngừa biến chứng huyết khối tĩnh mạch.
Thành phần toàn diện của BoniVein +
BoniVein + còn được bào chế bằng công nghệ siêu nano Microfluidizer của Mỹ, giúp các thành phần trong BoniVein + được chuyển sang dạng hạt phân tử kích thước siêu nano. Nhờ đó mà khả năng hấp thu và hiệu quả tác dụng của BoniVein + được nâng tầm lên mức tối đa.
Hy vọng bài viết này đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ vì sao phụ nữ dễ mắc suy giãn tĩnh mạch chân hơn nam giới. Để cải thiện căn bệnh này, BoniVein + của Mỹ là lựa chọn tối ưu dành cho bạn. Nếu còn băn khoăn nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 18001044 để được giải đáp nhanh nhất.
XEM THÊM: