Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

6 Nguyên nhân gây bệnh trĩ và 3 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh

Thứ hai, 23-03-2020 16:27 PM

Mục lục [Ẩn]

 

Bệnh trĩ là gì mà khiến cho nhiều người phải khiếp sợ mỗi khi nhắc đến như vậy ? Không chỉ gây ra rất nhiều những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống căn bệnh này còn dẫn  đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị đúng cách !

Cùng tìm hiểu về 6 nguyên nhân gây bệnh trĩ, các dấu hiện nhận biết sớm, biến chứng bệnh trĩ có thể gặp phải cũng như cách phòng ngừa và điều trị ở bài viết này nhé !

 

Bệnh trĩ là gì ?

 

Thế nào bệnh trĩ ?

Trước tiên chúng ta cần phải biết bệnh trĩ là gì ? Trĩ hay còn gọi là lòi dom là căn bệnh xảy ra ở vùng hậu môn trực tràng với tình trạng suy yếu, giãn nở quá mức của hệ thống búi tĩnh mạch. Tình trạng này khiến cho vùng niêm mạc bị căng phồng lên dễ sa ra ngoài và hình thành nên các búi trĩ. Mỗi người bệnh trĩ có thể xuất hiện một hoặc nhiều búi trĩ.

Trĩ là bệnh lý có tỷ lệ mắc rất cao ở trong dân số, không phân biệt giới tính (cả nam và nữ), không phân biệt tuổi tác (cả già lẫn trẻ đều có thể mắc bệnh) mặc dù người cao tuổi có tỷ lệ bị cao hơn.

 

6 Nguyên nhân gây bệnh trĩ

Bệnh trĩ do rối loạn tiêu hóa

Nhắc đến nguyên nhân gây bệnh trĩ, đầu tiên phải kể đến rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện và điển hình nhất là tình trạng táo bón.

Táo bón kéo dài liên tục chính là yếu tố góp phần lớn nhất khiến cho búi trĩ hình thành và sa ra ngoài. Vì khi bị táo bón thì phân khô cứng, khó đại tiện, phải rặn nhiều khiến cho áp lực lớn tác động lên niêm mạc hậu môn trực tràng làm suy yếu thành mạch máu, gây suy giãn tĩnh mạch.

Và không chỉ táo bón mà tình trạng tiêu chảy mãn tính, kéo dài liên tục cũng có thể gây ra bệnh trĩ do dễ làm tổn thương niêm mạc trực tràng.

 

Táo bón là nguyên nhân gây bệnh trĩ

Táo bón là nguyên nhân gây bệnh trĩ

Nguyên nhân ăn uống dẫn đến bệnh trĩ

Chế độ ăn thiếu cân bằng dinh dưỡng, không đúng khoa học sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện và làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.

Cụ thể đó là thói quen ăn quá nhiều chất đạm, dầu mỡ, ít rau củ trái cây, thiếu chất xơ dẫn tới hệ tiêu hóa hoạt động không tốt, phân khô gây khó khăn cho quá trình đại tiện, dễ làm tổn thương đám rối tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn.

Bên cạnh đó việc ít uống nước, uống không đủ nước hằng ngày cũng là yếu tố nguy cơ cần được lưu ý. Bởi vì nếu thiếu nước hệ tiêu hóa sẽ hoạt động không tốt, phân thường bị khô cứng và gây táo bón.

 

Nguyên nhân từ lối sống sinh hoạt thiếu khoa học

Việc lười vận động và ngồi quá nhiều mỗi ngày là một thói quen xấu khiến chúng ta dễ bị trĩ. Thói quen này sẽ khiến cho vùng trực tràng hậu môn thường xuyên phải chịu áp lực nặng nề. Áp lực sẽ khiến cho hệ thống tĩnh mạch tại đây dễ bị tổn thương và suy yếu.

 

Thói quen đại tiện xấu là nguyên nhân bệnh trĩ

Việc đại tiện, đi ngoài có hằng ngày đúng cách hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Dưới đây là những thói quen xấu sẽ làm tăng khả năng bị trĩ:

+ Ngồi đại tiện không đúng tư thế: tư thế ngồi đại tiện tốt nhất là phần đùi và bụng tạo 1 góc 45 độ.

+ Thời gian ngồi đại tiện quá lâu.

+ Dùng giấy quá khô ráp lau chùi sau khi đi ngoài.

 

Bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ khi mang thai

Nguyên nhân mang thai

Thực tế, nhiều trường hợp chị em phụ nữ bị trĩ vào thời điểm 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân là do trong giai đoạn có bầu, cơ thể của phái đẹp có sự thay đổi lớn về nội tiết hormon dẫn đến tình bền vững của thành mạch bị giảm xuống. Cùng mới đó là sự xuất hiện của thai nhi làm tăng áp lực lên vùng xương chậu, vùng hậu môn khiến cho bệnh trĩ khi mang thai có nguy cơ xuất hiện tăng cao.

 

Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ khác

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh trĩ kể trên thì còn có 2 yếu tố nữa cũng góp phần không nhỏ vào việc hình thành bệnh. Đó là yếu tố di truyền và tuổi tác:

+Di truyền: nếu chúng ta có nhiều người thân trong gia đình bị bệnh trĩ và nhất là cha mẹ, ông bà ruột thì nguy cơ bị bệnh sẽ rất cao.

+Tuổi tác: tuổi càng cao thì cấu trúc, chức năng của cơ thể càng suy yếu. Khi hệ thống tĩnh mạch, niêm mạc trực tràng hậu môn bị suy yếu thì khả năng hình thành các búi trĩ là rất lớn.

 

Phân loại bệnh trĩ

Phân loại bệnh trĩ

4 Loại bệnh trĩ thường gặp

Cách phân loại bệnh trĩ phổ biến nhất hiện nay là phân loại phụ thuộc vào vị trí hình thành của các búi trĩ. Theo cách phân loại này thì sẽ có 4 loại bệnh trĩ là:

Trĩ nội: các búi trĩ ở trên đường lược, sâu về phía trực tràng. Do đó ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ không thấy được hiện tượng búi trĩ trồi ra ngoài. Và chỉ đến giai đoạn cuối, từ cấp độ 3 trở đi thì búi trĩ mới sa ra hậu môn.

Trĩ ngoại: búi trĩ hình thành ở dười đường lược, lòi ra khỏi hậu môn. Chính vì vậy người bệnh có thể thấy được  búi trĩ hình thành khi còn nhỏ và ngay từ giai đoạn sớm. Cũng nhờ đó mà người bệnh trĩ ngoại thường phát hiện ra sớm hơn so với người bệnh trĩ nội.

+ Trĩ hỗn hợp: bao gồm cả trĩ nội và trĩ ngoại.

+ Trĩ vòng: có nhiều búi trĩ hình thành liên tục với nhau gần như tạo thành một vòng tròn.

 

3 Dấu hiệu bệnh trĩ đặc trưng nhất

 

Dấu hiệu bệnh trĩ

Dấu hiệu bệnh trĩ

3 Dấu hiệu bệnh trĩ đặc trưng mà hầu như bệnh nhân nào cũng gặp phải là: ngứa rát đau nhức tại hậu môn, chảy máu và sa búi trĩ.

+ Triệu chứng đau ngứa: Đây là dấu hiệu đầu tiên sẽ xuất hiện ở người bệnh trĩ. Do vùng niêm mạc tại hậu môn trực tràng bị suy yếu, dễ bị tổn thương, viêm sưng tấy nên khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, đau nhức, nhất là khi đi đại tiện. Ban đầu đau ngứa chỉ thỉnh thoảng xuất hiện vì bệnh nhẹ nhưng càng về sau nó sẽ càng biểu hiện rõ, nặng nề và thường xuyên hơn.

+ Chảy máu hậu môn: Thường xảy ra khi người bệnh đi đại tiện. Do hệ thống tĩnh mạch tại hậu môn bị suy yếu giãn nở nên dễ bị xuất huyết chảy máu khi có những tác động, dù là rất nhẹ. Đặc biệt nếu bệnh nhân bị táo bón, phân khô thì sẽ càng bị chảy máu nhiều hơn.

+ Biểu hiện sa búi trĩ: Sự hình thành một hoặc nhiều búi trĩ là biểu hiện đặc trưng và là dấu hiệu chẩn đoán chính xác bệnh trĩ. Do hệ thống tĩnh mạch, niêm mạc bị trồi ra ngoài mà tạo ra các búi trĩ. Bệnh càng nặng thì búi trĩ càng lớn, sa ra càng nhiều. Tuy nhiên tùy thuộc vào vị trí hình thành búi trĩ mà người bệnh có thể quan sát được hoặc không (trĩ nội thường chỉ thấy búi trĩ từ độ 3 trở đi)

Các biểu hiện triệu chứng của bệnh trĩ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào mức độ phát triển của bệnh cũng như cơ địa của từng người. Khi thấy một trong những biểu hiện này, người bệnh nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và có các biện pháp điều trị kịp thời.

 

Phòng ngừa bệnh trĩ

Phòng ngừa bệnh trĩ

5 Chú ý để phòng ngừa bệnh trĩ

Để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc phải bệnh trĩ, bạn cần phải chú ý 5 điều sau đây:

+ Không để tình trạng táo bón kéo dài, tăng cường bổ sung chất xơ đều đặn trong các bữa ăn hằng ngày từ rau xanh, củ quả và trái cây… Những thực phẩm này không chỉ cung cấp chất xơ để ổn định tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón mà còn mang đến cho chúng ta hàng loạt các vitamin và khoáng chất cần thiết khác.

+ Hạn chế sử dụng những đồ ăn thức uống không tốt như: đồ ăn cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ hay rượu bia các đồ uống chứa chất kích thích…Chúng đều có thể gây ra táo bón cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe hệ tiêu hóa.

+ Chú ý uống nhiều nước mỗi ngày để ổn định hoạt động tuần hoàn máu, hạn chế ứ đọng máu gây suy giãn tĩnh mạch. Nước còn giúp phân mềm ra và tránh được táo bón.

+ Hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tăng cường vận động thường xuyên, đi bộ, tập thể dục, chơi thể thao…

+ Thói quen đi đại tiện hằng ngày cũng cần phải khoa học: tập thói quen đi đại tiện vào thời điểm cố định trong ngày và nên dùng giấy mềm, giấy ẩm hoặc dùng nước ấm để làm sạch sau khi đi vệ sinh để tránh những tổn thương không đáng có. Hơn nữa tư thế ngồi đại tiện phải đúng sao cho phần đùi và bụng tạo thành 1 góc 45 độ.

 

Cẩn thận với 3 biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Nếu như phát hiện sớm và áp dụng đúng phương pháp trị bệnh thì trĩ không phải là một vấn đề quá quan ngại. Tuy nhiên nếu để bệnh nặng và không được chữa trị đúng cách, căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

+ Xuất huyết ồ ạt, thiếu máu nặng: đây là biến chứng thường gặp ở người bệnh trĩ do hệ thống mạch máu bị suy yếu, máu dễ chảy ra nhất là khi đi ngoài đại tiện.

+ Huyết khối, viêm tắc tĩnh mạch trĩ: biến chứng bệnh trĩ này xảy ra do tình trạng ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ quá lâu dẫn đến sự hình thành các cục máu đông trong lòng mạch.

+ Nghẹt búi trĩ, hoại tử búi trĩ: biến chứng này thường xảy ra ở  giai đoạn nặng khi các búi trĩ sưng to, sa ra ngoài và không thể tự co lên được. Lúc này các mạch máu bị co thắt, bóp nghẹt không thể vận chuyển máu dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng dễ gây viêm nhiễm và hoại tử.

 

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị bệnh trĩ chính là liệu pháp nội khoa chữa trị tại nhà và liệu pháp ngoại khoa phẫu thuật. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng:

 

Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ

Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ

Phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh trĩ

Nếu trĩ ở giai đoạn cuối với mức độ quá nặng mà các phương pháp trị bệnh khác không mang lại hiệu quả thì phẫu thuật sẽ được chỉ định.

Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả cao, giúp người bệnh loại bỏ hoàn toàn được búi trĩ. Tuy nhiên nhược điểm là gây đau đớn trong và sau khi phẫu thuật, người bệnh cần phải có thời gian để phục hồi lại sức khỏe như trước.

Hơn nữa vì phẫu thuật bệnh trĩ chỉ giải quyết được phần ngọn, không trị được nguyên nhân nên bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại. Do đó sau khi phẫu thuật người bệnh cần phải chú ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa hợp lý.

 

Phương pháp điều trị nội khoa bệnh trĩ

Nếu bệnh trĩ ở giai đoạn vừa và nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp điều trị nội khoa mà không cần phải phẫu thuật.

Khi nhắc đến phương pháp điều trị này người bệnh cần chú ý tuân thủ đúng theo chỉ định từ bác sĩ, không được lạm dụng thuốc tây một cách thường xuyên hoặc tự ý thay đổi liều lượng. Bởi vì thuốc tây có rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và nếu sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

 

Phương pháp điều trị nội khoa bệnh trĩ

Phương pháp điều trị nội khoa bệnh trĩ

Các thuốc điều trị bệnh trĩ được chia ra làm 2 loại là thuốc điều trị nguyên nhân và thuốc điều trị triệu chứng:

 

Thuốc điều trị nguyên nhân bệnh trĩ là các thuốc có tác dụng bảo vệ thành mạch, tăng cường sức bền thành mạch để hạn chế tình trạng sa búi trĩ làm giảm phù nề xung huyết các tĩnh mạch vùng hậu môn:

+ Các thuốc này thường có hoạt chất rutin, flavonoid.

+ Một số thuốc thường được sử dụng ở dạng đường uống là: anovate, adenosin, ampecyclal, aescin, diamoril, daflon…

+ Một số thuốc có dạng mỡ hoặc kem để bôi trực tiếp vào búi trĩ như: hemeran, proctolog, pommade midy, procto-glyvenol, preparation-H…

 

Thuốc điều trị triệu chứng bệnh trĩ thường là các thuốc chống viêm giảm đau, chống ngứa  để giúp người bệnh giảm thiểu các biểu hiện khó chịu. Nhóm thuốc thường được sử dụng có thể là nhóm NSAIDS hoặc corticoid.

 

Bên cạnh đó trong quá trình trị trĩ tại nhà, người bệnh nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên vừa hiệu quả mà vừa an toàn lành tính không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như thuốc tây.

 

BoniVein –Sản phẩm thảo dược đột phá từ Mỹ và Canada cho người bệnh trĩ

Nếu như người bệnh đang tìm kiếm một sản phẩm vượt trội với đầy đủ các thành phần thảo dược tác động đến mọi khía cạnh của bệnh trĩ thì BoniVein chính là sự lựa chọn số 1 hiện nay.

 

BoniVein –Sản phẩm thảo dược đột phá từ Mỹ và Canada cho người bệnh trĩ

BoniVein –Sản phẩm thảo dược đột phá từ Mỹ và Canada cho người bệnh trĩ

3 Nhóm thành phần với 9 loại thảo dược quý được nghiên cứu và tuyển chọn kỹ lưỡng từ nhiều nơi trên thế giới đã tạo nên công thức đột phá cho người bệnh trĩ:

+ Nhóm thảo dược tác động trực tiếp đến tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bao gồm: Hạt dẻ ngựa, Diosmin, Hesperidin (chiết xuất từ vỏ cam chanh), Rutin (chiết xuất từ hoa hòe). Những thảo dược này sẽ tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra bệnh trĩ tức là giúp làm bền thành mạch, tăng cường trương lực thành tĩnh mạch giúp tĩnh mạch luôn bền chắc, dẻo dai. Đồng thời còn giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh như đau rát, ngứa, chảy máu, sưng búi trĩ…

+ Nhóm thảo dược giúp chống oxy mạnh bao gồm: Lý chua đen, Hạt nho, Vỏ thông. Đây là những thảo dược có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, gấp 20 lần vitamin E và 50 lần Vitamin C giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch.

+ Nhóm hoạt huyết giúp tăng lưu thông máu: Bạch quả, Butcher's broom.  Những thảo dược này có tác dụng giúp hoạt huyết, tăng tuần hoàn máu từ đó ngăn ngừa hình thành huyết khối búi trĩ và các biến chứng khác của bệnh trĩ.

 

Cơ chế tác dụng của BoniVein

Cơ chế tác dụng của BoniVein

BoniVein – Hiệu quả đã được kiểm chứng trên hàng vạn người bệnh trĩ

Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniVein đã trở thành cứu cánh cho hàng vạn người bệnh trĩ và là một trong những sản phẩm thảo dược được tin dùng hàng đầu.

Dưới đây là một số trường hợp người bệnh tiêu biểu nhất, mọi người có thể tham khảo:

 

Anh Nguyễn Trọng Châu (53 tuổi ở số 43 kp Botpe, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng), điện thoại: 0975.076.637

 

Anh Nguyễn Trọng Châu (53 tuổi ở số 43 kp Botpe, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng), điện thoại: 0975.076.637

“Anh bị trĩ 20 năm, đã từng đi cắt trĩ 2 lần vì trĩ độ 4 sa ra quá to. Đến năm 2018 này, bệnh trĩ lại tái phát, búi trĩ sa to, cứ đi cầu lại ra máu, bác sĩ khuyên anh nên đi cắt lần nữa tuy nhiên vì số tiền tốn kém nên anh vẫn đang chần chừ. May mắn thay, tình cờ lại biết tới BoniVein, anh dùng được 3 tháng và búi trĩ co được tầm 80% rồi, chỉ còn một mẩu bằng hạt đậu không đáng kể, hết cả đau rát chảy máu. Anh rất mừng vì không phải đi cắt trĩ nữa”.

 

Anh Đặng Đình Tấn, 42 tuổi ở khu phố 1, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận, điện thoại: 0964.008.962

 

Anh Đặng Đình Tấn, 42 tuổi ở khu phố 1, thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận, điện thoại: 0964.008.962

“Sử dụng BoniVein được 1 tháng anh thấy hiệu quả rất rõ ràng: những triệu chứng trước kia như đau, rát, ngứa, chảy máu, chảy dịch … đều giảm, tuy vẫn còn nhưng đã dễ chịu hơn trước rất nhiều. Sau khi dùng tròn 10 lọ, triệu chứng của trĩ đã hết hẳn, mà thực ra mỗi ngày nó giảm một ít mình không hay, tới lúc để ý thì đã hết lúc nào rồi, sung sướng quá. Sau 3 tháng, búi trĩ của anh đã biến mất dạng rồi, không còn nhìn thấy đâu cả”. 

 

Chú Hồ Đức Thịnh, 59 tuổi ở số 26 ngõ 26, phố Đỗ Quang, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0916.930.880

 

Chú Hồ Đức Thịnh, 59 tuổi ở số 26 ngõ 26, phố Đỗ Quang, Cầu Giấy, Hà Nội, điện thoại: 0916.930.880

“Dùng BoniVein đều đặn mỗi ngày dần dần triệu chứng đau rát, chảy máu khi đi vệ sinh bớt dần rồi hết hẳn, chú nhớ không nhầm là mất khoảng một tháng thôi. Mừng nhất là búi trĩ đã mềm hơn, không cọ vào quần gây khó chịu nữa bởi chỉ khi đi vệ sinh nó mới thòi ra thôi, chứ bình thường thì không thấy đâu nữa. Và tới 3 tháng dùng BoniVein thì chú mới không thấy búi trĩ xuất hiện nữa. Từ đó chú giảm liều BoniVein xuống còn 2 viên mỗi ngày để phòng ngừa tái phát. Cuộc sống không bệnh trĩ sướng lắm cháu à !”

 

BoniVein - Sản phẩm được phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania

Địa chỉ: 169 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn miễn phí: 18001044

 

Hy vọng qua bài viết “6 Nguyên nhân gây bệnh trĩ và 3 dấu hiệu nhận biết sớm bệnh” này, độc giả sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan,  bạn có thể gọi đến tổng đài miễn phí cước 18001044 để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Đặt hàng online

BoniVein+ 30V

250.000đ

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0243.734.2904 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc