Giấc ngủ rất quan trọng với mỗi người, việc ngủ đủ giấc sau một ngày làm việc mệt nhọc sẽ giúp bạn có đủ năng lượng cho ngày làm việc tiếp theo. Tuy nhiên vẫn có nhiều quan niệm sai lầm về giấc ngủ, mời bạn đọc tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về 10 quan điểm sai lầm về giấc ngủ làm ảnh hưởng tới sức khỏe nhé.
Người trưởng thành chỉ cần ngủ 5 tiếng
Các nhà nghiên cứu cho rằng người trưởng thành không cần ngủ nhiều là quan niệm sai lầm về giấc ngủ gây ảnh hưởng lớn nhất tới sức khoẻ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) khuyến nghị người trưởng thành nên ngủ từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Tuy nhu cầu giấc ngủ của mỗi người là khác nhau nhưng nhu cầu này thường không chênh lệch quá lớn so với số giờ trên.
Tình trạng thường xuyên ngủ ít hơn số giờ khuyến cáo gây ra nhiều tác hại khác nhau tới sức khỏe. Đối với hệ tim mạch, nguy cơ tăng huyết áp và đau tim sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ bị giảm chức năng nhận thức và tăng nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì cũng tăng lên.
Giờ ngủ không ảnh hưởng tới sức khỏe
Giờ giấc ngủ nghỉ và hoạt động của cơ thể có xu hướng trùng với giờ mọc lặn của mặt trời nên buổi tối thường dành cho việc ngủ. Tuy nhiên khi phải làm ca đêm hay phải thức đêm chăm con, bạn có thể mất giấc ngủ ban đêm và chủ quan nghĩ rằng mình có thể ngủ bù vào ban ngày. Việc này lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn rất nhiều.
Việc đôi khi thức khuya không gây ảnh hưởng quá lớn nhưng thay đổi thói quen ngủ nghỉ trong một khoảng thời gian dài không hề lành mạnh. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những ai làm việc vào ca đêm thường bị rối loạn nhịp sinh học và giảm sút giấc ngủ chất lượng. Họ cũng có nguy cơ mắc những vấn đề sức khỏe như trầm cảm và tiểu đường cao hơn.
Xem tivi giúp ngủ ngon hơn
Nhiều người xem tivi như một thói quen để thư giãn và ngủ ngon hơn, tuy nhiên thói quen này thật ra đang phá hoại giấc ngủ của bạn. Không chỉ tivi mà điện thoại di động, máy tính bảng và tất cả các loại thiết bị điện tử đều không phải cách giải trí lành mạnh trước khi ngủ.
Ánh sáng xanh từ màn hình các thiết bị điện tử ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và kéo theo nhiều vấn đề như béo phì và giảm chất lượng làm việc vào ngày hôm sau. Vậy nên, bạn hãy bỏ những thiết bị trên ra khỏi phòng ngủ để có môi trường ngủ tốt nhất cho sức khỏe.
Nhắm mắt trên giường cũng là ngủ
Đôi khi bạn có thể trằn trọc nằm trên giường không ngủ được nhưng lại nghĩ rằng việc nhắm mắt nằm trên giường cũng có tác dụng gần như giấc ngủ. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu đánh giá đây là một quan niệm sai lầm về giấc ngủ và cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Bạn có thể cảm thấy mình được nghỉ ngơi khi nằm nhắm mắt trên giường nhưng thật ra cơ thể vẫn còn phải hoạt động.
Tất cả mọi thứ từ não, tim đến phổi của bạn hoạt động khác nhau khi ngủ so với khi thức. Nếu bạn chỉ nằm nhắm mắt mà không ngủ, những bộ phận bên trong cơ thể vẫn làm việc như khi bạn thức. Vậy nên, trạng thái chỉ nhắm mắt nằm trên giường không giúp bạn nghỉ ngơi thật sự như khi thực sự ngủ.
Uống rượu sẽ giúp cải thiện giấc ngủ
Các loại rượu không hề giúp bạn ngủ ngon hơn mà ngược lại còn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau. Quan niệm uống rượu để dễ ngủ không chỉ là sai lầm mà thậm chí còn rất nguy hiểm. Rượu có thể gây ngưng thở khi ngủ hoặc làm chứng này tồi tệ hơn.
Caffeine không ảnh hưởng đến giấc ngủ
Không ai có thể miễn dịch với tác dụng của caffeine. Đây là chất kích thích giúp cơ thể tỉnh táo, minh mẫn tới 12 giờ sau khi uống. Vì vậy, bạn nên tránh xa những loại đồ uống chứa caffeine nếu muốn ngủ ngon.
Dễ ngủ là một dấu hiệu tốt
Một người có giấc ngủ lành mạnh thực sự phải mất một vài phút để đi vào giấc ngủ nên nếu bạn có thể ngủ ngay lập tức mọi lúc mọi nơi thì có thể bạn đang thiếu ngủ. Quan niệm rằng dễ ngủ là tốt không những sai lầm mà còn có thể gây nguy hiểm vì quan niệm này sẽ khiến bạn dễ chủ quan và nghĩ rằng mình không gặp vấn đề về sức khỏe. Thật ra, bạn hãy điều chỉnh lại giờ giấc ngủ của mình nếu thấy mình đi vào giấc ngủ quá nhanh.
Bộ não và cơ thể có thể ngủ ít
Công việc, bạn bè và gia đình dễ khiến bạn không có được một giấc ngủ trọn vẹn mỗi đêm. Khi này, bạn có thể an ủi bản thân rằng bạn chỉ cần cố gắng uống cà phê và chịu đựng cơn buồn ngủ thì sẽ thích nghi được với việc ngủ ít này. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm về giấc ngủ.
Khoa học đã chứng minh rằng, việc thường xuyên ngủ ít hơn 5 – 6 giờ một ngày không giúp bạn thích nghi mà chỉ khiến cơ thể dễ gặp vấn đề hơn. Bạn cần điều chỉnh lại lịch sinh hoạt của mình để không bị mất giấc ngủ.
Ngáy to khi ngủ không nguy hiểm
Ngáy to là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ, một bệnh có thể ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giấc ngủ. Nếu bạn bị ngáy to mãn tính, hãy quan sát các dấu hiệu đi kèm để kịp thời chữa bệnh. Chứng ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ nên nếu bạn ngáy to kèm theo các triệu chứng như bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào ban ngày thì bạn hãy đi khám ngay.
Người già cần ngủ ít hơn người trẻ
Ở người già, chất lượng giấc ngủ giảm, họ phải trải qua sự thay đổi trong giấc ngủ như thường xuyên tỉnh giấc, giảm thời gian ngủ không cử động mắt nhanh và tăng giấc ngủ ngắn.
Ngoài ra, những người có tình trạng sức khỏe khác như thừa cân hoặc béo phì, huyết áp cao hoặc hút thuốc sẽ có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn. Bạn hãy bỏ những thói quen xấu này để có giấc ngủ chất lượng hơn.
Nếu không thay đổi những quan niệm sai lầm về giấc ngủ, về lâu dài bạn dễ gặp các vấn đề nguy hiểm như trầm cảm, suy giảm chức năng nhận thức, tiểu đường…Việc xây dựng một giấc ngủ khoa học là điều rất quan trọng giúp bạn luôn duy trì một sức khỏe tốt.
Trên đây là 10 quan niệm sai lầm về giấc ngủ mà bạn nên biết. Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.
BoniSleep - Tạm biệt căng thẳng thần kinh, lo âu, stress và mất ngủ
Xã hội ngày càng hiện đại, áp lực trong cuộc sống ngày càng nhiều. Không chỉ có áp lực trong công việc kiếm tiền mà còn vô vàn áp lực trong đời sống hôn nhân gia đình. Những áp lực vô hình này có thể đè nén lên bất kỳ ai và dẫn tới một hệ quả tất yếu là tình trạng căng thẳng thần kinh, lo âu, stress, đặc biệt là tình trạng mất ngủ.
Mất ngủ kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe như thế nào thì không cần phải trải qua mà hầu như bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể thấu hiểu được. Không chỉ có não bộ và hệ thần kinh, rất nhiều cơ quan bộ phận khác cũng chịu ảnh hưởng lớn của tình trạng mất ngủ: từ gan thận, hệ tiêu hóa đến hệ tim mạch.
Vậy giải pháp nào hiện nay có thể vừa giúp giải tỏa căng thẳng stress vừa giúp an thần mang lại giấc ngủ ngon ?
Nghiên cứu của nhà khoa học Soken tại Nhật năm 2006 cho thấy lactium, một hoạt chất được tinh chế từ sữa có tác dụng cải thiện 66% giấc ngủ. Lactium tác động lên các thụ thể GABA -A của não bộ, nuôi dưỡng hệ thần kinh, làm dịu những căng thẳng, lo âu, mang đến một giấc ngủ sinh lý, tự nhiên, tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng.
BoniSleep là sản phẩm hàng đầu hiện nay dành cho người bị căng thẳng thần kinh, lo âu, stress và mất ngủ. Không chỉ có thành phần chủ đạo là Lactium, BoniSleep còn có hàng loạt các thảo dược quý như cây nữ lang, hoa cúc, lạc tiên, hoa bia… cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu như: 5-Hydroxytryptophan , L- Theanine, GABA… Tất cả các thành phần này kết hợp hài hòa với nhau mang lại hiệu quả giúp thư giãn tế bào thần kinh, tái tạo sức sống não bộ, giúp điều trị rối loạn giấc ngủ, giúp giảm stress, giảm lo âu, căng thẳng thần kinh tạo giấc ngủ sâu và êm ái.
XEM THÊM: