Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

7 lời khuyên để từ bỏ thuốc lá hiệu quả

Thứ năm, 06-08-2020 10:56 AM

Mục lục [Ẩn]

 

   Có hàng triệu người trên thế giới tử vong mỗi năm do liên quan đến thuốc lá. Việc hút thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh nếu  họ vô tình hít phải khói thuốc. Vì vậy,  bỏ thuốc lá là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Bài viết dưới đây tổng hợp 7 lời khuyên để từ bỏ thuốc lá hiệu quả, mời quý bạn đọc cùng theo dõi:

 

Vì sao nên bỏ thuốc lá?

 

Vì sao nên bỏ thuốc lá?

Vì sao nên bỏ thuốc lá?

 

   Trong khói thuốc lá có chứa hơn 7000 hóa chất độc hại, do đó khi hút thuốc lá, hầu như tất cả các cơ quan trong cơ thể người sử dụng đều chịu ảnh hưởng, bao gồm: Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, cơ quan sinh sản và sinh dục,... Thời gian hút thuốc càng lâu thì cơ thể sẽ càng bị tàn phá nặng nề hơn:

Tác hại của thuốc lá đối với hệ hô hấp

   Khi hút thuốc lá, hệ hô hấp là cơ quan chịu ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Trước hết, khói thuốc đi vào cơ thể qua miệng nên không trải qua quá trình lọc ở mũi, do đó hàng ngàn các hóa chất độc hại tích tụ nhiều hơn trong phổi, đồng thời tác động làm suy yếu và phá hủy niêm mạc đường hô hấp.

   Đồng thời, những người hút thuốc lá thường bài tiết nhiều đờm hơn so với người bình thường nhưng khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn, do đó cản trở quá trình trao đổi, lưu thông khí. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở phổi của những người hút thuốc lá bị tê liệt, thậm chí bị phá hủy.

   Chính vì vậy, hút thuốc lá trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm ở phổi như:

  • Khí phế thũng: Do các độc tố trong khói thuốc lá phá hủy các túi khí trong phổi.
  • Viêm phế quản mãn tính: Khói thuốc lá kích thích các phế quản, tiểu phế quản, phế nang tiết dịch nhầy theo cơ chế tự bảo vệ. Trong khi đó, hệ thống lông chuyển lại đang bị tổn thương nên dịch nhầy sẽ ứ đọng lại, gây ra tình trạng viêm nhiễm liên tục tại phế quản. Lâu dần sẽ dẫn đến bệnh lý viêm phế quản mãn tính, làm cản trở lưu thông khí trong đường hô hấp gây khó thở.

 

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính

 

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Ở những người hút thuốc lá lâu năm, tình trạng tắc nghẽn đường thở thường xuyên làm gia tăng khí cặn trong phổi, do đó bệnh nhân luôn cảm thấy khó thở và có thể bị suy hô hấp.
  • Ung thư phổi: Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra khoảng 90% các trường hợp ung thư phổi. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm vì gây ra tỷ lệ tử vong ở mức rất cao.

Tác hại của thuốc lá đối với hệ tim mạch

   Các hóa chất trong khói thuốc lá làm tổn thương thành động mạch khiến các cholesterol xấu lắng đọng lại và hình thành nên các mảng xơ vữa. Theo thời gian, các mảng xơ vữa tích tụ nhiều làm cho động mạch bị thu hẹp, cản trở lưu thông máu đến các cơ quan quan trọng như tim và não. Điều này chính là nguyên nhân gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

 

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch

 

   Bên cạnh đó, trong khói thuốc lá còn có chứa cacbon monoxit (CO), vì thế khi bạn hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc sẽ làm cho lượng oxy trong máu bị sụt giảm. Khi đó, tim của bạn phải hoạt động mạnh hơn bình thường để bù đắp lượng oxy bị thiếu hụt. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch. 

   Ngoài ra, thành phần nicotine trong khói thuốc lá khi vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh adrenaline, gây ra các biểu hiện như tim đập mạnh, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng cao.

Tác hại của thuốc lá đối với hệ thần kinh

   Khi bạn hút thuốc lá, nicotine trong khói thuốc lá tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương sau vài giây, tạo ra cảm giác thư giãn, đồng thời khiến bạn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, ngay sau khi hết hơi thuốc, cái cảm giác dễ chịu đó lập tức biến mất, thậm chí bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải hơn.

   Quá trình này diễn ra nhiều lần trong nhiều ngày sẽ khiến cơ thể quen với sự hiện diện của nicotine, lâu dần gây ra tình trạng lệ thuộc nicotine rất khó bỏ. Khi đó, nếu đột ngột ngừng sử dụng thuốc lá thì hàng loạt các triệu chứng khó chịu như: Căng thẳng, lo âu, bứt rứt, khó chịu, mất ngủ, đau đầu,... sẽ xảy ra. Đây cũng chính là những biểu hiện của hội chứng cai thuốc mà ai cũng phải vượt qua mới có thể bỏ thuốc thành công được.

Tác hại của thuốc lá đối với hệ tiêu hóa

   Hút thuốc lá làm cho sự thèm ăn được điều khiển bởi hệ thần kinh bị ức chế, đồng thời khả năng cảm nhận mùi vị cũng kém đi khiến bạn ăn uống không ngon miệng. Đồng thời, những người hút thuốc dễ mắc nhiều tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản, polyp đại tràng,...

   Nguy hiểm hơn, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ gây ung thư hầu hết các cơ quan trong hệ tiêu hóa, bao gồm: Miệng, vòm họng, thực quản, dạ dày, đại trực tràng, gan,...

 

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày

 

Tác hại của thuốc lá đối với cơ quan sinh sản, sinh dục

   Các chất độc hại trong khói thuốc lá gây rối loạn hoạt động nhiều hormone trong cơ thể, trong đó có hormone sinh dục ở cả nam giới và nữ giới. Do đó, những người hút thuốc lá thường gặp phải các vấn đề sau đây:

  • Đối với nam giới: Yếu sinh lý, giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, chất lượng tinh trùng bị suy giảm,...
  • Đối với nữ giới: Giảm tiết dịch âm đạo, giảm ham muốn tình dục, mãn kinh sớm,...

   Như vậy, hút thuốc lá gây ra rất nhiều tác động xấu đối với sức khỏe con người. Hơn nữa, khói thuốc lá không chỉ gây hại cho người sử dụng trực tiếp mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của những người xung quanh. Do đó, bạn nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, việc bỏ thuốc lá không phải điều dễ dàng, nhất là với những người đã nghiện thuốc lá lâu năm.

 

Những khó khăn thường gặp khi bỏ thuốc lá

   Nguyên nhân chính khiến việc bỏ thuốc lá gặp nhiều khó khăn là do trong thành phần có nicotine là chất gây nghiện cực mạnh. Theo WHO, nicotine gây nghiện mạnh hơn cả heroin và cocain.

   Khó khăn lớn nhất mà chúng ta cần phải vượt qua khi bỏ thuốc lá đó là các triệu chứng khó chịu của hội chứng cai thuốc lá, bao gồm:

  • Căng thẳng, lo lắng thường xuyên: Do nhiều người hút thuốc lá để giảm căng thẳng, stress nên tình trạng căng thẳng sẽ tăng vọt khi họ bỏ thuốc lá. Hiện tượng này thường kéo dài trong khoảng 3 ngày đến 1 tuần.
  • Rối loạn cảm xúc: Vui, buồn không rõ lý do, hay cáu gắt.
  • Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn, kèm đau đầu dữ dội.

 

Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ

 

  • Lo âu, phiền muộn, khó chịu, bứt rứt: Hiện tượng này có thể xuất hiện từ ngày đầu tiên khi bỏ thuốc lá và kéo dài trong khoảng 1 tháng. Nếu người bỏ thuốc từng bị trầm cảm trong quá khứ thì tình trạng này có thể kéo dài hơn và cần sự trợ giúp của bác sĩ để có thể kiểm soát tình hình.

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một số tình trạng gây khó chịu khác, cụ thể là:

  • Ho thường xuyên: Hút thuốc lá làm tê liệt hệ thống lông mao ở phổi. Khi không còn hút thuốc nữa, các lông mao sẽ dần được hồi phục và hoạt động trở lại, đẩy các độc tố tích tụ ra khỏi phổi giúp làm sạch phổi, gây ra phản xạ ho. Thời gian ho phụ thuộc vào lượng độc tố tích tụ trong cơ thể, kéo dài từ vài ngày đến vài tháng hoặc lâu hơn.

 

Ho thường xuyên

Ho thường xuyên

 

  • Rối loạn tiêu hóa: Trong tháng đầu tiên sau khi bỏ thuốc lá, bạn có thể gặp phải một số tình trạng rối loạn tiêu hóa như: Đầy hơi, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích, táo bón...
  • Tăng cân bất thường: Khi bỏ thuốc lá thành công, cơ thể sẽ không phải chịu những tác động xấu do các chất độc hại trong khói thuốc lá gây ra, đồng thời vị giác được cải thiện giúp bạn ăn ngon miệng hơn, dẫn đến tình trạng tăng cân. Hiện tượng tăng cân sau bỏ thuốc lá không phải do bất kỳ rối loạn nào mà là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang dần hồi phục. Tuy nhiên, nếu chúng ta không có kế hoạch kiểm soát cân nặng rất có thể sẽ dẫn đến một số tình trạng bệnh lý như béo phì, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch,...

Mặc dù bỏ thuốc lá là điều không dễ dàng, nhưng rất nhiều người đã bỏ thuốc lá thành công nhờ có quyết tâm cao độ và áp dụng đúng phương pháp. Dưới đây là tổng hợp 7 lời khuyên để từ bỏ thuốc lá hiệu quả:

 

7 lời khuyên để từ bỏ thuốc lá hiệu quả

  1. Tìm động lực mạnh mẽ

   Hãy luôn suy nghĩ và tâm niệm rằng nếu bạn tiếp tục hút thuốc lá, bạn có thể mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Ung thư, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,..., khi đó bạn sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình. Đồng thời hãy nghĩ về sức khỏe và cuộc sống của con cái và người thân, họ đang phải hứng chịu hàng ngàn các hóa chất độc hại vào cơ thể mỗi ngày. Từ đó, bạn sẽ có được động lực mạnh mẽ và lòng quyết tâm cao độ để từ bỏ thuốc lá.

  1. Cần tránh xa những thứ liên quan đến thuốc lá 

   Bạn cần tập thói quen từ bỏ những môi trường có nhiều khói thuốc, tránh xa những nơi tụ tập, cà phê, nhậu nhẹt với những người cũng hút thuốc lá giống như mình. Đồng thời, bạn nên kết bạn với những người không hút thuốc: Gặp mặt, trò chuyện thường xuyên với nhóm bạn này sẽ giúp bạn dễ quên đi thuốc lá hơn. 

   Bên cạnh đó, bạn cần loại bỏ hết những đồ vật và mùi gợi nhớ đến thuốc lá như: Thuốc lá, quẹt, gạt tàn,... Ngoài ra, bạn nên giặt giũ chăn, màn, rèm cửa,... để loại bỏ hết mùi thuốc lá đã bị ám lại trước đó.

  1. Xây dựng kế hoạch bỏ thuốc lá cụ thể, rõ ràng

 

Xây dựng kế hoạch bỏ thuốc lá cụ thể, rõ ràng

Xây dựng kế hoạch bỏ thuốc lá cụ thể, rõ ràng

 

Bạn cần xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng để tiến hành bỏ thuốc lá, cụ thể như sau:

  • Lựa chọn thời điểm bỏ thuốc lá thích hợp: Nên lựa chọn những khoảng thời gian không có công việc căng thẳng, tốt nhất là lúc được nghỉ lễ, nghỉ phép.
  • Đặt mục tiêu giảm dần số điếu thuốc theo từng ngày: Muốn bỏ ngay thuốc lá thì khó nhưng bắt đầu từ việc nhỏ là giảm dần số điếu thuốc mỗi ngày thì bạn hoàn toàn có thể làm được.
  • Kế hoạch cần tập trung cả vào ý nghĩa của việc bỏ thuốc lá: Bạn cần nêu được tất cả các lý do cần phải bỏ thuốc và viết chúng ra giấy, ví dụ như bỏ thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân trong gia đình.
  1. Thay đổi thói quen

   Bạn cần giữ cho tay và miệng luôn bận rộn: Bạn có thể cầm theo 1 ly nước hoa quả trên tay hoặc luôn bỏ trong túi kẹo cao su hoặc các loại kẹo có vị the mát khác. Điều này giúp bạn tránh cảm giác rảnh rỗi muốn hút thuốc lại, đồng thời giúp bạn quên đi những cơn thèm thuốc.

   Đồng thời, bạn nên rèn luyện cho bản thân các thói quen lành mạnh, tốt cho sức khỏe như đi bộ, chơi thể thao, nghe nhạc, đọc sách… Những thói quen này vừa giúp giảm cơn thèm thuốc vừa giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả.

 

Nghe nhạc thư giãn giúp quên đi những cơn thèm thuốc

Nghe nhạc thư giãn giúp quên đi những cơn thèm thuốc

 

  1. Không nên sử dụng chất kích thích, đồ ngọt 

   Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm ngọt nhiều glucose, đồ uống có cồn và chất kích thích vì chúng kích thích cơn thèm thuốc và làm cho bạn khó có thể bỏ thuốc lá thành công. 

   Các loại thực phẩm được khuyến khích nên bổ sung vào thành phần bữa ăn dành cho người bỏ thuốc lá gồm: Súp lơ xanh, cần tây, cà tím, các loại đậu, đỗ, dưa chuột, rau xanh… 

  1. Đừng bao giờ bỏ cuộc 

   Trong quá trình bỏ thuốc lá, cơ thể bạn sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như bồn chồn, căng thẳng, lo lắng, khó ngủ, nhức đầu,... Điều đó khiến nhiều người có xu hướng hút thuốc lá trở lại. Tuy nhiên, đừng bao giờ bỏ cuộc vì chỉ cần vượt qua thời gian này là bạn sẽ bỏ được thuốc. Bạn có thể tận dụng sự giúp đỡ, động viên của gia đình và bạn bè để vượt qua khoảng thời gian khó khăn này. 

   Đồng thời, không phải ai cũng bỏ thuốc lá thành công ngay từ lần đầu tiên. Lúc này, nhiều người dễ rơi vào trạng thái thất vọng, chán nản và dễ dàng bỏ cuộc. Tuy nhiên, những người từ bỏ thuốc lá thành công thì trước đó, họ cũng đã thất bại vài lần giống bạn bây giờ. Do đó, bạn đừng bao giờ bỏ cuộc mà hãy luôn nhắc nhở bản thân mình vì mục tiêu sức khỏe cho mình và cho người thân để tiếp tục cố gắng và kiên cường. 

  1. Kết hợp sử dụng các sản phẩm giúp bỏ thuốc lá

   Bạn nên lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ bỏ thuốc lá có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, mang đến tác dụng giúp bỏ thuốc lá an toàn và hiệu quả, tránh gây ra các tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Nước súc miệng Boni-Smok là một giải pháp toàn diện dành cho người nghiện thuốc lá hiện nay. Sản phẩm này đang được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng vì giúp người dùng bỏ thuốc lá dễ dàng trong vòng 3-7 ngày.

 

Boni Smok - Nước súc miệng thảo dược giúp bỏ thuốc lá hàng đầu Việt Nam

 

Boni-Smok - Nước súc miệng giúp bỏ thuốc lá từ thảo dược thiên nhiên

Boni-Smok - Nước súc miệng giúp bỏ thuốc lá từ thảo dược thiên nhiên

 

Boni-Smok là lựa chọn tốt nhất giúp bạn bỏ thuốc lá dễ dàng, an toàn và hiệu quả. Tác dụng này được tạo thành nhờ các yếu tố sau đây:

  • Boni-Smok có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, bao gồm: Kim ngân hoa, cúc hoa, quế, bồ công anh nên an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Đồng thời, cách dùng Boni-Smok là súc miệng, không nuốt vào trong cơ thể nên bạn hoàn toàn yên tâm về độ an toàn khi sử dụng sản phẩm.
  • Cơ chế tác dụng của sản phẩm Boni-Smok rất rõ ràng: Các thành phần thảo dược trong Boni-Smok sẽ phản ứng với nicotine trong khói thuốc tạo nên vị đắng ngắt, khó chịu. Từ đó khiến người dùng chán khói thuốc lá, chống lại các cơn thèm và giúp bỏ thuốc lá hiệu quả.

 

Cơ chế tác dụng rõ ràng của Boni-Smok

Cơ chế tác dụng rõ ràng của Boni-Smok

 

  • Cách sử dụng Boni-Smok cũng rất đơn giản: Mỗi khi thèm thuốc lá, bạn hãy lấy Boni-Smok ra súc miệng với lượng khoảng 20-30ml, lưu ý súc kỹ, sâu trong cổ họng khoảng 30 giây đến 1 phút và nhổ ra, sau đó bạn hút ngay điếu thuốc. Khi thấy vị đắng ngắt trong miệng và mùi khó chịu thì bạn cần bỏ điếu thuốc đi ngay. Mỗi ngày làm như vậy 5-6 lần, sau 3-7 ngày là bạn bỏ được thuốc lá.

Đặc biệt, Boni-Smok đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Trung ương cho kết quả giúp 72,7% người bỏ thuốc lá thành công chỉ sau 3-7 ngày.

Một liệu trình bỏ thuốc lá với Boni-Smok sẽ hết khoảng 2-3 chai to (250ml) và 3-4 chai nhỏ (150ml).

 

Phản hồi của những khách hàng sử dụng Boni-Smok

   Sau hơn 10 năm có mặt trên thị trường Việt Nam, Boni-Smok đã giúp rất nhiều người bỏ thuốc lá thành công một cách an toàn và nhẹ nhàng nhất. Dưới đây là phản hồi của một số khách hàng đã sử dụng BoniSmok:

 

Anh Nguyễn Xuân Phượng (32 tuổi). Địa chỉ: khu công nghiệp Đồng Văn, thị trấn Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Số điện thoại: 0979798335.

 

Anh Nguyễn Xuân Phượng (32 tuổi)

Anh Nguyễn Xuân Phượng (32 tuổi)

 

   “Anh hút thuốc lá từ năm học lớp 9 nên mấy năm nay anh bị nghiện nặng rồi, mỗi ngày anh phải hút hết một bao rưỡi. Anh từng quyết tâm bỏ thuốc lá rất nhiều lần nhưng những cơn thèm thuốc khiến anh luôn thất bại. Tình cờ, anh được biết đến sản phẩm Boni-Smok nên mua về dùng thử. Mỗi lần thèm thuốc, anh súc miệng với Boni-Smok trước rồi hút ngay điếu thuốc, vị đắng ngắt cùng cảm giác buồn nôn khiến anh phải vứt điếu thuốc đi ngay. Nhờ đó, số điếu thuốc giảm đi rõ rệt từng ngày. Bất ngờ hơn là sau 5 ngày, khi anh dùng hết 2 chai Boni-Smok 250ml là đã bỏ hẳn thuốc lá được rồi. Anh mừng lắm!”

 

Anh Phạm Văn Hân (44 tuổi). Địa chỉ: xã A Tiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Số điện thoại: 0914.464.392.

 

Anh Phạm Văn Hân (44 tuổi)

Anh Phạm Văn Hân (44 tuổi)

 

   “Anh nghiện thuốc lá 27 năm trời, mỗi ngày anh hút tới 2 bao thuốc. Anh từng cố gắng bỏ thuốc lá rất nhiều lần nhưng rồi lại tái nghiện. Cách đây 9 tháng, anh biết đến sản phẩm Boni-Smok giúp bỏ thuốc lá hiệu quả nên mua về dùng ngay. Khi thèm thuốc, anh lấy Boni-Smok ra súc miệng khoảng 1 phút rồi hút ngay điếu thuốc, khi ấy anh thấy cảm giác vừa đắng ngắt vừa khó chịu, anh hút đến hơi thứ hai thì ho sặc lên và phải bỏ điếu thuốc đi. Theo hướng  dẫn thì 1 ngày nên súc miệng 5-6 lần nhưng anh chỉ dám súc 3-4 lần thôi. Cứ thế anh sử dụng Boni-Smok đều đặn, số điếu thuốc giảm dần theo từng ngày. Đến ngày thứ 7 sử dụng Boni-Smok anh đã bỏ hoàn toàn được thuốc lá rồi. Thật kỳ diệu!”

 

Anh Hoàng Hải Đảo (41 tuổi). Địa chỉ: số 3117, thị trấn Thạnh An, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ. Số điện thoại: 0907.664.120.

 

Anh Hoàng Hải Đảo (41 tuổi)

Anh Hoàng Hải Đảo (41 tuổi)

 

   “Anh bắt đầu hút thuốc lá từ năm 20 tuổi, mỗi ngày anh hút hết cả bao. Nhiều lần anh cố gắng nhịn hút để bỏ thuốc lá nhưng chỉ được 2 ngày là lại thèm không chịu được. May mắn là sau đó anh biết đến sản phẩm Boni-Smok nên mới có thể bỏ thuốc lá thành công. Sau khi súc miệng bằng Boni-Smok, anh hút ngay điếu thuốc, vị vừa đắng vừa buồn nôn khiến anh phải vứt ngay điếu thuốc đi. Mỗi ngày anh súc miệng khoảng 5-6 lần bằng Boni-Smok thì sau 7 ngày, anh đã bỏ được hoàn toàn thuốc lá rồi. Công nhận Boni-Smok hiệu quả thật!”

   Bài viết trên đây tổng hợp 7 lời khuyên để từ bỏ thuốc lá hiệu quả. Mong rằng qua bài viết này, quý bạn đọc đã tìm ra được cho mình phương pháp giúp bỏ thuốc lá an toàn và hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc nào khác, bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

Boni-Smok 250ml

180.000đ

Boni-Smok 150ml

155.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc