Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

7 Dấu hiệu bệnh tiểu đường: Nhận biết sớm để kịp thời điều trị

Thứ năm, 27-02-2020 13:52 PM

Mục lục [Ẩn]

Bệnh tiểu đường ( đái tháo đường) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư ở các nước phát triển và được xem là “đại dịch” ở các nước đang phát triển. Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng kinh hoàng khi không được điều trị kịp thời như tai biến mạch máu não, mù mắt, nhồi máu cơ tim, suy thận,…Rất nhiều bệnh nhân khi đi khám thì đã mắc các biến chứng nặng rồi. Bởi vậy, nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tiểu đường là điều kiện tiên quyết để kịp thời điều trị, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu về các dấu hiệu bệnh tiểu đường cũng như giải pháp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường trong máu mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng đường huyết trong máu cao hơn ngưỡng trong phép. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống ăn uống không khoa học, lười vận động, căng thẳng stress nhiều.

 

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường trong máu mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng đường huyết trong máu cao hơn ngưỡng trong phép

 

Ở một người khỏe mạnh, tuyến tụy sản sinh ra insulin để giúp cơ thể dự trữ và sử dụng đường từ thức ăn được đưa vào. Bệnh tiểu đường xảy ra khi các điều sau đây xuất hiện:

  • Khi tuyến tụy không sản sinh insulin.
  • Khi tuyến tụy sản sinh rất ít insulin.
  • Khi cơ thể không phản ứng với insulin như bình thường, gọi là tình trạng “kháng insulin”.

Bệnh tiểu đường được phân làm 3 loại, bệnh tiểu đường type 1, bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

 

Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Việc chuẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường dựa vào kết quả xét nghiệm máu. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ thực hiện được điều này khi tới bệnh viện. Có một số dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh tiểu đường mà mọi người nên biết, để khi thấy cơ thể mình có những biểu hiện này thì nên kịp thời đi khám sớm nhé:

  • Ăn nhiều nhưng đói nhiều: Người bị bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ hạn chế việc sản xuất insulin hoặc không thể sử dụng insulin để vận chuyển glucose đi nuôi các tế bào và các cơ. Nghịch lý xảy ra trên cơ thể bạn là nồng độ đường trong máu thì cao nhưng tế bào lại không có đường để sử dụng. Khi bạn làm việc hay hoạt động càng nhiều thì càng tốn năng lượng và muốn tìm kiếm calorie để bổ sung. Chính vì vậy mà bạn có cảm giác đói dữ dội ngay cả những lúc vừa ăn xong và cơ thể thôi thúc bạn phải ăn nhiều hơn. Cần cảnh giác nếu bạn có cảm giác đói dữ dội ngay cả khi vừa ăn xong.

 

  • Đi tiểu nhiều :Khi gặp phải hiện tượng đi tiểu nhiều lần, mọi người thường nghĩ mình đang gặp vấn đề về thận hoặc bàng quang. Tuy nhiên khi bạn đi tiểu khoảng hơn 10 lần một ngày, tiểu nhiều hơn về đêm và lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường thì có thể bạn đang phải sống chung với bệnh tiểu đường. Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu nhiều khiến thận phải làm việc nhiều hơn để giảm bớt lượng đường dư thừa. Lâu dần thận sẽ bị yếu và hoạt động kém hiệu quả.
  • Khát nước: Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những nơi khác sẽ ít hơn. Bạn có thể bị mất nước, và miệng của bạn luôn cảm thấy khát. Dấu hiệu sớm của người mắc tiểu đường là thường cảm thấy khô miệng
  • Gầy nhiều: Bởi tế bào luôn trong tình trạng đói năng lượng, không thể sử dụng đường trong máu làm năng lượng, sẽ  lấy năng lượng dữ trữ từ cơ và mỡ, khiến cơ thể bạn sụt cân nhiều dù bạn không thay đổi chế độ ăn.
  • Thị lực giảm: Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể bạn có thể làm cho tròng kính trong mắt bạn sưng lên khiến mắt mờ và thị lực giảm. Thị lực giảm cũng có thể là biến chứng đục thủy tinh thể của bệnh tiểu đường
  • Vết thương lâu lành: Mức đường trong máu cao khiến cho động mạch bị xơ vữa và là nguyên nhân khiến các mạch máu bị thu hẹp. Chính quá trình này là yếu tố nguy cơ khiến các vết thương chậm lành. Khi mạch máu bị thu hẹp sẽ dẫn đến lưu lượng máu chậm và khiến oxy đến các vết thương cũng giảm. Không những thế lượng đường trong máu cao cũng là nguyên nhân làm giảm chức năng của các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Điều này khiến cho dinh dưỡng không thể vận chuyển đến các mô và vai trò chống nhiễm trùng của bạch cầu cũng bị giảm sút. Việc thiếu chất dinh dưỡng và oxy cũng như chức năng miễn dịch suy giảm sẽ khiến cho các vết thương trở nên lâu lành.

 

  • Mệt mỏi: Mặc dù lượng glucose trong máu luôn ở mức cao nhưng lượng glucose trong tế bào lại luôn bị thiếu hụt. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các tế bào bị đói khi hoạt động, trở nên cạn kiệt năng lượng, làm cho cơ thể thường xuyên mệt mỏi.

Ngoài ra, tùy từng loại tiểu đường, mà triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ có những đặc điểm khác nhau:

Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 1:

Bệnh tiểu đường type 1 thường xuất hiện ở người trẻ tuổi ( dưới 30 tuổi). Bệnh khởi bệnh đột ngột, cấp tính, với những triệu chứng rầm rộ như tiểu nhiều, khát nhiều, gầy nhiều. Người bệnh tiểu đường type 1 thường có tiền sử gia đình có người thân bị đái tháo đường hoặc các bệnh lý tự miễn khác. Người bệnh có thể trạng trung bình hoặc gầy. Nhiều bệnh nhân còn gặp tình trạng nhiễm trùng thường xuyên.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2:

Ở tiểu đường loại 2 , các triệu chứng có thể diễn ra âm thầm trong nhiều năm, không đột ngột và rầm rộ như tiểu đường type 1, bệnh nhân phát hiện ra bệnh khi tình cờ đi khám. Nhưng các dấu hiệu cảnh báo được liệt kê ở trên có thể cảnh báo bạn về tình trạng tiềm ẩn. Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường như: béo phì, trên 50 tuổi, gia đình có người bị tiểu đường, bạn nên đi khám bệnh định kỳ hàng năm để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ

Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng mẹ bầu sẽ gặp một số biểu hiện giống những người mắc bệnh đái tháo đường như luôn cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều, sụt cân, mệt mỏi, nước tiểu có kiến bâu. Ngoài ra, vùng kín của thai phụ dễ bị nấm men, ngứa ngáy, khó chịu,…

 

Kết quả hình ảnh cho bệnh tiểu đường thai kỳ

 

Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Tiểu đường typ1 :

ĐTĐ typ1 (còn được gọi là ĐTĐ phụ thuộc in sulin) chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh, xảy ra khi tế bào bêta của tiểu đảo tụy bị tổn thương và mất khả năng tiết insulin, gây thiếu in sulin tuyệt đối, vì vậy người bệnh bắt buộc phải sử dụng insulin ngoại sinh suốt đời.
 

Sự tổn thương của tế bào bêta trong tiểu đường typ1 có liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường và cơ chế tự miễn dịch. Những người mang kháng nguyên HLA (human leucocyte antigen – kháng nguyên bạch cầu ở người) loại B8, B15, DR3, DR4 sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ typ1. Khi đó, chỉ cần một đợt tấn công của các tác nhân từ môi trường bên ngoài (ví dụ như virut quai bị, sởi, virut coxsakie B4 và B5, retro virut loại C hay các hóa chất có hại trong thực phẩm...) gây ra những tổn thương dù rất nhỏ cho tế bào bêta, cũng sẽ làm giải phóng ra các kháng nguyên và kích thích cơ thể sinh ra tự kháng thể, gây phản ứng viêm tiểu đảo tụy tự miễn.
 

Trong quá trình này, tế bào bạch cầu sẽ tiết ra các chất gây độc tế bào bêta, làm nó bị tổn thương và phá hủy, dẫn đến ngừng tiết insulin.

 

Tiểu đường typ2 :

Khác với ĐTĐ typ1, ĐTĐ typ2 xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, hoặc có đủ nhưng chúng lại hoạt động không hiệu quả (còn gọi là đề kháng insulin), hoặc kết hợp cả hai. ĐTĐ typ2 chiếm tới 90% các trường hợp mắc bệnh, chủ yếu là do ăn quá nhiều chất béo, chất đường và ít vận động thể lực.

 

Kết quả hình ảnh cho ăn quá nhiều

 

 

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hormon khi mang thai làm giảm sự nhạy cảm của insulin đối với tế bào, từ đó gây tăng đường huyết.
Tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát với chế độ ăn và luyện tập khoa học. Nếu đường huyết vẫn tăng cao, người mẹ cần được tiêm insulin. Bình thường tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau khi sinh, nhưng cũng có nhiều trường hợp tiến triển thành ĐTĐ typ2.

 

Biến chứng bệnh tiểu đường

Biến chứng cấp tính

- Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ glucose trong máu xuống quá thấp, thường dưới 4mmol/l (72mg/dL). Người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như người mệt mỏi, vã mồ hôi, nhịp tim tăng, đói cồn cào, chân tay bủn rủn, choáng váng… Nặng hơn, bạn có thể bắt đầu lên cơn co giật, mất dần ý thức.

 

-Nhiễm toan ceton do bệnh tiểu đường

Nhiễm toan ceton thường xảy ra ở những người bệnh tiểu đường type 1 hoặc người đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tụy. Các triệu chứng nhận biết nhiễm toan ceton dễ nhận ra nhất chính là hơi thở có mùi hoa quả lên men, ngoài ra còn nôn, mất nước, hơi thở mệt nhọc, mất phương hướng, hôn mê… Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu kể trên, bạn cần ngay lập tức nhập viện để được các bác sỹ điều trị, nếu để kéo dài có thể dẫn đến hôn mê, hoặc tử vong.

 

-Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do tiểu đường

Tăng áp lực thẩm thấu thường xảy ra ở người bệnh tiểu đường type 2 với nồng độ đường huyết có thể lên đến hơn 40mmol/lit (720mg/dL). Tình trạng này làm cho lượng nước bị thiếu hụt trầm trọng, từ đó làm gia tăng áp lực thẩm thấu trong máu . Các triệu chứng của bệnh cũng rất nghiêm trọng và đa dạng, có thể diễn tiến chậm với các biểu hiện không rõ ràng như gầy nhiều, đái nhiều, sụt cân… Cho đến khi, bệnh tiến triển ngày một nặng dần các triệu chứng sẽ trở nên rầm rộ hơn, bao gồm mắt lờ đờ, ngủ gà, yếu chi, co giật… nếu nặng có thể dẫn tới hôn mê.  Tình trạng này tiến triển từ từ trong vài ngày đến vài tuần

 

Biến chứng mạn tính

- Biến chứng mắt

Khi đường máu của bệnh nhân không được kiểm soát tốt, bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về mắt như:

Bệnh võng mạc mắt: là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở bệnh nhân tiểu đường. Đa số bệnh nhân có biến chứng này không có triệu chứng lâm sàng cho đến khi nặng bệnh.

Đục thuỷ tinh thể: nhân mắt trở lên trắng đục, làm giảm thị lực.

Glaucoma: mắt đau nhức dữ dội, đỏ mắt, chảy nước mắt.

- Biến chứng thần kinh

- Tê bì, dị cảm, mất cảm giác, kiến bò ở hai chân.

- Nhịp tim nhanh khi nghỉ, chóng mặt khi thay đổi tư thế.

- Nuốt nghẹn, đầy bụng, ăn chậm tiêu, nôn, buồn nôn sau khi ăn.

- Rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy kéo dài hoặc táo bón.

- Đái không hết bãi, đái khó hoặc bí đái.

- Rối loạn cương dương ở nam giới.

- Hạ đường huyết không có dấu hiệu cảnh báo.

- Biến chứng thận do bệnh tiểu đường

Biến chứng thận do bệnh tiểu đường chiếm gần 50% các trường hợp suy thận giai đoạn cuối, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các bệnh nhân ĐTĐ.

- Bệnh động mạch ngoại vi (ĐMNV)

Đái tháo đường và hút thuốc lá là hai yếu tố chính gây ra bệnh ĐMNV. Đối với bệnh nhân ĐTĐ, nguy cơ mắc bệnh ĐMNV gia tăng cùng với tuổi, thời gian mắc bệnh và sự xuất hiện của biến chứng thần kinh ngoại vi.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh ĐMNV gồm: đau cách hồi, đau khi nghỉ, nặng có thể dẫn tới tắc mạch chi gây hoại tử mô, thậm chí phải cắt cụt chi. Một số bệnh nhân có thể không có  triệu chứng rõ rệt do có biến chứng thần kinh đi kèm.

Mạch ngoại vi yếu thậm chí mất mạch, rụng lông, thiểu dưỡng móng, da khô lạnh.

-Bệnh động mạch vành

Tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân ĐTĐ có thể gặp ở người trẻ tuổi và có thể có những biểu hiện lâm sàng không điển hình. Nhồi máu cơ tim thường có tiên lượng xấu và hình ảnh tổn thương động mạch vành trên kết quả chụp mạch ở những bệnh nhân này thường nặng hơn so với các bệnh nhân không mắc ĐTĐ.

-Tai biến mạch máu não

Bệnh tiểu đường làm gia tăng tỷ lệ mắc TBMMN, tử vong do TBMMN và thường để lại di chứng nặng nề.

 

Bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Nguyên tắc chung

Đủ chất đạm, béo, bột, vitamin và các chất khoáng, đủ nước.

+ Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn.

+ Không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

+ Duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày.

+ Duy trì được cân nặng lý tưởng.

Phân chia bữa ăn

Đối với bệnh nhân ĐTĐ cần chia thức ăn thành nhiều bữa để chống tăng đường huyết quá mức sau bữa ăn và chống hạ đường huyết khi đói, nhất là ở bệnh nhân dùng thuốc hạ đường huyết. Nên ăn 5 - 6 bữa/ngày.

Ăn sáng     : 20% tổng năng lượng/ngày.

Phụ sáng    : 10% tổng năng lượng/ngày.

Ăn trưa      : 25% tổng năng lượng/ngày.

Phụ chiều  : 10% tổng năng lượng/ngày.

Ăn tối        : 25% tổng năng lượng/ngày.

Phụ tối       : 10% tổng năng lượng/ngày.

Chọn thực phẩm

Nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ( GI < 55)

+ Cung cấp glucid: giảm gạo, mỳ, ngô, khoai;

+ Cung cấp protein: các loại thịt nạc, sữa không đường, cá, đậu đỗ, lạc, vừng.

+ Cung cấp lipid: nên dùng dầu thay mỡ, không ăn những sản phẩm nhiều cholesterol như các loại phủ tạng

+ Cung cấp vitamin và khoáng: các loại rau, củ, quả tươi, hạn chế ăn những quả quá ngọt như:  chuối, mít, na

+ Bớt rượu

Chỉ số gi của thực phẩm

Chỉ số đường huyết chính là thước đo khả năng làm tăng đường huyết sau khi ăn của một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (như bánh mì trắng). Giá trị của chỉ số đường huyết được xếp loại thành THẤP (<55), VỪA (56-74) và CAO ( >75)

Theo khuyến cáo từ Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ, bạn nên lựa chọn chế độ ăn cho người tiểu đường bằng cách kết hợp giữa các món có chỉ số GI cao (bánh mì, gạo nguyên cám) và thấp (như rau củ) với nhau.

 

 

Kết quả hình ảnh cho chỉ số gi của thực phẩm

 

 

Bệnh tiểu đường kiêng ăn gì?

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
  • Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga...
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

Thuốc tiểu đường tây y, con dao 2 lưỡi ?

Thuốc điều trị tiểu đường thường có đặc điểm chung là hạ đường huyết, tăng kích thích sản suất insulin của tuyến tụy. Tuy nhiên các bác sĩ cũng cho biết, các loại thuốc hóa dược điều trị tiểu đường cũng như “con dao hai lưỡi”, nếu người bệnh sử dụng trong thời gian dài và không sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.

 

Tác dụng phụ của thuốc điều trị tiểu đường

– Gây hạ đường huyết: tình trạng đường huyết bị hạ quá thấp khiến người bệnh bị run tay chân, vã mồ hôi, lạnh hoặc nặng hơn có thể bị hôn mê sâu.

– Dị ứng thuốc: Dị ứng thuốc với sự xuất hiện của ban mẩn ngứa trên da, sưng nề mắt và mặt . Người bệnh khi thấy có biểu hiện trên cần hỏi ý kiến bác sĩ để được ngưng dùng thuốc hoặc được thay thế bằng loại thuốc khác.

– Rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng hoặc tiêu chảy là tác dụng phụ rất phổ biến

– Hại gan, thận: các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện nhiều loại thuốc điều trị tiểu đường nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan, thận cho người bệnh, khiến người bệnh mắc thêm bệnh về gan và chứng suy thận.

– Giữ nước và có thể gây tác dụng xấu cho những bệnh nhân suy tim: Một số loại thuốc chữa bệnh tiểu đường như rosiglitazone và pioglitazone được cảnh báo không nên sử dụng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim vì chúng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch.

 

Nguyên tố vi lượng - chìa khóa để kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng

 

Magie:

Theo nghiên cứu của bác sĩ Ruy Lopez-Ridaura và các cộng sự là bác sĩ Walter C. Willett, bác sĩ Eric B. Rimm, bác sĩ Meir J. Stampfer, bác sĩ  JoAnn E. Manson làm việc tại bộ môn dinh dưỡng, trường y tế cộng đồng đại học Harvard về mối liên quan giữa chế độ ăn giàu magie và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2, những người có chế độ ăn giàu magie sẽ giảm nguy cơ gặp biến chứng của tiểu đường typ 2 so với những người có chế độ ăn nghèo magie

Những nghiên cứu y học chỉ ra rằng:

-Magie tham gia vào quá trình tạo glycogen của cơ và gan từ glucose máu.

- Tham gia và sự phân hủy glucose, acid béo và các acid amin trong quá trình chuyển hóa năng lượng

- Đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp lipid và protein giúp quá trình tạo xương , đảm bảo tính bền vững trong dẫn truyền và sự co cơ

- Có tác dụng điều hòa hàm lượng đường trong máu, ổn định huyết áp.

 

Kẽm, chrom:

Nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Richard A. Anderson, làm việc tại phòng thí nghiệm chức năng, trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng BeltSville, USDA, ARS, Belt Sville, MD về vai trò của kẽm và chrom đối với bệnh nhân tiểu đường đã chứng minh:  kẽm và chrom có tác dụng giảm đường huyết, tăng độ nhạy insulin ở bệnh nhân tiểu đường, hạn chế các biến chứng trên tim mạch, võng mạc

 

Selen:

Nghiên cứu của các bác sĩ Murat Ayaz, Belgin Can, Semir Ozdemir, Belma Turan làm việc tại khoa sinh học đại học AnKaRa Thổ Nhĩ Kỳ về vai trò của selen trong việc kiểm soát đường huyết và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường, đặc biệt là biến chứng trên tim. Nghiên cứu chỉ ra rằng, Selen có tác dụng kiểm soát đường huyết, ngăn chặn các biến chứng trên tim, thận, tiểu cầu

 

Kết quả hình ảnh cho nguyên tố vi lượng

 

 

BoniDiabet của Canada và Mỹ – Sự kết hợp hoàn hảo giữa nguyên tố vi lượng và thảo dược kinh điển trong hỗ trợ điều trị tiểu đường

 

Khi nguyên tố vi lượng được phối hợp với các thảo dược kinh điển cho bệnh tiểu đường như dây thìa canh, hạt methi, lô hội, mướp đắng… sẽ giúp đường huyết hạ an toàn, ổn định hơn và giúp người bệnh kiểm soát đường huyết tốt hơn:

 

-Dây thìa canh: có chứa nhiều acid gymnemic, flavone, anthraquinone, peptide gumarin,… có tác dụng làm tăng tiết insulin của tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

 

-Mướp đắng: giúp giảm đường huyết và chỉ số HbA1c, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường trên võng mạc, các bệnh lý thần linh ngoại biên, làm lành vết loát , ngăn ngừa xơ vữa động mạch , đục thủy tinh thể.

 

Kết quả hình ảnh cho mướp đắng

 

- Hạt methi: Trong hạt methi có chứa axit amin 4-hydroxy-isoleucin kích thích sự tiết insulin do đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngoài ra còn có nhiều galactomannan giúp làm chậm tốc độ hấp thu đường vào máu. Hạt methi được chứng minh có tác dụng làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều lần, sụt cân do bệnh tiểu đường gây ra. Hạt methi cũng ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường trên tim, gan, thận, võng mạc, các bệnh lý thần kinh ngoại biên, làm lành vết thương, ngăn ngừa biến chứng trên thận như suy thận.

 

Và BoniDiabet là sản phẩm duy nhất có sự phối hợp toàn diện của thảo dược như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, lô hội cùng các nguyên tố vi lượng là Magie, kẽm , selen và crom. BoniDiabet không những giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường đặc biệt là biến chứng trên mắt mà còn giúp giảm cholesterone và lipid máu.

BoniDiabet – Sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và công nhận của chuyên gia y tế

 

BoniDiabet đã được chứng minh qua các thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội từ tháng 5/2016 đến tháng 8/2016 bởi Ths.Bs. Vũ Văn Hoàng (giám đốc bệnh viện) và các bác sĩ khác. Nghiên cứu về tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường của BoniDiabet được đánh giá trên các phương diện:

1. Triệu chứng của tiểu đường: cảm giác khát và đi tiểu

2. Chỉ số đường huyết

3. Chỉ số HBA1C

Nghiên cứu lâm sàng cho kết quả 96.67% bệnh nhân cải thiện cho kết quả tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet.

BoniDiabet cũng nhận được sự đánh giá, công nhận của người tiêu dùng và các chuyên gia y tế. Năm 2014 và 2018 BoniDiabet vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn và hiệu quả.

 

Nghiên cứu lâm sàng cho kết quả 96.67% bệnh nhân cải thiện cho kết quả tốt và khá sau khi sử dụng BoniDiabet.

 

BoniDiabet đồng hành cùng 5 triệu bệnh nhân Việt Nam trong cuộc chiến với bệnh tiểu đường

 

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi, ở Trại Mới, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang . Đt 0983.090.165

Tôi bị tiểu đường 4 năm, đường huyết 12mmol/l. Dùng 2 viên thuốc tây mỗi ngày chú bị mệt, tê bì chân tay, mờ mắt. Sau khi dùng thêm BoniDiabet, đường huyết của tôi còn 6.0mmol/l, sau 4 tháng tôi đã hết hẳn những triệu chứng tê bì chân tay và mờ mắt. Người tôi rất khỏe mạnh, vận động đi lại bình thường, tới nay tôi chỉ còn dùng có 2 viên BoniDiabet và đã giảm được nửa liều thuốc tây mà đường huyết vẫn luôn là 6.0, không xuất hiện bất kỳ biến chứng nào nữa.”

 

Chú Hoàng Văn Hải, 52 tuổi, ở Trại Mới, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang . Đt 0983.090.165

 

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi, 401E2 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội. Điện thoại: 0919.038.672 – 0988.417.363

“ Ban đầu tôi có triệu chứng thường xuyên khát nước, thèm đồ ngọt, ăn nhiều nhưng bị sút tới 4 cân. Đi khám phát hiện mình bị đường huyết, chỉ số 7.6mmol/l. Dùng 2 viên thuốc tây 1 ngày, đường huyết của tôi lên xuống thất thường lúc 9.2 lúc lại xuống chưa tới 6, tôi bị choáng và tê tay đồng thời men gan tăng cao. Tôi dùng BoniDiabet 4 viên 1 ngày, đường huyết luôn ổn định dưới 6. Bây giờ tôi đã bỏ hết thuốc tây, hàng ngày chỉ dùng có 2 viên BoniDiabet, đường huyết luôn ổn định, men gan cao và tê tay chân đã hết.”

 

Cô Trần Thị Thành, 58 tuổi, 401E2 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội. Điện thoại: 0919.038.672 – 0988.417.363

 

 

Chú Trần Ngọc Tuấn, 60 tuổi. Địa chỉ: 148 Nguyễn Thanh Đằng, p. Phước  thiệp, Tp bà Rịa. Điện thoại: 0909.151.519

“Tôi bị tiểu đường cách đây 5 năm trước, triệu chứng tiểu đêm nhiều, cân nặng tụt gần 10 kí trong vài tháng, đường huyết đo được là 187mmg/dl. Tôi dùng thuốc tây kèm với 4 viên BoniDiabet, đường huyết luôn ở ngưỡng an toàn 110-120 mg/dl vì thế hiện tại tôi đã bỏ hẳn thuốc tây và chỉ dùng có 3 viên BoniDiabet hàng ngày, đường huyết vẫn luôn tốt và người khỏe khoắn, không bị bất cứ biến chứng nào của tiểu đường cả.”

 

Chú Trần Ngọc Tuấn, 60 tuổi. Địa chỉ: 148 Nguyễn Thanh Đằng, p. Phước  thiệp, Tp bà Rịa. Điện thoại: 0909.151.519

 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường, hy vọng sẽ giúp ích được cho quý bạn đọc. Còn bất cứ băn khoăn thắc gì, mời quý bạn đọc gọi tới hotline 18001044 để được các dược sĩ tư vấn miễn phí nhé!

Sản phẩm được phân phối bởi công ty TNHH TM Botania

Địa chỉ: 169, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội 

 

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniDiabet+ 60v

405.000đ

BoniDiabet+ 30v

230.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc