Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

7 bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch chân giúp bệnh cải thiện hiệu quả

Thứ ba, 02-03-2021 17:02 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Với người bị suy giãn tĩnh mạch chân, chế độ tập luyện, sinh hoạt đóng vai trò rất lớn trong việc bệnh có được cải thiện tốt hay không. Người bệnh thường được khuyên nên thường xuyên luyện tập nhưng bài tập nào mới tốt cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch? Trong bài viết ngay sau đây, Bí Quyết Sống Khỏe sẽ đưa đến bạn những bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch chân tốt nhất. Mời các bạn cùng đọc và tìm hiểu thêm.

 

Bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch

Bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch

 

Lý do khiến người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên có chế độ tập luyện thích hợp

   Suy tĩnh mạch chân là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới do van tĩnh mạch bị hư hại và suy yếu. Khi tĩnh mạch bị giãn, các van không khép kín sẽ gây hiện tượng dòng chảy ngược. Điều đó làm máu bị ứ lại trong lòng mạch, khiến tĩnh mạch ngày càng suy yếu và giãn rộng, gây hàng loạt các triệu chứng như đau, nhức, nặng mỏi, phù chân… và hình thành cục máu đông khiến người bệnh phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.

   Hệ thống tĩnh mạch chân là hệ thống tĩnh mạch phải chịu nhiều áp lực nhất do trọng lượng của cơ thể, do những vận động sinh hoạt hàng ngày vì thế chúng sẽ dễ bị suy giãn hơn.

   Khi tập luyện đúng cách, máu trong tĩnh mạch sẽ được lưu thông tốt hơn, từ đó giúp giảm tình trạng ứ máu, giảm triệu chứng cũng như giảm khả năng hình thành huyết khối cho bạn. Vì vậy, việc thực hiện các bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch cũng sẽ góp phần giúp cải thiện bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bài tập mà người bệnh suy giãn tĩnh mạch nên áp dụng:

 

Tính mạch bị suy giãn và hiện tượng dòng chảy ngược

Tính mạch bị suy giãn và hiện tượng dòng chảy ngược

 

7 bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch chân hiệu quả nhất

Người bệnh có thể tập ở nhiều tư thế khác nhau như khi nằm, khi ngồi và khi đứng, cụ thể:

Bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch chân ở tư thế nằm

Bài 1: Gấp và duỗi khớp cổ chân

Bạn nằm ngửa trên mặt phẳng (sàn hoặc giường), hai chân duỗi thẳng, nâng chân phải lên  và tập duỗi rồi gấp khớp cổ chân đến mức tối đa từ 10 đến 15 lần.

Đưa chân trái về tư thế ban đầu, tập tương tự như vậy đối với chân phải. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần.

Bài 2:  Xoay khớp cổ chân

Bạn nằm trên mặt phẳng, hai chân duỗi thẳng, nâng chân trái lên khỏi mặt giường khoảng 30 đến 50 độ. Sau đó, bạn xoay khớp cổ chân từ phải qua trái rồi từ trái qua phải 5 đến. Tiếp theo, bạn gập cổ chân lên xuống 5-10 lần. 

Đưa chân trái trở về vị trí ban đầu rồi tập tương tự như vậy đối với chân phải, mỗi ngày tập 2 đến 3 lần như vậy.

 

Bài tập  xoay khớp cổ chân

Bài tập  xoay khớp cổ chân

 

Bài 3. Đạp xe đạp trên không

   Bạn nằm ngửa trên mặt phẳng, nâng hai chân lên khỏi mặt giường, gấp khớp háng và khớp gối sau đó đạp vào không khí một cách nhịp nhàng giống như đang đạp xe. Tập đến khi có cảm giác mỏi nhẹ thì nghỉ khoảng 2-3 phút rồi tiếp tục tập. Một ngày, bạn nên thực hiện bài tập này từ 2-3 lần. Đây là bài tập cho hiệu quả cao và nên được áp dụng thường xuyên, đều đặn hàng ngày.

 

Bài tập đạp xe đạp trên không tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

Bài tập đạp xe đạp trên không tốt cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

 

   Ngoài ra, ở tư thế nằm, bạn nên thực hiện động tác giơ hai chân lên cao và giữ nguyên trong khoảng 5-15 phút. Tốt hơn hết, bạn nên nằm thoải mái, chân kê cao lên tường sao cho gần vuông góc với mặt sàn. Khi đó, máu sẽ được vận chuyển về tim tốt hơn, hạn chế được hiện tượng dòng chảy ngược, các triệu chứng như đau, nặng , mỏi chân cũng được cải thiện rõ rệt. .

Bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch chân ở tư thế ngồi trên ghế

Bài 1:  Nâng cẳng chân

   Bạn ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp sao cho hai bàn chân đặt trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, lưng thẳng. Sau đó bạn nâng bàn và cẳng chân trái đến khi  cẳng chân song song với mặt sàn thì hạ xuống. Bạn tập luân phiên 2 chân, đổi nhau liên tục, chân này đưa lên thì chân còn lại  để xuống mặt sàn trong khoảng 2-3 phút thì nghỉ 1 phút rồi lặp lại các động tác trên.

Mỗi lần bạn tập khoảng 10-15 lượt như trên, mỗi ngày 2-3 lần để thu được hiệu quả tốt.

Bài 2:. Xoay khớp cổ chân

   Người tập ngồi trên ghế, hai bàn chân đặt trên sàn nhà cách nhau khoảng 20cm, sau đó nâng mũi bàn chân phải lên khỏi sàn nhà, chỉ có gót chân sát trên sàn nhà rồi tập xoay khớp cổ chân vào trong, ra ngoài từ 10 đến 15 lần, gập khớp cổ chân lên xuống 10-15 lần rồi tập tương tự như vậy đối với chân trái và cả hai chân. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

 

Bạn xoay khớp theo đường tròn và gập cổ chân lên xuống

Bạn xoay khớp theo đường tròn và gập cổ chân lên xuống

 

   Với các bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch chân ở tư thế ngồi như trên, khi đã thuần thục, người bệnh có thể thực hiện ngay cả khi đang ngồi làm việc. Điều này có ý nghĩa quan trọng với một đối tượng nguy cơ cao đó là nhân viên văn phòng.

Bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch chân ở tư thế đứng

Bài 1:  Ngồi xuống và đứng lên nhón gót chân

   Bạn đứng thẳng, hai chân thoải mái. Sau đó hạ lưng và hông như đang ngồi xuống đến khi đùi và cẳng chân tạo thành một góc 90o thì dừng lại và trở về tư thế đứng. Đồng thời, bạn nhón gót để đứng trên đầu các ngón chân, rồi sau đó ngồi xuống, làm lại từ 10 đến 15 lần. Mỗi ngày tập từ 2 đến 3 lần.

 

Bạn nên nhón gót chân trong quá trình tập

Bạn nên nhón gót chân trong quá trình tập

 

Bài 2: Gấp và duỗi khớp cổ chân

   Bạn đứng, nhấc một chân lên khỏi sàn nhà rồi tập gấp, duỗi khớp cổ chân đến mức tối đa từ 10 đến 15 lần. Đứng trở lại tư thế ban đầu, nhấc chân kia lên khỏi sàn nhà và thực hiện các bài tập như với chân đã làm. Mỗi ngày tập 2 đến 3 lần.

   Trên đây là một số bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch chân thường được áp dụng ở ba tư thế khác nhau. Việc luyện tập đều đặn các bài tập trên là quan trọng, nhưng chưa đủ. Người bệnh cần nắm được và thực hiện các lưu ý trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, đồng thời có phương pháp giúp khắc phục tình trạng tĩnh mạch bị suy giãn hiệu quả. Chi tiết sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết ngay sau đây.

 

Các lưu ý trong chế độ sinh hoạt của người bị suy giãn tĩnh mạch

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân nên

  • Mang giày đế mềm, gót thấp: Nên bước đi tự nhiên bằng cả bàn chân.
  • Năng vận động, nếu công việc phải đi lại nhiều hoặc đứng lâu, nếu thấy mỏi chân thì người bệnh nên ngồi nghỉ cho đến khi chân thấy thoải mái.
  • Ngồi đúng tư thế: Chân chạm đất, để mặt dưới đùi vừa chạm ghế sao cho mặt ghế không tỳ lên mặt dưới đùi vì điều đó sẽ làm cản trở lưu thông máu tĩnh mạch chạy dọc mặt sau đùi. Khi ngồi lâu ở một tư thế, người bệnh nên đứng dậy, đi lại khoảng 5-10 phút.
  • Nên tập những môn thể thao có động tác nhịp nhàng và nhẹ nhàng, ví dụ như: đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe, …
  • Sau khi tắm xong nên xối chân bằng nước lạnh. Nước lạnh sẽ làm co thắt tĩnh mạch, giúp cho sự vận chuyển máu hồi lưu về tim dễ dàng hơn.
  • Nên kê cao chân khi ngủ hoặc khi nằm nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp máu trong tĩnh mạch dễ dàng về tim hơn.

 

Người bệnh nên kê cao chân khi nằm nghỉ

Người bệnh nên kê cao chân khi nằm nghỉ

 

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân KHÔNG nên

  • Mặc quần áo quá chật, đặc biệt là bó sát ở vùng chậu và hông. Nguyên nhân là do quần áo bó chật sẽ làm cản trở máu lưu thông, từ đó khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Mang giày cao gót: Giày cao gót sẽ khiến chân của bạn chịu nhiều áp lực từ trên xuống hơn, hoạt động lưu thông máu trong lòng tĩnh mạch cũng bị cản trở, từ đó khiến bệnh nặng hơn.
  • Mang vác nặng : Xách nặng (ví dụ như đi chợ, mua sắm) sẽ làm cho máu dồn xuống chân nhiều hơn và làm cho tĩnh mạch càng bị quá tải.
  • Phơi nắng nhiều. Nhiệt độ và các tia bức xạ trong ánh nắng mặt trời sẽ có hại cho tĩnh mạch, đặc biệt là khi chúng đã bị suy giãn.
  • Chơi những môn thể thao cử động nhanh, mạnh và chuyển hướng đột ngột gây chấn động lên hệ tĩnh mạch chân. Các môn thể thao nặng (cử tạ, tập thể hình, chạy tốc độ, nhảy cao, nhảy xa, …), các môn có đối đầu căng thẳng (tennis, cầu lông, …), những môn chơi với bóng (bóng đá, bóng rổ,…).
  • Ngồi bắt chéo chân: Bắt chéo chân sẽ tạo nhiều áp lực lên đùi, xương chậu khiến máu khó lưu thông.
  • Xoa cao dầu nóng: Dầu nóng có thể giúp máu trong tĩnh mạch lưu thông tốt hơn, từ đó giúp người bệnh giảm triệu chứng đau mỏi. Thế nhưng, tác dụng đó chỉ là nhất thời, cao dầu nóng sẽ làm tĩnh mạch bị suy giãn nhiều hơn, trở nên yếu hơn, từ đó bệnh ngày càng nặng hơn.

 

Bạn không nên ngồi bắt chéo chân, không nên mang giày cao gót

Bạn không nên ngồi bắt chéo chân, không nên mang giày cao gót

 

   Ngoài việc thực hiện đều đặn các bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch cũng như những chế độ sinh hoạt kể trên, người bệnh cần có phương pháp giúp khắc phục hiệu quả tình trạng tĩnh mạch bị suy giãn.

   Chia sẻ với Bí Quyết Sống Khỏe, BS CK II Hoàng Đình Lân, Nguyên trưởng khoa Ngoại, bệnh viện Y học cổ truyền TW cho biết: “Để bệnh suy giãn tĩnh mạch được cải thiện tốt, điều quan trọng đó là người bệnh cần có phương pháp giúp tăng độ đàn hồi, co nhỏ tĩnh mạch, đồng thời tăng cường lưu thông máu trong tĩnh mạch hiệu quả. Tôi luôn khuyên người bệnh của mình sử dụng sản phẩm BoniVein + của Mỹ. Đây là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, có cơ chế toàn diện nhất hiện nay khi vừa giúp co nhỏ tĩnh mạch, vừa bảo vệ thành tĩnh mạch trước các gốc tự do, đồng thời giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu. Thực tế cho thấy, tất cả những bệnh nhân tôi khuyên dùng BoniVein + đều thu được hiệu quả tốt”.

 

BoniVein + - Sản phẩm tối ưu dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch

   BoniVein + là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, được sản xuất tại nhà máy J&E International đạt tiêu chuẩn GMP của FDA Hoa Kỳ và WHO, thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals - tập đoàn sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng uy tín hàng đầu thế giới.

BoniVein + có sự kết hợp hài hòa của nhiều thảo dược quý từ thiên nhiên tạo nên công thức ưu việt, tác động đến mọi khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân giúp cải thiện toàn diện bệnh lý này. Cụ thể thành phần của sản phẩm BoniVein + bao gồm:

 - Nhóm thảo dược giúp tác động trực tiếp đến hệ thống tĩnh mạch: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ giúp tăng sức bền và độ đàn hồi của tĩnh mạch, từ đó, giúp co nhỏ, làm mờ các tĩnh mạch bị suy giãn và làm giảm những triệu chứng khó chịu khác của bệnh như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì, chuột rút,…

- Nhóm thảo dược giúp chống oxy hóa mạnh: Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C. Nhờ vậy, BoniVein + giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.

- Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher's broom. Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu, từ đó giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới.

 

Công thức toàn diện của BoniVein +

Công thức toàn diện của BoniVein +

 

   Các thành phần của BoniVein + đều được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên sản phẩm rất an toàn và lành tính, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.

   Không chỉ nổi bật ở công thức toàn diện, BoniVein + còn vượt trội hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường nhờ công nghệ bào chế hiện đại bậc nhất hiện nay. Đó là công nghệ siêu nano Microfluidizer của Mỹ. Khi được bào chế bằng công nghệ tiên tiến này, các thành phần trong BoniVein +  sẽ được chuyển sang dạng hạt phân tử kích thước siêu nano. Nhờ đó mà khả năng hấp thu và hiệu quả tác dụng của BoniVein +  được nâng tầm lên mức tối đa.

Như vậy, với người bệnh suy giãn tĩnh mạch, sản phẩm BoniVein + chính là sự lựa chọn tối ưu, giúp bệnh được cải thiện một cách hiệu quả và an toàn.

 

Hiệu quả của BoniVein + đã được kiểm chứng trên hàng vạn bệnh nhân

   Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết “BoniVein có tốt không?”, mời bạn theo dõi những chia sẻ thực tế của người dùng sản phẩm ngay sau đây, từ đó có cho mình đáp án khách quan nhất. 

Chú Hồ Văn Hiệp, 52 tuổi, số 3/2A ấp Mỹ Hòa 4, xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh, điện thoại 0945.805.815.

 

Chia sẻ của chú Hồ Văn Hiệp

 

   Chú Hiệp chia sẻ: “Chú bị suy giãn tĩnh mạch từ năm 2015, bệnh khiến chân chú sưng phù, chạm chỗ nào đau chỗ đó, bầm tím, chuột rút 2 ngày/lần, có khi đêm nào cũng bị. Chú đi khám và dùng thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ. Không chỉ vậy, chú còn chăm chỉ kết hợp với các bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch, lúc nào rảnh là chú gác chân cao lên ghế rồi xoay cổ chân, rồi nhiều khi chú dựng ngược chân lên tường để máu chảy dồn về tim. Thế nhưng tình trạng bệnh của chú không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ còn chỉ định chú mổ chân, mỗi chân hết 10 triệu, nếu tái phát thì lại mổ tiếp”.

   “Cơ duyên may mắn giúp chú biết đến và sử dụng sản phẩm BoniVein + của Mỹ. Chú uống với liều 6 viên mỗi ngày, chia hai lần thì tới hộp thứ 3, thứ 4 là chân chú đỡ hẳn, hết đau, sáng ngủ dậy chỉ hơi thốn thốn chút thôi nhưng vẫn đi lại bình thường được. Hai bắp chuối thì đã bớt sưng, mềm ra. Chú dùng tiếp 6 lọ BoniVein + nữa thì hai chân đã xẹp lại, hết sưng phù, hết đau, hết cả chuột rút. Chú mừng lắm!”

Cô Nguyễn Thị Dung (60 tuổi). Địa chỉ: Phòng 504G7, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Số điện thoại: 0938.204.979.

 

Cô Nguyễn Thị Dung (60 tuổi)

Cô Nguyễn Thị Dung (60 tuổi)

 

   “Cô bị suy giãn tĩnh mạch chân cũng hơn 3 năm rồi. Hai chân cô thường xuyên nặng mỏi, đau nhức, tê buốt, 2 bắp chân sưng to khiến cô không ngồi gập chân được. Cô đi khám thì được bác sĩ kê cho thuốc tây để dùng hàng ngày. Thế nhưng, dù cô đã dùng thuốc rất đều đặn mấy tháng trời kết hợp các bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch mà bệnh tình chẳng có mấy khả quan.”

   “Cho đến khi dùng BoniVein + của Mỹ thì bệnh của cô đã được cải thiện rất tốt. Sau 2 tháng sử dụng, các triệu chứng khó chịu như nặng mỏi, đau nhức, tê buốt chân đã giảm rõ rệt, chân cô cũng không còn sưng phù nữa, đi lại thoải mái, nhẹ nhàng. Đến bây giờ, cô vẫn tiếp tục dùng BoniVein + để giúp phòng ngừa bệnh tái phát.”

   Những bài tập cho người suy giãn tĩnh mạch đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Để bệnh được cải thiện tốt nhất, bạn cần có biện pháp giúp tăng độ đàn hồi, độ bền cho tĩnh mạch, giúp tĩnh mạch co nhỏ lại đồng thời hoạt huyết, giúp máu lưu thông tốt hơn. Để làm được điều đó, sản phẩm BoniVein + .của Mỹ chính là lựa chọn tối ưu của bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe.

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc